Biết kiềm chế cảm xúc trong những tình huống căng thẳng, nóng giận; sẽ giúp chúng ta tìm ra giải pháp phù hợp và để lại ấn tượng tốt trong mắt mọi người.

Đôi khi, có những tình huống xảy ra khiến chúng ta không thể giữ được bình tĩnh để đối mặt. Hành vi cảm xúc khi nóng giận có thể dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường; làm tan vỡ các mối quan hệ và thậm chí là làm tổn thương người khác. Vì vậy, học cách kiềm chế cảm xúc khi nóng giận là rất quan trọng; để tránh những tình huống gây ra xung đột, bất hòa.

Bí quyết kiềm chế cảm xúc hiệu quả khi nóng giận

1. Không nên kỳ vọng quá nhiều

Theo các nhà tâm lý học, hầu hết sự tức giận bắt nguồn từ những kỳ vọng không thực tế về bản thân; người khác và thế giới. Bạn đã bao giờ rơi vào những tình huống trái với ý muốn của mình; để rồi phải thốt lên rằng: Tại sao cuộc sống lại bất công như vậy? Tại sao người khác lại đối xử với tôi như vậy?…

Để tránh những cảm xúc tiêu cực, hãy ngừng đặt kỳ vọng vào những điều bạn không thể kiểm soát. Tập trung vào những việc trong khả năng của bạn; và chỉ dành thời gian cho những người thực sự quan trọng.

2. Nhìn nhận lại bản thân, xem xét lại trách nhiệm của chính mình

Khi mọi thứ không diễn ra như kế hoạch, chúng ta thường tức giận và có xu hướng đổ lỗi cho hoàn cảnh; hoặc cố gắng đẩy trách nhiệm lên người khác. Hành động này không những không thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề; mà còn khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.

bí quyết giúp bạn kiềm chế cảm xúc khi nóng giận
Thay vì cáu kỉnh và khó chịu với mọi người xung quanh; hãy cân nhắc thật kỹ xem liệu bản thân; bạn có phải là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này hay không.

Khi ý thức được trách nhiệm của mình, bạn sẽ tìm ra cách xử lý phù hợp; tránh để tình cảm cá nhân ảnh hưởng đến tập thể.

3. Thử đóng vai bạn là người ngoài cuộc

Đôi khi, những vấn đề chưa được giải quyết khiến chúng ta cảm thấy bực bội và khó chịu. Chính vì vậy mà chúng ta dễ rơi vào tình trạng “nhai đi nhai lại” chuyện cũ khi đối mặt với những kẻ đã chọc tức mình. Hành động này chỉ “đổ thêm dầu vào lửa”; khiến mối quan hệ giữa bạn và người ấy trở nên tồi tệ hơn.

Lần tới nếu ai đó làm bạn tức giận, hãy thử đóng vai bạn là người ngoài cuộc. Hãy nghĩ rằng bạn chỉ đang chứng kiến ​​những điều đã xảy ra từ xa và nó không liên quan gì đến bạn. Điều này sẽ giúp bạn quan sát vấn đề và nhìn nhận cảm xúc rõ ràng hơn; từ đó có thể kiềm chế cơn nóng giận của mình.

4. Thực hành thiền định giúp kiềm chế cảm xúc hiệu quả

Thiền định giúp chúng ta tập trung vào cảm xúc và suy nghĩ của mình trong thời điểm hiện tại; bình tĩnh suy nghĩ xem mình nên cư xử như thế nào để tránh xung đột. Thực tế cho thấy thiền định có tác dụng kiềm chế cảm xúc khi tức giận.

Bí quyết quản lý cảm xúc hiệu quả khi nóng giận
Thực hành thiền định mỗi ngày giúp chúng ta kiểm soát cơn giận một cách hiệu quả, giảm hành vi hung hăng.

Tuy nhiên, bạn cũng không phải dành quá nhiều thời gian trong ngày để tập thiền. Chỉ cần khoảng 5 phút mỗi ngày sẽ tạo ra rất nhiều khác biệt.

5. Hít thở sâu

Nếu không có thời gian ngồi thiền, bạn có thể tập hít thở sâu mỗi ngày. Phương pháp này không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn làm chậm nhịp tim; giúp bạn lấy lại bình tĩnh để suy nghĩ thấu đáo và tìm ra giải pháp phù hợp. Hãy thả lỏng cơ thể và áp dụng bài tập này khoảng 3 – 5 lần mỗi ngày; để kiểm soát cảm xúc tốt hơn trong những tình huống căng thẳng nhé.

Hít thở sâu
Hít thở thật sâu sẽ giúp bạn lấy lại bình tĩnh để suy nghĩ thấu đáo và tìm ra giải pháp phù hợp.

6. Tập thể dục

Tập thể dục là một cách lành mạnh để bộc lộ cảm xúc khi tức giận. Không chỉ có tác dụng giải tỏa căng thẳng, xoa dịu tinh thần giúp bạn kiểm soát cảm xúc hiệu quả; tập thể dục thường xuyên sẽ mang đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng.

Bạn có thể lựa chọn các bài tập đơn giản như yoga, nhảy dây, chạy bộ… kết hợp với vận động ngoài trời để hít thở không khí trong lành; giúp cơ thể và tinh thần được thư giãn.

7. Suy nghĩ về những điều người khác đã làm cho mình

Khi có mâu thuẫn, bạn đừng vội chỉ trích hay trút cơn giận của mình lên người khác. Vì những lời nói khi tức giận có thể khiến họ cảm thấy tổn thương.

Suy nghĩ về những điều người khác đã làm cho mình
Hãy bình tĩnh nhớ lại những lần họ đã giúp đỡ bạn, biết ơn những điều tốt đẹp mà họ đã mang lại cho bạn để xua tan những cảm xúc tiêu cực ở hiện tại.

Hãy thử tưởng tượng trong tương lai, khi nhìn lại khoảnh khắc này, bạn sẽ cảm thấy thế nào với hành vi của mình để có thể kiểm soát bản thân, tránh để lại những điều hối tiếc về sau.

8. Ngủ đủ giấc

Thực tế cho thấy chúng ta dễ cáu kỉnh hơn vào những ngày thiếu ngủ. Khi bạn thiếu ngủ, hormone căng thẳng tăng đột biến khiến bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi, cáu gắt, dễ nổi nóng. Vì vậy, chúng ta cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý để tinh thần luôn được thoải mái.

9 bí quyết giúp bạn kiềm chế cảm xúc khi nóng giận
Giấc ngủ ngon giúp tinh thần luôn được thoải mái (ảnh chụp màn hình internet).

9. Sử dụng liệu pháp nhận thức – hành vi

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) thường được sử dụng để điều trị các rối loạn sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn căng thẳng sau chấn thương và rối loạn ăn uống. Với phương pháp trị liệu này, bạn sẽ nói chuyện với chuyên gia trị liệu về những vấn đề mà bạn đang gặp phải.

Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải có vấn đề về sức khỏe tâm thần mới sử dụng liệu pháp này. Trò chuyện với chuyên gia tâm lý có thể giúp bạn nhận thức được những suy nghĩ tiêu cực của mình và tìm ra cách hiệu quả để quản lý cảm xúc khi đối mặt với những tình huống căng thẳng.

Sống trong xã hội hiện đại, bận rộn với nhiều áp lực, chúng ta khó tránh khỏi những tình huống không mong muốn. Chỉ cần nhận biết và loại bỏ nó một cách khôn ngoan sẽ giúp chúng ta sống hạnh phúc hơn, duy trì các mối quan hệ và giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.

Xem thêm: