Ung thư là một loại bệnh có lẽ ai cũng từng nghe đến. Trên thế giới hiện có hơn 23 triệu người đang sống chung với căn bệnh này. Vậy ung thư là gì?

Tình huống của bất cứ bệnh ung thư nào đều là: các tế bào bình thường trở nên phân chia và nhân lên một cách không kiểm soát, xâm lấn những tế bào xung quanh và có khả năng di căn đi đến những vị trí khác của cơ thể.

Đây là bệnh rất nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong cao và mức độ phổ biến ngày càng tăng. Người mắc bệnh cần hiểu rõ về căn bệnh này để có phương pháp điều trị phù hợp. Người khỏe mạnh cũng cần kiến thức để phòng bệnh cho bản thân mình.

Ung thư là gì?

Ung thư là một loại bệnh khi mà những tế bào bất thường phát triển một cách không kiểm soát. Các tế bào này xâm lấn và phá hủy các mô tế bào bình thường. Chúng được gọi là các tế bào ung thư.

Các nhà khoa học hiện nay đã phát hiện hơn 200 loại ung thư khác nhau. Các loại ung thư phổ biến gồm có: ung thư đại trực tràng, ung thư gan, ung thư tuyến giáp, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cung (ở nữ giới), ưng thư máu (bệnh bạch cầu)… Hầu hết các loại ung thư không có triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn khởi phát, chỉ được phát hiện sớm nếu khám sàng lọc hoặc vô tình phát hiện trong khi khám bệnh ở cơ quan liên quan.

Ung thư có khả năng xuất hiện ở hầu hết mọi nơi trong hàng nghìn tỷ tế bào trong cơ thể. Trong tình huống bình thường, các tế bào lớn lên rồi phân chia để tạo thành các tế bào mới. Đây là cách mà cơ thể sinh trưởng và phát triển. Những tế bào cũ sẽ già đi, chết đi, được thay thế bằng các tế bào mới.

Ung thư làm phá vỡ quá trình tự nhiên. Những tế bào càng ngày càng trở nên bất thường, tế bào cũ không chết đi mà lại tiếp tục phát triển, sản sinh liên tục các tế bào mới. Cứ thế chúng nhân lên một cách không kiểm soát, cuối cùng tạo thành khối u.

Khối u trong bệnh ung thư

Một số loại ung thư tạo ra các tăng trưởng rõ rệt (khối u), nhưng một số loại khác thì không (ví dụ như bệnh bạch cầu).

Các khối u trong ung thư gọi là khối u ác tính. Chúng có thể xâm lấn ra xung quanh. Khi phát triển và lớn lên, những tế bào ung thư có thể đi xa đến các vùng khác trong cơ thể thông qua hệ tuần hoàn hoặc hệ bạch huyết, tạo thành khối u mới hoàn toàn tách biệt với khối u ban đầu, gọi là di căn.

Khác với các khối u ác tính, u lành tính không xâm lấn; mặc dù u lành tính cũng có thể có kích thước lớn. Khi được loại bỏ bằng phẫu thuật, u lành tính thường không tái phát, còn u ác tính rất hay tái phát. Mặc dù vậy, u lành tính không phải lúc nào cũng vô hại; ví dụ, u não lành tính có thể gây nguy hiểm.

Tế bào bình thường và tế bào ung thư khác nhau thế nào?

Tế bào ung thư khác với tế bào bình thường ở nhiều phương diện. Điển hình nhất là, tế bào ung thư có thể nhân lên và phân chia vô hạn, và xâm lấn ra xung quanh.

Tác hại của ung thư là: các tế bào ung thư không nhận tín hiệu dừng phân chia của cơ thể. Chúng cũng không tự động chết đi (cách mà cơ thể đào thải các tế bào không cần thiết).

Tế bào bình thường và tế bào ung thư khác nhau thế nào?
Tế bào ung thư cũng có nhu cầu về oxy và chất dinh dưỡng từ máu như những tế bào bình thường khác để phát triển và tồn tại (ảnh chụp màn hình: Vinmec).

Tế bào ung thư có khả năng tác động tới môi trường xung quanh, bao gồm những tế bào bình thường và các mạch máu xung quanh khối u. Tế bào ung thư có thể kích thích những tế bào bình thường tạo nên các mạch máu cung cấp oxy, cung cấp dinh dưỡng; giúp khối u được nuôi dưỡng và phát triển.

Những tế bào ung thư còn có thể qua mặt hệ miễn dịch của cơ thể. Bình thường, nhiệm vụ của hệ miễn dịch là chống viêm nhiễm, đồng thời đào thải các tế bào bất bình thường hoặc các tế bào bị hư hại. Nhưng tế bào ung thư lại có thể ẩn nấp, tránh bị hệ miễn dịch tiêu diệt.

Không những thế, khối u thậm chí còn có thể dùng hệ miễn dịch để giúp nó phát triển. Ví dụ, khối u lợi dụng các tế bào miễn dịch, phát đi các tín hiệu giả; nhờ vậy mà hệ miễn dịch không loại bỏ các tế bào ung thư.

Các loại ung thư

Các loại ung thư thường được đặt tên theo vị trí đầu tiên mà nó xuất hiện và loại tế bào ung thư mà nó tạo ra, kể cả khi loại ung thư ấy di căn tới một bộ phận khác của cơ thể. Ví dụ, ung thư khởi phát ở phổi và sau đó di căn tới gan thì vẫn gọi là ung thư phổi.

Có nhiều dạng ung thư, phổ biến nhất gồm có:

  • Ung thư đại tràng và trực tràng
  • Ung thư bàng quang
  • Ung thư thận
  • Ung thư nội mạc tử cung
  • Ung thư gan
  • Ung thư tuyến tụy
  • Ung thư tuyến giáp
  • Bệnh bạch cầu
  • Khối u ác tính

Dấu hiệu nhận biết ung thư

Các dấu hiệu ung thư phổ biến:

  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Xuất hiện vùng u lên ở dưới da.
  • Vàng, sạm hoặc đỏ da.
  • Có các lở loét không lành, hoặc các nốt ruồi hiện có bị thay đổi.
  • Cân nặng thay đổi ngoài ý muốn.
  • Khàn tiếng, khó nuốt.
  • Khó tiêu hoặc khó chịu kéo dài sau khi ăn.
  • Ho dai dẳng, hoặc khó thở thời gian dài.
  • Thay đổi về thói quen liên quan đến ruột hoặc bàng quang (như đi cầu hoặc đi tiểu).
  • Sốt không rõ nguyên nhân.
  • Ban đêm đổ mồ hôi không rõ nguyên nhân.
  • Đau cơ hoặc đau khớp thời gian dài, không rõ nguyên nhân.
  • Chảy máu hay bầm tím không rõ nguyên nhân.

Còn có những triệu chứng khác. Khi có bất kỳ nghi ngờ nào về những dấu hiệu của bệnh; hãy khám và hỏi ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân ung thư

Mặc dù nguyên nhân chính xác của các loại ung thư chưa được xác định, các nhà khoa học đã tìm thấy sự liên hệ giữa ung thư với những thay đổi gen của tế bào. Gen có trong mỗi tế bào của cơ thể, là hệ thống điều khiển các hoạt động, điều khiển quá trình phát triển và phân chia của tế bào. Gen bị đột biến sẽ tác động đến chức năng của tế bào; có thể làm cho tế bào phát triển quá mức.

Những nguyên nhân dẫn tới sự đột biến gen bao gồm:

a. Yếu tố di truyền

Một người được thừa hưởng ADN từ bố và mẹ; và họ có khả năng thừa hưởng gen đột biến. Đột biến loại này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong các trường hợp ung thư. Yếu tố này khiến nguy cơ mắc ung thư tăng lên. Mặc dù vậy, không phải mọi trường hợp có gen đột biến đều dẫn đến ung thư.

b. Yếu tố tác động

Phần lớn các đột biến gen gây ung thư là do tác động từ môi trường. Những tác nhân phổ biến là: tiếp xúc với các hóa chất gây ung thư, tiếp xúc với chất phóng xạ, hoóc-môn, virus; các tác nhân về lối sống như thực phẩm, hút thuốc lá, viêm mạn tính, béo phì, lười vận động.

Gen đột biến khiến các tế bào phát triển và phân chia một cách không kiểm soát, tạo nên nhiều tế bào bị đột biến. Những tế bào bình thường biết lúc nào cần ngừng sinh sôi, để có số lượng phù hợp trong cơ thể; nhưng các tế bào ung thư không có cơ chế này.

Các nhà khoa học chưa xác định được chính xác cần bao nhiêu số lượng đột biến để hình thành ung thư. Khả năng để hình thành là khác nhau đối với các loại ung thư khác nhau.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư

Nguy cơ ung thư có thể tăng lên bởi nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Lối sống không lành mạnh: Những thói quen, lối sống không tốt như uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, thừa cân, béo phì, quan hệ tình dục không an toàn có thể góp phần gây ung thư.
  • Độ tuổi: Những người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn; bởi ung thư có thể cần nhiều năm để phát triển. Mặc dù vậy, ung thư cũng có thể xuất hiện ở người trẻ chứ không chỉ ở người lớn tuổi.
  • Môi trường: Những hóa chất độc hại ở nơi sống và làm việc có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Nếu bạn không hút thuốc, việc hít phải khói thuốc lá khi ở gần những người hút cũng có tác hại với bạn.
  • Di truyền: Một tỉ lệ nhỏ bệnh ung thư là do di truyền. Bạn có thể làm một số xét nghiệm di truyền để phát hiện và phòng ngừa ung thư. Một điều cần biết rằng, không nhất thiết cứ một người có đột biến gen di truyền là họ sẽ phải bị bệnh ung thư; nó còn liên quan đến nhiều yếu tố khác, ví dụ như lối sống.
  • Các bệnh khác: Một số tình trạng bệnh khác có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
là gì nguyên nhân và cơ chế who nông là gì tế bào nguyên nhân benh ung thu la gi, thuốc lá.
Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với ung thư phổi (ảnh chụp màn hình: benhvienbaichay.vn).

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi bạn có dấu hiệu đáng ngờ hoặc có câu hỏi nào, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được khám bệnh, tìm hiểu nguyên nhân bệnh và có được phương án điều trị phù hợp nhất.

Những thông tin ở đây không thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế.

Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư

Để điều trị một cách tốt nhất, các chuyên gia khuyến cáo nên chẩn đoán ung thư thật sớm, nhất là ở giai đoạn đầu của bệnh.

Một số loại ung thư (như ung thư vú, da, miệng, tuyến tiền liệt, tinh hoàn, trực tràng) có thể phát hiện thông qua việc kiểm tra định kỳ hoặc bằng cách tầm soát ung thư.

Chẩn đoán ung thư thường được bắt đầu bằng việc kiểm tra sức khỏe và tìm hiểu bệnh sử. Xét nghiệm máu, nước tiểu, phân cho phép phát hiện những thay đổi bất thường chỉ ra ung thư. Những kĩ thuật chẩn đoán như chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp bác sĩ phát hiện ung thư và các đặc điểm như vị trí, kích thước, mức độ lan rộng của ung thư.

Để chẩn đoán ung thư một cách chính xác, một xét nghiệm quan trọng mà bác sĩ cần làm là sinh thiết (lấy mẫu) tế bào bất thường.

Còn có những xét nghiệp khác giúp cung cấp thông tin đầy đủ hơn về tình trạng ung thư. Bằng cách chẩn đoán chính xác rằng ung thư phát triển thế nào và liệu nó có di căn không; từ đó bác sĩ có thể xây dựng liệu trình điều trị thích hợp nhất.

Các phương pháp điều trị ung thư

Dựa vào kết quả chẩn đoán, tùy từng loại ung thư, giai đoạn, mức độ bệnh, yêu cầu chữa bệnh, tác dụng phụ của phương pháp điều trị, và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, mà bác sĩ sẽ chọn phương pháp điều trị. Phương pháp điều trị có thể là độc lập, cũng có thể là kết hợp để đem lại kết quả tốt nhất. Một số phương pháp điều trị ung thư bao gồm:

  • Phẫu thuật: Cắt một phần hay toàn bộ khối u ung thư; có thể gồm cả tế bào khỏe mạnh.
  • Hóa trị: Sử dụng thuốc để tiêu diệt nhanh chóng các tế bào ung thư.
  • Xạ trị: Tiêu diệt tế bào ung thư bằng các chùm tia bức xạ mạnh.
  • Liệu pháp miễn dịch: Bổ sung các kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể, để chống lại tế bào ung thư.
  • Liệu pháp hormone: Loại bỏ hoặc ngăn chặn hormone cung cấp năng lượng cho các tế bào ung thư, từ đó ngăn chặn bệnh phát triển.
  • Cấy ghép tế bào gốc: Phương pháp điều trị dành riêng cho ung thư xương; tủy xương được thay thế bằng các tế bào gốc khỏe mạnh, cho phép bác sĩ điều trị bằng liều hóa trị cao hơn.
Các phương pháp điều trị ung thư, định nghĩa là gì tai sao ung thu goi la k ưng thư là gì.
Xạ trị cho bệnh nhân ung thư (ảnh chụp màn hình: Vinmec).

Để chữa trị ung thư một cách hiệu quả, cần phát hiện bệnh sớm, tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ; đồng thời ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, giữ một tinh thần thoải mái, và có niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Biến chứng của ung thư

Bệnh ung thư và quá trình điều trị ung thư có thể gây ra một số biến chứng sau:

Cảm giác và biểu hiện bên ngoài

  • Đau đớn: Cơn đau có thể là do ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Tuy nhiên, không phải mọi loại ung thư đều gây đau.
  • Mệt mỏi: Sự mệt mỏi ở bệnh nhân ung thư có thể có nhiều nguyên nhân. Mệt mỏi do hóa trị hoặc xạ trị là một trường hợp phổ biến; nhưng nó thường không kéo dài quá lâu.
  • Buồn nôn: Một số loại ung thư và phương pháp điều trị ung thư có thể gây buồn nôn. Bác sĩ đôi khi sẽ kê thuốc hoặc dùng phương pháp điều trị khác để giảm buồn nôn.
  • Tiêu chảy, táo bón: Ung thư và việc điều trị ung thư có thể tác động đến ruột, khiến bệnh nhân tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Sụt cân: Bệnh nhân có thể bị sụt cân do ung thư và điều trị ung thư. Các tế bào ung thư có khả năng lấy thức ăn từ tế bào bình thường; làm bệnh nhân mất dinh dưỡng và năng lượng.
  • Khó thở: Ung thư hoặc điều trị ung thư đôi khi có thể làm người bệnh khó thở.

Những thay đổi bên trong

  • Thay đổi hóa học trong cơ thể: Ung thư có thể gây đảo lộn sự cân bằng hóa học bình thường của cơ thể và làm tăng nguy cơ các biến chứng nghiêm trọng. Một số dấu hiệu của mất cân bằng hóa học là khát nước quá nhiều, thường xuyên đi tiểu, bị táo bón, và dễ nhầm lẫn.
  • Vấn đề về não và hệ thần kinh: Các tế bào ung thư có thể đè lên những dây thần kinh xung quanh; gây đau và làm mất chức năng của bộ phận trong cơ thể. Ung thư liên quan đến não có khả năng gây đau đầu và các triệu chứng giống với đột quỵ, như yếu một bên cơ thể.
  • Hệ miễn dịch phản ứng bất thường: Đôi khi, hệ miễn dịch có thể phản ứng với ung thư bằng cách tấn công những tế bào khỏe mạnh. Các phản ứng này rất hiếm gặp, tuy nhiên có thể dẫn tới những triệu chứng như đi lại khó khăn và co giật.
Ung thư là gì? Dấu hiệu nhận biết và các phương pháp điều trị
Các tế bào ung thư có thể gây đau và làm mất chức năng của bộ phận trong cơ thể (ảnh chụp màn hình: Vinmec).

Lối sống giúp phòng chống ung thư

Bạn có thể giảm nguy cơ ung thư bằng việc có một lối sống tích cực. Một số thói quen hữu ích là:

  • Không hút thuốc lá. Thuốc lá liên quan đến rất nhiều loại ung thư, như ung thư phổi, miệng, họng, thanh quản, bàng quang, cổ tử cung, tụy, thận.
  • Ăn uống một cách lành mạnh. Có một chế độ ăn khoa học: ăn nhiều rau củ và trái cây, cá, các loại đậu; ăn ít thịt, đặc biệt là thịt chế biến sẵn; hạn chế thực phẩm chiên nướng, đường và tinh bột trắng.
  • Giữ cân nặng phù hợp. Hoạt động thể dục thể thao có thể làm giảm nguy cơ đối với nhiều loại ung thư.
  • Khám bệnh thường xuyên.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho chẩn đoán và điều trị y khoa. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi gì; hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn đầy đủ nhất.