Sách Chuyển Pháp Luân nguyên tác bằng tiếng Trung đã được dịch ra hơn 40 ngôn ngữ. Đây là cuốn thiên cổ kỳ thư được ngợi ca như “chiếc thang dẫn lên trời”, thay đổi thế giới quan của hơn 100 triệu người trên thế giới.

Hôm nay chúng ta sẽ học 10 từ vựng sau đây có trong Bài giảng thứ nhất: lý giải, như thế, cổ ngữ, Ấn Độ, lược bớt, phiên dịch, màu sắc, công nhận, vạn loại.

3 phần trước:

1. 理解 – lǐjiě – lý giải

a. 理 – lǐ – lý

Xem lại ở đây.

b. 解 – jiě – giải

Xem lại ở đây.

2. 既然 – jìrán – kí nhiên (như vậy, như thế)

a. 既 – jì – kí

Cách viết:

Học từ vựng tiếng Trung có trong sách Chuyển Pháp Luân - chữ kí; học tiếng trung; học tiếng trung; từ vựng tiếng trung; học tiếng trung cơ bản

Bộ thành phần:

 艮 CẤN (quẻ Cấn trong Kinh Dịch, dừng, bền cứng)

旡 KÍ, VÔ (nấc, bị nấc/ chữ vô 無 ngày xưa, nghĩa là không, như vô cữu 旡咎 không có lỗi gì)

Nghĩa:

  • Đã, rồi.
  • Hết, xong, toàn bộ. Như: “ngôn vị kí” 言未旣 nói chưa xong.
  • Không lâu, chốc lát.
  • Rồi, thì. Thường dùng kèm theo “tắc” 則, “tựu” 就.
  • Đã … còn, vừa … vừa … Thường dùng chung với “thả” 且, “hựu” 又, “dã” 也. Như: “kí túy thả bão” 既醉且飽 đã no lại say.

b. 然 – rán – nhiên

Xem lại ở đây.

3. 梵語 – fànyǔ – Phạn ngữ (tiếng Phạn)

a. 梵 – fàn – Phạn

Cách viết:

Học từ vựng tiếng Trung có trong sách Chuyển Pháp Luân - chữ phạn; học tiếng trung; học tiếng trung; từ vựng tiếng trung; học tiếng trung cơ bản

Bộ thành phần:

 林 LÂM (rừng) = 木 MỘC (cây) x 2;

凡 PHÀM, HOÀN = 几 KỶ (ghế dựa) + 丶 CHỦ (nét chấm)

Nghĩa:

  • Phạn ngữ nói tắt là “phạn” 梵.
  • Có liên quan tới Ấn Độ cổ. Như: “phạn ngữ” 梵語 ngôn ngữ Ấn Độ cổ.

b. 語 – yǔ – ngữ

Xem lại ở đây.

4. 古語 – gǔyǔ – cổ ngữ

a. 古 – gǔ – cổ

Xem lại ở đây.

b. 語 – yǔ – ngữ

Xem lại ở đây.

5. 印度 – yìndù – Ấn Độ

a. 印 – yìn – Ấn

Xem lại ở đây.

b. 度 – dù – Độ

Xem lại ở đây.

6. 省略 – shěnglüè – tỉnh lược (lược bớt)

a. 省 – shěng – tỉnh

Cách viết:

Học từ vựng tiếng Trung có trong sách Chuyển Pháp Luân - chữ tỉnh; học tiếng trung; học tiếng trung; từ vựng tiếng trung; học tiếng trung cơ bản

Bộ thành phần:

 少 THIỂU, THIẾU (xem lại ở đây)

目 MỤC (mắt)

Nghĩa:

  • Xem xét, kiểm điểm.
  • Hiểu, lĩnh ngộ.
  • Dè sẻn, tiết kiệm. Như: “tỉnh kiệm” 省儉 tằn tiện.
  • Giảm bớt. Như: “tỉnh sự” 省事 giảm bớt sự phiền toái.
  • Tỉnh, đơn vị khu vực hành chánh trong nước, ở trên huyện. Như: “Quảng Đông tỉnh” 廣東省 tỉnh Quảng Đông.

b. 略 – lüè – lược

Xem lại ở đây.

7. 翻譯 – fānyì – phiên dịch

a. 翻 – fān – phiên

Cách viết:

Học từ vựng tiếng Trung có trong sách Chuyển Pháp Luân - chữ phiên; học tiếng trung; học tiếng trung; từ vựng tiếng trung; học tiếng trung cơ bản

Bộ thành phần:

番 PHIÊN (phiên, lượt, lần / ngoại quốc, ngoại tộc) = 釆 BIỆN (phân biệt) + 田 ĐIỀN (ruộng)

羽 VŨ (lông vũ)

Nghĩa:

  • Lật, trở mình, đổ. Như: “phiên thân” 翻身 trở mình, “xa phiên liễu” 車翻了 xe đổ.
  • Giở, lật qua. Như: “phiên thư” 翻書 giở sách, “phiên báo chỉ” 翻報紙 lật báo.
  • Lật lại. Như: “phiên cung” 翻供 lật lời cung lại, “phiên án” 翻案 lật án.
  • Vượt qua. Như: “phiên san việt lĩnh” 翻山越嶺 trèo đèo vượt núi.
  • Phiên dịch. Như: “bả anh văn phiên thành trung văn” 把英文翻成中文 dịch tiếng Anh sang tiếng Hoa.
  • Bay liệng. Như: “chúng điểu phiên phi” 眾鳥翻飛 chim bay lượn, “phiên phiên” 翻翻 bay vùn vụt.

b. 譯 – yì – dịch

Cách viết:

Học từ vựng tiếng Trung có trong sách Chuyển Pháp Luân - chữ dịch; học tiếng trung; học tiếng trung; từ vựng tiếng trung; học tiếng trung cơ bản

Bộ thành phần:

言 NGÔN (lời nói)

睪 DỊCH (rình, dòm) = 目 MỤC (mắt) + HẠNH (xem lại ở đây)

Nghĩa:

  • Phiên dịch. Như: “tự động phiên dịch cơ” 自動翻譯機 máy phiên dịch tự động.
  • Giải thích, diễn giải nghĩa kinh sách. Như: “tuyên dịch giới luật” 宣譯戒律 diễn giải giới luật.

8. 色彩 – sècǎi – sắc thái (màu sắc)

a. 色 – sè – sắc

Cách viết:

Học từ vựng tiếng Trung có trong sách Chuyển Pháp Luân - chữ sắc; học tiếng trung; học tiếng trung; từ vựng tiếng trung; học tiếng trung cơ bản

Bộ thành phần:

刀 ĐAO (dao)

巴 BA (Mong chờ, kì vọng. Như: “triêu ba dạ vọng” 朝巴夜望 ngày đêm mong chờ) = 己  KỈ (bản thân mình) + …

Nghĩa:

  • Màu. Như: “ngũ sắc” 五色 năm màu (xanh, vàng, đỏ, trắng, đen), “hoa sắc tiên diễm” 花色鮮豔 màu hoa tươi đẹp.
  • Vẻ mặt. Như: “hòa nhan duyệt sắc” 和顏悅色 vẻ mặt vui hòa, “diện bất cải sắc” 面不改色 vẻ mặt không đổi.
  • Vẻ đẹp của phụ nữ, đàn bà đẹp.
  • Cảnh tượng. Như: “mộ sắc” 暮色 cảnh chiều tối.
  • Chủng loại, dạng thức. Như: “hóa sắc tề toàn” 貨色齊全 đủ thứ mặt hàng.
  • Phẩm chất (thường nói về vàng, bạc). Như: “thành sắc” 成色 (vàng, bạc) có phẩm chất, “túc sắc” 足色 (vàng, bạc) đầy đủ phẩm chất, hoàn mĩ.
  • Tính dục, tình dục. Như: “sắc tình” 色情.

b. 彩 – cǎi – thải, thái

Cách viết:

Học từ vựng tiếng Trung có trong sách Chuyển Pháp Luân - chữ thái, thải; học tiếng trung; học tiếng trung; từ vựng tiếng trung; học tiếng trung cơ bản

Bộ thành phần:

采 THẢI, THÁI (màu mỡ, đẹp đẽ) = 爫 (móng vuốt) + 木 MỘC (cây)

 彡 SAM (lông, tóc dài)

Nghĩa:

  • Văn chương. Như: “từ thải” 詞彩 văn chương.
  • Màu sắc. Như: “ngũ thải” 五彩 năm màu.
  • Ánh sáng rực rỡ.
  • Lời khen, tiếng hoan hô. Như: “hát thải” 喝彩 hoan hô.
  • Vết thương. Như: “quải thải” 掛彩 bị thương.
  • Giải thưởng, tiền được cuộc. Như: “đắc thải” 得彩 được giải, trúng số.
  • Sặc sỡ, nhiều màu sắc. Như: “thải y” 彩衣 quần áo sặc sỡ, “thải điệp” 彩蝶 bướm sặc sỡ, “thải hà” 彩霞 mây ngũ sắc.

9. 公認 – gōngrèn – công nhận

a. 公 – gōng – công

Cách viết:

Học từ vựng tiếng Trung có trong sách Chuyển Pháp Luân - chữ công; học tiếng trung; học tiếng trung; từ vựng tiếng trung; học tiếng trung cơ bản

Bộ thành phần:

八 BÁT (tám)

 厶 KHƯ (riêng tư)

Nghĩa:

  • Chung, chung cho mọi người. Như: “công vật” 公物 vật của chung.
  • Thuộc nhà nước, quốc gia. Như: “công sở” 公所 cơ quan nhà nước, “công sản” 公產 tài sản quốc gia.
  • Không nghiêng về bên nào. Như: “công bình” 公平 công bằng, “công chính” 公正 công bằng và chính trực.
  • Đực, trống. Như: “công kê” 公雞 gà trống, “công dương” 公羊 cừu đực.
  • Không che giấu. Như: “công nhiên” 公然 ngang nhiên, tự nhiên, “công khai tín” 公開信 thư ngỏ.

b. 認 – rèn – nhận

Xem lại ở đây.

10. 萬種 – wàn zhǒng – vạn chủng (vạn loại)

a. 萬 – wàn – vạn

Xem lại ở đây.

b. 種 – zhǒng – chủng

Xem lại ở đây.

Bài tiếp theo: Học tiếng Trung: Mỗi ngày 10 từ vựng có trong sách Chuyển Pháp Luân – P74