Sách Chuyển Pháp Luân nguyên tác bằng tiếng Trung đã được dịch ra hơn 40 ngôn ngữ. Đây là cuốn thiên cổ kỳ thư được ngợi ca như “chiếc thang dẫn lên trời”, thay đổi thế giới quan của hơn 100 triệu người trên thế giới.
Hôm nay chúng ta sẽ học 10 từ vựng sau đây trong Bài giảng thứ ba: chiểu theo, truyền bá, đại sư, vào cửa, trước sau, điều chỉnh, lệch một chút, dần dần, đọc sách, cấm chỉ.
3 phần trước:
- Học tiếng Trung: Mỗi ngày 10 từ vựng có trong sách Chuyển Pháp Luân – P230
- Học tiếng Trung: Mỗi ngày 10 từ vựng có trong sách Chuyển Pháp Luân – P231
- Học tiếng Trung: Mỗi ngày 10 từ vựng có trong sách Chuyển Pháp Luân – P232
Xem nhanh
1. 切磋 – qiēcuō – thiết tha (đối chiếu, chiểu theo)
a. 切 – qiē – thiết
Cách viết:

Bộ thành phần:
七 THẤT (số bảy)
刀 ĐAO (dao)
Nghĩa:
- Cắt, bổ, thái. Như: “thiết đoạn” 切斷 cắt đứt, “thiết thủy quả” 切水果 bổ trái cây.
- Khắc. Như: “như thiết như tha” 如切如磋 như khắc như mài (ý nói học phải nghiền ngấu như thợ làm sừng đã khắc lại mài cho bóng).
- Nghiến, cắn chặt. Như: “giảo nha thiết xỉ” 咬牙切齒 cắn răng nghiến lợi.
- Xiên. Như: “phong thiết” 風切 gió như xiên.
- Quyết, nhất định, chắc chắn. Như: “thiết kị” 切忌 phải kiêng nhất.
- Cần kíp, cấp bách, cấp xúc. Như: “tình thiết” 情切 thực tình cấp bách lắm.
- Thân gần, gần gũi. Như: “thân thiết” 親切.
b. 磋 – cuō – tha
Cách viết:

Bộ thành phần:
石 THẠCH (đá)
差 SOA (xem lại ở đây)
Nghĩa:
- Mài, chà xát, làm cho nhẵn bóng.
- Bàn bạc kĩ lưỡng, thương lượng. Như: “tha thương” 磋商 thương thảo, thương lượng.
2. 傳播 – chuánbò – truyền bá
a. 傳 – chuán – truyền
Xem lại ở đây.
b. 播 – bò – bá
Cách viết:

Bộ thành phần:
扌 THỦ (tay)
番 PHIÊN (xem lại ở đây)
Nghĩa:
- Gieo, vãi. Như: “bá chủng” 播種 gieo hạt giống.
- Ban bố, tuyên dương.
- Truyền rộng ra. Như: “bá âm” 播音 truyền thanh, “bá cáo” 播告 bảo cho khắp mọi người đều biết.
- Chia ra, phân khai, phân tán.
- Dời đi, đi trốn. Như: “bá thiên” 播遷 dời đi ở chỗ khác.
- Dao động. Như: “bả đãng” 播盪 lay động.
3. 大師 – dàshī – đại sư
a. 大 – dà – đại
Xem lại ở đây.
b. 師 – shī – sư
Cách viết:

Bộ thành phần:
巾 CÂN (cái khăn)
Nghĩa:
- Đô ấp, đô thành (chỗ to rộng, đông người). Như: “kinh sư” 京師 chỗ đô hội trong nước.
- Quân đội. Như: “xuất sư” 出師 xuất quân.
- Thầy, thầy giáo. Như: “giáo sư” 教師 thầy dạy, “đạo sư” 導師 bậc thầy hướng dẫn theo đường chính.
- Gương mẫu. Như: “vạn thế sư biểu” 萬世師表 tấm gương muôn đời.
- Bắt chước, noi theo. Như: “hỗ tương sư pháp” 互相師法 bắt chước lẫn nhau.
4. 進門 – jìnmén – tiến môn (vào cửa)
a. 進 – jìn – tiến
Xem lại ở đây.
b. 門 – mén – môn
Xem lại ở đây.
5. 先後 – xiānhòu – tiên hậu (trước sau, nối tiếp)
a. 先 – xiān- tiên
Xem lại ở đây.
b. 後 – hòu – hậu
Xem lại ở đây.
6. 調整 – tiáozhěng – điều chỉnh
a. 調 – tiáo – điều
Xem lại ở đây.
b. 整 – zhěng – chỉnh
Xem lại ở đây.
7. 差一點 – chà yīdiǎn – sai nhất điểm (kém, lệch một chút)
a. 差 – chà – sai
Xem lại ở đây.
b. 一 – yī – nhất
Xem lại ở đây.
c. 點 – diǎn – điểm
Xem lại ở đây.
8. 逐漸 – zhújiàn – trục tiệm (dần dần)
a. 逐 – zhú – trục
Xem lại ở đây.
b. 漸 – jiàn – tiệm
Xem lại ở đây.
9. 讀書 – dúshū – độc thư (đọc sách)
a. 讀 – dú – độc
Cách viết:

Bộ thành phần:
言 NGÔN (lời nói)
賣 MẠI (bán) = 士 SĨ (học trò, kẻ sĩ) + 買 MÃI (mua)
買 MÃI = 貝 BỐI (vật báu, quý giá) + 罒 VÕNG (cái lưới)
Nghĩa:
- Đọc, đọc cho ra tiếng từng câu từng chữ. Như: “tụng độc” 誦讀 tụng đọc, “lãng độc” 朗讀 ngâm đọc (thơ văn).
- Xem.
- Học, nghiên cứu. Như: “tha độc hoàn liễu đại học” 他讀完了大學 anh ấy đã học xong bậc đại học.
b. 書 – shū – thư
Xem lại ở đây.
10. 禁止 – jìnzhǐ – cấm chỉ
a. 禁 – jìn – cấm
Cách viết:

Bộ thành phần:
林 LÂM (rừng) = 木 MỘC (cây) x 2
示 KÌ (thần đất)
Nghĩa:
- Ngăn, chận, không cho phép. Như: “cấm đổ” 禁賭 cấm cờ bạc.
- Giam cấm, giam giữ. Như: “câu cấm” 拘禁 bắt giam, “tù cấm” 囚禁 giam tù.
- Chỗ vua ở. Như: “cung cấm” 宮禁 cung vua.
- Điều kiêng kị. Như: “nhập quốc vấn cấm” 入國問禁 đến nơi nào đó phải hỏi cho biết những điều kị húy.
- Hành vi mà pháp luật hoặc tập tục không cho phép. Như: “tửu cấm” 酒禁 sự cấm rượu.
- Nhịn, nín, cầm. Như: “ngã bất câm tiếu liễu khởi lai” 我不禁笑了起來 tôi không nín cười được.
b. 止 – zhǐ – chỉ
Xem lại ở đây.
Bài tiếp theo: Học tiếng Trung: Mỗi ngày 10 từ vựng có trong sách Chuyển Pháp Luân – P234