Tức giận không chỉ nguy cơ phá vỡ các mối quan hệ, làm xấu đi hình ảnh của bản thân, mà còn gây hại sức khỏe nghiêm trọng.

Y học cổ truyền Trung Quốc đúc kết: Mọi bệnh tật đều xuất phát từ tâm mà ra. Sự nóng giận, trên thực tế, có tác động lớn, gây hại đến các cơ quan nội tạng của một người. Thế nên, người ta so sánh việc tức giận tương đương với việc tự tổn thương bản thân.

Những tác hại của cơn tức giận đối với cơ thể

1. Gây hại cho tim

Tức giận gây hại cho tim
Thường xuyên tức giận sẽ gây hại đến sức khỏa tim mạch của bạn.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong vòng hai giờ đồng hồ từ khi cơn tức giận bùng phát, nguy cơ đau tim có thể tăng gấp hai lần. Khi tức giận, lượng máu đổ về tim sẽ chuyển nhiều lên phần não và mặt; gây hiện tượng đỏ mặt, nóng đầu, bốc hỏa.

Trong khi đó, lượng máu đổ về tim giảm đi, gây ra hiện tượng tim không co bóp nhịp nhàng, ảnh hưởng lớn đến cơ thể.

2. Gây tổn thương cho gan

Khi ta nóng giận, tự khắc cơ thể sẽ sản sinh ra chất “catecholamine”, cùng với ảnh hưởng từ hệ thần kinh trung ương; khi đó, lượng đường huyết trong cơ thể sẽ tăng lên rất cao; từ đó axit béo, độc tố gây hại cho gan và huyết dịch cũng không ngừng được tăng lên.

3. Khiến não nhanh lão hóa

Khiến não nhanh lão hóa
Tức giận sẽ khiến não bộ nhanh “già”

Khi tức giận, não sẽ phải chịu rất nhiều áp lực từ lượng huyết dịch ngày càng đổ rất nhiều về đây; điều này khiến cho lượng huyết dịch trong não tỉ lệ nghịch với lượng oxy cần thiết, gây hại cho não.

4. Tổn thương dạ dày

Khi tức giận, tim sẽ tác động cùng với huyết quản, khiến cho lượng máu trong dạ dày và đường ruột giảm mạnh; từ đó làm mất cảm giác ngon miệng và thậm chí còn là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày.

5. Tức giận gây tổn thương phổi

Khi tức giận, cơ thể sẽ thở nhanh và gấp hơn bình thường; khiến phổi phải hoán đổi khí trong một tần suất quá cao. Lúc này, bao phổi không ngừng khuếch trương, thời gian thu co giảm xuống liên tục; do đó, phổi sẽ không có thời gian điều hòa, nghỉ ngơi mà phải làm việc liên tục. Đây là một nguyên nhân quan trọng gây ra những tổn thương cho phổi.

6. Hệ thống miễn dịch bị tổn thương

Khi nóng giận cơ thể cũng sẽ tiết ra chất cortisol; nếu không kiềm chế được cơn tức giận, cơ thể sẽ liên tục tạo ra chất này và tích tụ trong một thời gian dài; gây ra vết thương cho hệ thống miễn dịch của bạn. Khi đó sức đề kháng đối với các loại bệnh tật sẽ giảm đi, cơ thể sẽ yếu hơn; dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng và thậm chí cả ung thư.

Làm sao để chế ngự cơn tức giận

Tức giận thực ra là tự hại chính bản thân mình; nhưng vấn đề là những cơn nóng giận thường kéo đến rất bất ngờ. Tuy nhiên, chúng ta có thể chế ngự cơn nóng giận của mình bằng cách:

Sống cởi mở, bao dung: Những người có lòng dạ hẹp hòi, hay quan tâm đến việc người khác; thì sẽ dễ nổi nóng vì những chuyện nhỏ nhặt. Vì thế, họ dễ làm tổn thương không chỉ bản thân, mà cả những người xung quanh. Thế nên, khi học cách sống cởi mở lòng mình; nhìn nhận mọi việc với tâm thế rộng mở, mỗi người cũng sẽ không dễ nổi nóng nữa.

Đọc sách: Một cuốn sách hay và hữu ích có thể giúp ta thoát khỏi những cảm xúc bi quan; cũng nhờ vậy khiến tâm trở nên trầm tĩnh và lạc quan hơn.

Làm sao để chế ngự cơn tức giận
Thiền định làm tăng sức hòa hợp, thân thiện với người khác; biết kính nể người và tự chế mình; tăng sự tự tin, khả năng chịu đựng trong tình huống xấu; giúp tâm luôn tĩnh tại an nhiên, (ảnh minh họa: internet).

Thiền định: Theo các nghiên cứu gần đây đều khẳng định, thiền định mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời cho con người. Thiền định giúp người ta bớt nóng nảy, hung hăng; giảm bệnh về tinh thần và ham muốn khống chế, cấm đoán, ngăn cản người khác, giảm tính bất định.

Tức giận là hành vi “kém khôn ngoan”; thế nên người xưa có câu “Cả giận mất khôn” là như vậy. Mỗi người cần phải tự mình điều chỉnh cảm xúc của bản thân; bởi làm chủ được cảm xúc của mình thì mới thực sự là sự trưởng thành trong đời sống.