Cải cúc (hay còn gọi là cúc tần ô, rau cúc…) là loại rau quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Loại rau này, trị được nhiều bệnh cho cả người lớn và trẻ em; nên được người Trung Quốc gọi là “rau Hoàng đế”.

Cải cúc được mệnh danh là “rau Hoàng đế”

Ở Trung Quốc, rau cải cúc được sử dụng rộng rãi từ thời nhà Đường (năm 618-907). Thời xưa, cải cúc được trồng trong vườn thượng uyển và mang lại vẻ đẹp đặc sắc nơi hoàng cung. Các đời vua Trung Quốc xưa, đều ưa chuộng và duy trì việc trồng loại rau này. Rau cải cúc có tác dụng rất tốt với sức khỏe, nên được người Trung Quốc gọi là “rau Hoàng đế” (vua của các loại rau).

cải cúc không chỉ  là thực phẩm dùng trong bữa ăn của người Việt. Nó cón có công dụng vô cùng tuyệt vười trong trị các loại bệnh. nên được mệnh danh là " rau Hoàng đế"
Loại rau có hoa rất đẹp, được trồng nhiều trong vườn thượng uyển nơi hoàng cung của các đời vua Trung Hoa (Ảnh: Internet)

Cải cúc chữa được nhiều bệnh thường gặp vào mùa đông ở người lớn và trẻ nhỏ rất hiệu quả. Theo y học cổ truyền, cải cúc có vị ngọt, hơi đắng nhẹ, mùi thơm, tính mát, kiện tỳ vị, tiêu đàm, giáng hỏa. Loại rau này chứa tinh dầu và chất xơ, giúp hỗ trợ thải khí thừa trong dạ dày, kích thích tiêu hóa, tạo cảm giác thèm ăn, nhuận tràng; có công hiệu chữa trị ho lâu ngày, chữa đau mắt, viêm họng, viêm phế quản…

Theo y học hiện đại, rau cúc chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: 1,85% protid, 2,57% glucid, 0,43% lipid và nhiều vitamin A, B, C và 8 loại axit amin thiết yếu. Vì vậy, loại rau này còn có tác dụng trị chứng hồi hộp, tim đập mạnh, đánh trống ngực, mất ngủ, tâm phiền bất an rất hiệu quả.

Một số món ăn bài thuốc từ rau cải cúc (cúc tần ô)

Loại “rau Hoàng đế” trị bách bệnh cho người lớn và trẻ em (Ảnh: Internet)

Cải cúc dùng trị bệnh dạ dày

Lấy 250 gr rau cải cúc tươi, rửa sạch, chần qua nước sôi rồi cắt ngắn vừa ăn. Thêm một chút dầu vừng, gia vị và trộn đều. Món ăn này giúp cải thiện tiêu hóa, chữa đầy bụng, hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày, mất cảm giác ngon miệng.

Chữa cao huyết áp

Sử dụng 200 gr rau cúc tươi, rửa sạch, cắt nhỏ và ép lấy nước. Mỗi ngày uống khoảng 2 thìa nước ép cải cúc pha với nước ấm. Hoặc lấy 60 gr hoa cải cúc đun lấy nước uống, có tác dụng trị huyết áp cao, đau đầu chóng mặt, não bộ căng thẳng.

Trị cảm cúm, sốt bằng cải cúc nhanh và hiệu quả

Dùng 200 gr rau cúc tươi, rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ và cho vào bát; cho cháo nóng lên trên rau cúc, để 5 phút rồi trộn rau lên ăn. Ngày ăn từ 2 – 3 lần. Món ăn bài thuốc này có tác dụng giải cảm nhanh, hiệu quả mà không cần uống thuốc.

Chữa ho dai dẳng

Dùng 200 gr cải cúc tươi, 200 gr phổi lợn. Phổi lợn thái nhỏ, ướp gừng và gia vị. Tiếp đến, xào chín phổi rồi cho nước vào đun sôi; cho rau vào vừa chín thì tắt bếp ngay. Ăn lúc canh còn nóng, mỗi ngày một lần, ăn liên tục trong 3 – 4 ngày.

Bổ tỳ, trị hoa mắt, lợi tiểu

Dùng 200 gr rau cúc, cá diếc 0,5 kg, một ít rượu, dầu ăn, và các gia vị vừa đủ. Cá diếc làm sạch, bỏ vảy, rán vàng, rồi cho rượu vào đảo qua; tiếp đến cho gừng, nước vào nấu với lửa nhỏ cho cá chín thì cho rau vào và đun đến sôi lại, nêm nếm gia vị vừa ăn. Món ăn bài thuốc này ăn 10 ngày là một liệu trình.

Chữa ho ở trẻ em

Dùng 6 gr rau cúc tươi, cắt nhỏ thêm mật ong, đem hấp cách thủy, chắt nước cho bé uống nhiều lần trong ngày. (Lưu ý: không áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi).

Trị đau đầu

Dùng 1 nắm lá rau cúc tươi rồi hơ nóng; chườm lên đỉnh đầu và hai bên thái dương mỗi khi đau đầu hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Có thể dùng cải cúc khô để chữa đau đầu theo cách sau: lấy 15gr cải cúc khô cho vào siêu, đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát. Uống sau khi ăn, ngày 2 lần sáng và tối. Uống liên tục 5 – 7 ngày để có hiệu quả tốt nhất. Lưu ý: Những người hay bị lạnh bụng, tiêu chảy thì nên hạn chế ăn cải cúc.