Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những loại rau chứa nhiều vitamin, dễ tan trong nước tuyệt đối không nên luộc chín. Bởi khi nấu quá kỹ sẽ mất hết chất dinh dưỡng vốn có của nó.


Thông thường, nhiều chị em nội trợ Việt có thói quen luộc rau chấm với nước mắm trong bữa cơm gia đình. Tuy nhiên, họ chưa biết và phân biệt được loại rau nào nên luộc và loại rau nào không nên luộc.

Chia sẻ với tạp chí Shape (Anh), chuyên gia dinh dưỡng Tracy Lesht cho hay một nửa dinh dưỡng của các loại rau củ sẽ mất đi khi luộc sôi.

Dưới đây là 8 loại rau không nên luộc chín, chị em nội trợ cùng tham khảo trước khi nấu nhé!

8 loại rau củ quả không nên luộc

1. Bắp cải, loại rau không nên luộc

Bắp cải chứa một lượng vitamin cao hơn nhiều so với các loại rau khác như cà rốt, khoai tây, hành tây… Theo nghiên cứu cho rằng hàm lượng vitamin A và P trong bắp cải kết hợp cùng nhau có tác dụng thành mạch máu bền vững hơn.

8 loại rau không nên luộc nếu không muốn mất hết chất dinh dưỡng
Bắp cải chính là một trong những loại rau mà chuyên gia dinh dưỡng Tracy Lesht khuyên không nên luộc (ảnh chụp màn hình: dienmayxanh.com).

Bên cạnh đó; trong bắp cải còn chứa một số chất ngăn ngừa ung thư như sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và Indol -33 carbinol… Nếu luộc chín bắp cải, nó sẽ mất hết các hàm lượng vitamin và chất dinh dưỡng trên rau.

2. Cải bó xôi (rau chân vịt)

Cải bó xôi hay còn gọi là rau chân vịt rất giàu chất sắt và vitamin C. Sắt có tác dụng nhân lên các tế bào máu và vitamin C giúp tăng cường khả năng hòa tan sắt trong dịch ruột; được hấp thụ trong hệ tiêu hóa. Nếu không muốn vitamin trong rau chân vịt bị mất đi thì đừng nên dùng phương pháp luộc nhé!

3. Không nên luộc rau cải xoăn

Cải xoăn là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe nhờ hàm lượng vitamin; khoáng chất và dinh dưỡng thực vật cao.

Không nên luộc rau cải xoăn
Cải xoăn là một trong những loại rau lành mạnh nhất. Vì nó có rất nhiều giá trị có nhiều khoáng chất, vitamin và dưỡng chất thực vật (ảnh chụp màn hình: bachhoaxanh.com).

Loại rau xanh này nên được bổ sung vào thực đơn bữa ăn của mỗi gia đình. Tuy nhiên; chị em nội trợ nên hạn chế áp dụng phương pháp luộc chín đối với loại rau này nếu không muốn làm mất đi nhiều dưỡng chất trong rau.

4. Bông cải xanh (súp lơ xanh)

Từ lâu bông cải xanh đã được xem là một loại siêu thực phẩm đối với sức khỏe con người. Bông cải xanh có giá trị dinh dưỡng cao.

Bông cải xanh giàu chất sắt, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin A và vitamin C. Nếu chị em nội trợ có thói quen luộc loại rau này thì nên dừng ngay vì nó sẽ làm mất lượng vitamin có trong rau. Thay vào đó, có thể sử dụng một số cách chế biến khác như xào, nướng, hấp…

Bông cải xanh (súp lơ xanh)
 Bông cải xanh luộc ăn rất ngon, thanh mát. Nhưng chế biến bằng hình thức luộc có thể làm hao hụt rất nhiều lượng vitamin dồi dào trong loại thực phẩm này (ảnh chụp màn hình: hellobacsi.com).

5. Các loại đậu quả

Giống như bắp cải, bông cải xanh, cải xoăn… các loại đậu, rau củ quả cũng chứa nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu sử dụng phương pháp luộc sẽ làm mất đi lượng chất dinh dưỡng cần thiết có trong những loại đậu, rau củ quả này.

6. Rau dền là loại rau không nên luộc

Rau dền giúp nhuận tràng, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, trị kiết lị do nhiệt nóng. Loại rau này cũng không nên luộc quá chín hoặc hâm đi hâm lại nhiều lần vì nitrat có trong lá sẽ bị chuyển đổi thành nitrit – chất không tốt cho sức khỏe.

Rau dền là loại rau không nên luộc
Rau dền nấu chín không nên hâm đi hâm lại nhiều lần vì nitrat có trong lá sẽ bị chuyển đổi thành nitrit là chất nguy cơ gây ung thư và không tốt cho trẻ nhỏ.

7. Rau muống

Rau muống luộc là món ăn dân dã, quen thuộc trong mâm cơm của nhiều gia đình Việt. Loại rau này chứa nhiều chất xơ, protein, các loại vitamin như C, E, sắt, kẽm, magie. Đây là loại rau tốt cho những người bị thiếu máu, loãng xương, huyết áp thấp, phụ nữ có thai …

Chuyên gia khuyến cáo; không nên luộc rau muống vì sẽ làm mất đi một lượng lớn các chất dinh dưỡng quan trọng này.

8. Đậu Hà Lan

Nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng coumestrol; là một chất dinh dưỡng thực vật có trong đậu Hà Lan, có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Ăn đậu Hà Lan mỗi ngày có thể làm giảm đáng kể khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày.

8 loại rau không nên luộc nếu không muốn mất hết chất dinh dưỡng
Với đậu Hà Lan chúng ta có thể hấp từ 3-5 phút hoặc luộc sơ, tránh luộc quá kỹ làm mất chất dinh dưỡng vốn có (ảnh chụp màn hình: cooky.vn).

Nhiều người thường có thói quen luộc đậu Hà Lan trước khi chế biến thành nhiều món ăn. Thói quen này tưởng chừng bình thường nhưng lại làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có trong hạt đậu.

Nên chế biến rau thế nào để giữ nguyên được chất dinh dưỡng

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, có thể thay thế luộc bằng hấp hoặc nướng…

Hay nếu muốn luộc chín thì nên bỏ vào ít nước hơn. Dùng nước luộc để ăn, hầm hay nấu canh như vậy sẽ đỡ lãng phí vitamin trong rau. Nguyên tắc chung là rút ngắn thời gian nấu, giảm lượng nước dùng khi luộc các loại rau, đậu này.

Chị em nội trợ nên cân nhắc trước khi luộc những loại rau củ quả này và sử dụng các cách nấu hợp lý để không làm mất chất dinh dưỡng vốn có trong rau nhé!