Chúng ta thường thấy những người luôn vui vẻ, lạc quan, sống tích cực thường có tuổi thọ khá cao; bởi họ luôn biết tiết chế cảm xúc, đặc biệt là ít khi tức giận. Bởi khi con người nóng giận thường xuyên, sẽ khiến cơ thể bị tổn thương và sinh ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm. Đặc biệt, nếu là phụ nữ!

Trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi khó tránh được những chuyện không như ý; và đó cũng chính là nguyên nhân khiến chúng ta mất bình tĩnh và dễ nổi giận. Đây là trạng thái cảm xúc bình thường khi bị kích động; nhưng nếu diễn ra thường xuyên hay giữ sự bực tức trong thời gian dài, sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

Đặc biệt là với phụ nữ, vốn có thể trạng yếu hơn so với nam giới; điều này khiến phụ nữ dễ gặp phải nhiều nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe nếu thường xuyên tức giận. Vậy nên, phụ nữ nhớ điều hòa cảm xúc, tránh nóng giận càng ít càng tốt. Nếu không sẽ có nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm sau:

Nóng giận dễ gây ra cơn đột quỵ não

Khi tức giận sẽ khiến cho một lượng lớn máu dồn lên não, làm tăng áp lực lên mạch máu não, dẫn đến xuất huyết não và nguy hiểm hơn là sẽ gây ra hiện tượng đột quỵ não.

Khiến làn da lão hóa nhanh chóng

Chăm sóc da là một trong những việc quan trọng để có làn da luôn khỏe mạnh và mịn màng.
Đừng cáu giận, nếu không muốn nhanh già phụ nữ nhé! (ảnh: Pexels)

Thường xuyên tức giận khiến khuôn mặt hốc hác, mắt sưng và xuất hiện nhiều nếp nhăn. Khi tức giận, khiến cho máu dồn lên não với số lượng lớn, làm cho oxy trong máu giảm; độc tố tăng cao dẫn đến xuất hiện nhiều vết thâm nám trên da.

Làm tổn thương gan và phổi

Tức giận khiến cơ thể tiết ra catecholamine – chất này có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, làm tăng lượng đường trong máu; tăng cường phân hủy axit béo, tăng độc tố trong máu và tế bào gan khiến gan bị tổn thương. Bên cạnh đó, cơn tức giận còn làm tổn thương phổi và gây ra các triệu chứng như tức ngực, khó thở, thở kém, tâm trạng kém.

Thường xuyên nóng giận gây viêm loét dạ dày

Cơn tức giận sẽ gây hưng phấn thần kinh giao cảm, tác động trực tiếp lên tim và mạch máu; làm giảm lưu lượng máu trong đường tiêu hóa; làm chậm nhu động ruột, gây hiện tượng kém ăn. Nặng hơn sẽ gây ra viêm loét dạ dày.

Giận dữ khiến cơ tim bị thiếu oxy

Tức giận khiến lượng máulớn dồn lên, não gây tình trạng thiếu oxy lên não dễ gây hiện tượng đột quỵ
Tác hại của việc thường xuyên nóng giận có thể gây tình trạng đột tử (ảnh: Pexels)

Lúc con người nóng giận khiến một lượng máu lớn dồn lên não và mặt; sẽ làm giảm lượng máu cung cấp cho tim và gây ra tình trạng thiếu oxy cơ tim. Khiến rối loạn nhịp tim, thiếu oxy lên não, khó thở, thậm chí gây đột tử.

Làm suy giảm hệ thống miễn dịch

Khi tức giận, cơ thể sẽ sản sinh ra một loại corticosteroid được chuyển hóa từ cholesterol, kh chất này tích tụ trong cơ thể quá nhiều, nó sẽ cản trở hoạt động của các tế bào miễn dịch và làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

Dễ bị tăng sản tuyến vú

Phụ nữ thường xuyên tức giận, căng thẳng, kích động hay lo âu khiến cơ thể mỏi mệt, mất ngủ và dễ mắc chứng tăng sản tuyến vú, nặng còn có thể dẫn đến ung thư vú.

Dễ gây bệnh tuyến giáp – cường giáp

Cơ thể dễ bị rối loạn bài tiết hormone, rối loạn nội tiết khi thường xuyên trong trạng thái nóng giận, bực bội. Việc rối loạn bài tiết hormone này sẽ làm tăng tiết hormone tuyến giáp, lâu dài sẽ dẫn đến cường giáp.

Kiểm soát cơn nóng giận bằng cách nào?

Khi nóng giận khiến cho tinh thần và thân thể của bạn đều bị tổn thương nghiêm trọng; vậy làm thế nào để có thể kiềm chế được nó? Bạn có thể thử một vài gợi ý sau:

Thiền định giúp bạn cân bằng cảm xúc và kiểm soát cơn nóng giận vô cùng hiệu quả.
Thiền định rất có lợi cho sức khỏe và giúp bạn kiểm soát tâm trạng vô cùng hiệu quả (ảnh: Pexels)
  • Hít thở sâu: khi cơn tức giận ập đến khiến bạn thở nhanh và gấp gáp hơn. Điều này sẽ đẩy bạn vào trạng thái hành động ngay, mà không có đủ thời gian để suy nghĩ về hậu quả của việc làm đó. Khi này, bạn hãy hít thở thật chậm, thật sâu; nó sẽ giúp bạn kiềm chế cơn nóng giận và lấy lại sự bình tĩnh nhanh chóng.
  • Vận động: việc ngồi yên một chỗ sẽ không giúp bạn kiềm chế cảm xúc khi tức giận. Hãy thử đi bộ, tập vài động tác yoga,hay nhún nhảy theo điệu nhạc nào đó.
  • Hãy mỉm cười…
  • Cố gắng suy nghĩ tích cực, hướng tâm vào một chuyện khác để tránh việc tức giận.
  • Nhắm mắt và đếm từ 1 đến 10 hoặc nhẩm một câu “thần chú” nào đó, sẽ giúp bạn “lạc hướng” với sự tức giận kia.
  • Học cách bao dung, vị tha với một tâm thái hòa ái, sẽ giúp bạn tránh được “cái bẫy” của cơn nóng giận.

Có thể bạn quan tâm: