Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thay đổi về chế độ ăn uống có thể phòng chống từ 30-50% các loại ung thư.

Càng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy thói quen ăn uống có thể làm tăng hoặc giảm nguy cơ ung thư. Quan trọng hơn nữa, dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị ung thư.

Một số thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư nếu ăn quá nhiều

Các nghiên cứu quan sát đã liên tục chỉ ra rằng: tiêu thụ một số loại thực phẩm có thể làm tăng khả năng mắc ung thư.

Thực phẩm chiên, nướng

Một số thực phẩm nấu ở nhiệt độ cao như đồ chiên, đồ nướng có thể sinh ra các hợp chất có hại cho sức khỏe. Sự tích tụ quá mức của những chất này có thể khiến hình thành ung thư; và một số bệnh khác.

Khi chịu nhiệt độ cao, các loại thực phẩm động vật nhiều chất béo và protein; và các loại đồ ăn chế biến sẵn có khả năng sinh ra những chất có hại này nhiều nhất.

Thịt chế biến sẵn

Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ nhiều thịt chế biến sẵn và sự gia tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng. Một tổng hợp các nghiên cứu đã phát hiện rằng những người ăn nhiều thịt chế biến sẵn có khả năng mắc ung thư đại tràng cao hơn 20-50% so với những người ăn ít hoặc không ăn loại thực phẩm này.

Một tổng hợp khác của 800 nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ 50 gram thịt chế biến mỗi ngày (tương đương khoảng một cây xúc xích mỗi ngày) làm tăng nguy cơ bị ung thư đại tràng thêm 18%.

Một số thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư nếu ăn quá nhiều, Thực phẩm chiên, nướng.
Thịt chế biến sẵn là các loại thịt được chế biến để bảo quản giữ lâu bằng những cách như ướp muối hay hun khói. Ví dụ như xúc xích, giăm bông (thịt nguội), thịt xông khói (bacon) (ảnh chụp màn hình: Bách hóa Xanh).

Đường và tinh bột trắng

Thực phẩm chế biến sẵn có nhiều đường và ít chất xơ đã được chứng minh có liên quan tới nguy cơ ung thư cao. Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng một chế độ ăn làm đường huyết tăng cao có thể gây nguy cơ mắc một số loại ung thư như: ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư đại tràng.

Các nhà khoa học tin rằng đường huyết và mức insulin cao vì ăn nhiều đường là những nhân tố gây ung thư. Những nhân tố này đã được chứng minh kích thích sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư; làm chúng khó bị loại bỏ hơn.

Thêm vào đó, đường huyết và mức insulin cao còn góp phần tạo ra phản ứng viêm trong cơ thể. Về lâu về dài, việc này có thể dẫn đến sự phát triển bất thường của các tế bào; và có thể tạo ra các tế bào ung thư.

Đây có thể là lý do tại sao những người bị tiểu đường có khả năng mắc một số loại ung thư cao hơn bình thường. Ví dụ, trong một nghiên cứu, khả năng bị ung thư đại tràng của một người sẽ cao hơn đến 22% nếu họ bị tiểu đường.

Để bảo vệ bản thân khỏi ung thư; hãy hạn chế các loại thực phẩm nhiều đường và tinh bột trắng. Thay vào đó; ưu tiên dùng các loại tinh bột chưa qua tinh chế như gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt.

Bị thừa cân và béo phì làm nguy cơ ung thư cao hơn

Tình trạng béo phì là một trong những nhân tố lớn nhất gây ung thư trên thế giới. Béo phì làm tăng nguy cơ của bạn mắc 13 loại ung thư khác nhau. Trong đó bao gồm cả ung thư thực quản, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tụy, ung thư thận, ung thư vú.

Tin tốt là nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc giảm cân ở những người thừa cân và béo phì có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư. Vậy nên bạn hãy nhớ ăn uống lành mạnh và dành thời gian tập thể dục.

Bị thừa cân và béo phì làm nguy cơ ung thư cao hơn
Giữ cân nặng hợp lý để bảo vệ bản thân khỏi các loại bệnh.

Một số thực phẩm có chứa các đặc tính phòng chống ung thư

Các nhà khoa học ước tính rằng việc ăn uống với một chế độ ăn tối ưu có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư đến 70%; và còn có thể giúp ích trong việc chữa trị ung thư.

Một số thực phẩm tiêu diệt ung thư và phòng chống ung thư bao gồm:

Rau củ

Các nghiên cứu quan sát đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ nhiều rau củ hơn với nguy cơ bị ung thư thấp hơn.

Rất nhiều rau củ có chứa những dưỡng chất thực vật và chất chống oxy hóa giúp phòng chống ung thư. Ví dụ, các nghiên cứu chỉ ra rau củ họ cải (bông cải xanh; bông cải trắng, bắp cải…) có chứa chất sulforaphane. Một chất đã được chứng minh làm giảm kích thước khối u.

Các loại rau củ khác, như cà chua và cà rốt; có liên hệ với việc làm giảm tỉ lệ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày, ung thư phổi.

Trái cây

Tương tự như rau củ, trái cây có chứa các chất chống oxy hóa; và các dưỡng chất thực vật khác giúp ích trong việc phòng chống ung thư.

Một nghiên cứu tổng hợp phát hiện rằng; ăn ít nhất ba phần trái cây họ cam quýt/tuần làm giảm 28% nguy cơ ung thư dạ dày.

Hạt lanh

Hạt lanh (flaxseeds) là một loại hạt chống ung thư. Hạt lanh đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ chống lại một số loại ung thư. Thậm chí có thể làm giảm khả năng lây lan của các tế bào ung thư.

Trong một nghiên cứu, những người đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt sử dụng 30 gram hạt lanh xay mỗi ngày có tốc độ ung thư phát triển và lây lan chậm hơn so với nhóm không dùng hạt lanh. Các kết quả tương tự cũng được tìm thấy ở những phụ nữ bị ung thư vú.

Các loại gia vị

Một số nghiên cứu trong ống nghiệm và trên động vật phát hiện rằng quế (cinnamon) có các đặc tính chống ung thư và ngăn chặn các tế bào ung thư lan rộng.

Bên cạnh đó, curcumin trong nghệ cũng có thể chiến đấu với ung thư. Một nghiên cứu trong 30 ngày phát hiện rằng chỉ 4 gram curcumin mỗi ngày đã làm giảm những thương tổn có nguy cơ ung thư trong ruột già đến 40%.

Các loại đậu

Các loại đậu rất giàu chất xơ; và một số nghiên cứu nói rằng tiêu thụ nhiều chất xơ có thể phòng chống ung thư đại tràng.

Một nghiên cứu trên 3500 người đã phát hiện rằng những người ăn nhiều đậu nhất giảm đến 50% nguy cơ mắc một số loại ung thư.

Quả kiên

Quả kiên là loại quả bao gồm một hạt và một vỏ cứng. Ví dụ như hạt điều, hạnh đào, óc chó, hạt phỉ, hạt dẻ cười. Ăn quả kiên thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ đối với một số loại ung thư.

Một nghiên cứu trên hơn 19000 người đã phát hiện rằng; những người ăn nhiều quả kiên hơn có tỉ lệ tử vong vì ung thư thấp hơn.

Một số thực phẩm có chứa các đặc tính phòng chống ung thư, quả kiên.
Trong tiếng Anh, quả kiên được gọi là nuts.

Dầu ô liu

Nhiều nghiên cứu cho thấy dầu ô liu có liên quan tới việc giảm nguy cơ ung thư.

Một nghiên cứu tổng hợp lớn phát hiện rằng những người tiêu thụ lượng dầu ô liu nhiều nhất có tỉ lệ ung thư ít hơn 42% so với nhóm đối chứng.

Tỏi

Trong tỏi có allicin, một chất đã được chứng minh có các đặc tính chống ung thư ở những nghiên cứu trong ống nghiệm.

Các nghiên cứu khác cũng phát hiện sự liên quan giữa việc tiêu thụ tỏi; và nguy cơ thấp hơn đối với một số loại ung thư. Bao gồm ung thư dạ dày và ung thư tuyến tiền liệt.

Có một số bằng chứng rằng ăn cá có thể giúp bảo vệ khỏi ung thư. Có thể là do những chất béo tốt trong cá có tác dụng làm giảm viêm.

Một tổng hợp của 41 nghiên cứu cho thấy việc ăn cá thường xuyên làm giảm 12% nguy cơ ung thư đại tràng.

Như vậy, một chế độ ăn gồm nhiều thực phẩm tự nhiên đa dạng, như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, gia vị, chất béo tốt có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư.

Ăn nhiều thực vật giúp phòng chống ung thư

Tiêu thụ nhiều hơn những thức ăn có nguồn gốc thực vật đã được cho thấy rằng có liên quan với tỉ lệ ung thư thấp hơn.

Các nghiên đã chỉ ra những người theo chế độ ăn chay có ít nguy cơ hơn trong việc xuất hiện ung thư và tử vong vì ung thư. Một tổng hợp của 96 nghiên cứu phát hiện rằng; những người ăn chay có khả năng bị ung thư giảm đi 8%; và những người ăn thuần chay thì giảm 15%.

Tuy nhiên, những kết quả này là dựa trên các nghiên cứu quan sát. Do đó nên khó có thể xác định nguyên nhân chính xác. Có thể là những người ăn chay ăn nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt; là những thực phẩm giúp phòng chống ung thư. Cũng có thể họ tiêu thụ ít hơn những thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chiên nướng.

Chế độ ăn keto cho thấy lợi ích trong điều trị ung thư, nhưng bằng chứng chưa đủ mạnh

Một số nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn keto (chế độ ăn nhiều chất béo; ít tinh bột) có thể giúp phòng chống và chữa trị ung thư.

Đường huyết và mức insulin cao là các nhân tố cho sự phát triển ung thư. Chế độ ăn keto làm giảm đường huyết và insulin; và có thể có tác dụng khiến các tế bào ung thư chết đi hoặc phát triển chậm lại.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn keto có thể làm giảm sự phát triển của khối u; và cải thiện khả năng sống sót cả trong nghiên cứu trên động vật lẫn nghiên cứu trong ống nghiệm. Một vài nghiên cứu ở người cũng cho thấy một số lợi ích của chế độ ăn keto; không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Trong một số trường hợp còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.

Một nghiên cứu 14 ngày trên 27 bệnh nhân ung thư đã so sánh ảnh hưởng của chế độ ăn nhiều glucose (đường) so với chế độ ăn keto nhiều chất béo. Sự phát triển của khối u tăng lên 32% ở những người ăn nhiều glucose; nhưng giảm 24% ở những người ăn chế độ keto. Tuy nhiên, bằng chứng chưa đủ mạnh để chứng minh mối liên hệ này.

Ăn gì để phòng chống ung thư hiệu quả?, Chế độ ăn keto cho thấy lợi ích trong điều trị ung thư, nhưng bằng chứng chưa đủ mạnh
Hiện chưa có đầy đủ các nghiên cứu lâm sàng cho thấy những lợi ích rõ ràng của chế độ ăn keto ở những người bị ung thư.

Lưu ý

Một điều quan trọng cần nhớ rằng không nên dùng chế độ ăn keto thay thế cho các lời khuyên điều trị của các chuyên gia y tế. Nếu bạn muốn thử chế độ ăn keto cùng với các phương pháp điều trị khác; hãy nhớ nói chuyện với bác sĩ trước.

Việc ăn uống rất quan trọng với sức khỏe của người mắc ung thư

Sự thiếu dinh dưỡng và sụt cân là điều thường xuất hiện ở bệnh nhân ung thư; và có tác động tiêu cực đối với sức khỏe và tỉ lệ sống sót của họ. Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ là rất quan trọng cho việc thực hiện các phương pháp điều trị; hồi phục sức khỏe, làm giảm nhẹ các triệu chứng.

Đa phần bệnh nhân ung thư được khuyến khích giữ một chế độ ăn cân bằng, tốt cho sức khỏe. Trong đó bao gồm nhiều protein nạc, chất béo tốt, trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt; đồng thời giảm lượng đường, muối, caffeine, các thực phẩm chế biến sẵn và rượu bia.

Một chế độ ăn nhiều protein và calo có thể hạn chế sự sụt cân. Các nguồn protein tốt gồm có thịt nạc, thịt gà, cá, trứng; các loại quả kiên, các loại hạt, và các sản phẩm từ sữa.

Bệnh nhân ung thư nên tránh uống bổ sung quá nhiều vitamin. Các loại vitamin hoạt động như chất chống oxy hóa và có thể ảnh hưởng đến phương pháp hóa trị nếu sử dụng quá nhiều.

Ung thư và tác dụng phụ của việc điều trị ung thư đôi khi có thể làm người ta trở nên khó ăn uống. Những tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn, mệt mỏi; thay đổi vị giác, chán ăn, khó nuốt đồ ăn, tiêu chảy và táo bón.

Nếu bạn có bất kì triệu chứng nào trong số này; hãy nói chuyện với bác sĩ để biết nên làm gì trong tình huống đó. Cũng như cách ăn uống để đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ.

Theo Healthline