Có nhiều thói quen trong cuộc sống hàng ngày gây tổn hại đến sức khoẻ gan mà bạn không biết.

Gan là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, có chức năng chuyển hóa thực phẩm thành các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, ngoài ra gan còn có chức năng sản xuất, bài tiết mật, điều hòa hormon, tổng hợp enzyme hay thải độc.

Gan rất quan trọng, nếu không biết cách bảo vệ khiến cho chức năng của gan suy giảm thì sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm; và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, nhiều người chưa biết rằng, các căn bệnh gan hiện nay một phần có nguồn gốc từ những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày.

8 thói quen gây tổn hại gan mỗi ngày nên tránh

1. Thường xuyên uống nước có ga

Việc sử dụng thường xuyên nước ngọt có ga sẽ gây ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ, đặc biệt đối với người bị men gan cao, dễ gây tổn thương gan. Đồ uống có ga khiến gan phải làm việc vất vả hơn khi đang bị bệnh; từ đó khiến tình trạng tăng men gan càng nặng hơn.

Uống nước có ga
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người uống 2 lon nước ngọt có ga mỗi ngày tăng 5 lần nguy cơ xơ gan và ung thư gan.

Nước uống có ga là đồ uống có chứa nhiều chất kích thích, có thể chứa etanol gây huỷ hoại các tế bào gan; nếu thường xuyên sử dụng sẽ gây béo phì và đẩy nhanh quá trình ung thư gan.

2. Ăn mặn

Muối từ lâu đã là gia vị không thể thiếu trong các món ăn hàng ngày của người Việt; đồng thời muối rất cần cho cơ thể. Tuy nhiên, muối khi được sử dụng quá nhiều sẽ gây ra những tác hại không phải ai cũng biết; đặc biệt là với người gan yếu và mắc các bệnh lý về gan.

Ăn mặn gây tổn hại cho gan
Thói quen ăn mặn rất có hại cho gan; bởi khi lượng muối vào cơ thể quá nhiều sẽ cản trở việc đào thải các chất cặn bã dư thừa ra ngoài; về lâu dài sẽ làm giảm khả năng hoạt động của gan.

Với những người có bệnh gan khi ăn mặn còn có thể dẫn tới phù nề do bị giữ nước; tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu thông qua hệ thống mạch máu. Do đó, cần hạn chế muối trong chế độ ăn uống; và thậm chí cả từ các loại thực phẩm tự nhiên có hàm lượng muối cao để giảm phù nề và giảm nguy cơ về tim mạch.

Nhất là đối với bệnh nhân xơ gan đã bị phù nề thì việc giảm lượng muối là cực kỳ cần thiết. Nếu trong giai đoạn này mà người bệnh vẫn ăn mặn thì nguy cơ biến chứng xảy ra rất cao và có thể gây tử vong.

3. Thói quen uống rượu bia thường xuyên gây tổn hại cho gan

Rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương gan. Uống rượu bia nhiều gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, làm suy giảm chức năng gan; dần dần hình thành xơ gan hoặc viêm gan. Khi gan bị tổn thương đến mức không thể phục hồi được cũng là lúc cơ thể gặp rất nhiều vấn đề về sức khoẻ; từ đó có thể nguy hiểm tới mạng sống.

4. Ăn nhiều chất béo

Chất béo là dưỡng chất cần thiết để cung cấp năng lượng, duy trì chức năng sinh lý, hỗ trợ sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể. Đối với người trưởng thành, chất béo chiếm 24% trọng lượng của cơ thể.

Ăn nhiều chất béo
Ăn quá nhiều đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa mỡ, khiến mỡ tích tụ trong gan hình thành gan nhiễm mỡ.

Tuy nhiên, ăn quá nhiều chất béo bão hòa có trong thịt, nội tạng động vật, bơ sữa, bánh ngọt, đồ ăn chiên xào… sẽ gây sức ép cho gan, dẫn đến ứ đọng nhiều chất béo và glycogen ở gan.

5. Nấu ăn với dầu thực vật

Dầu thực vật tưởng chừng như tốt cho sức khoẻ nhưng lại là nguyên nhân chính khiến gan kém đi theo thời gian. Dầu thực vật tinh chế chứa nhiều axit béo omega-6 và nấu với chất béo sẽ vượt quá ngưỡng hơn cả việc hút thuốc lá. Do vậy, nên hạn chế nấu ăn với dầu thực vật để bảo vệ tốt cho lá gan.

6. Thói quen lười uống nước gây tổn hại cho gan

Cuộc sống hiện đại, nhiều người vì bận rộn nên dẫn tới thói quen quên uống nước, lười uống nước; và chỉ uống khi cơ thể đã rơi vào khô cạn, cơn khát bùng lên. Chính thói quen chỉ uống nước khi thật khát, khiến cho cơ thể bị rơi vào cạn kiệt; ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình thanh lọc của gan và thận; khiến cơ thể dễ rơi vào tình trạng suy gan, suy thận.

thói quen lười uống nước gây tổn hại cho gan
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết thì trung bình mỗi con người cần uống đủ 1,5-2 lít nước trong một ngày. Nếu bạn chỉ uống khi cơ thể báo khát nước thì lúc đó chức năng thận của bạn đã bị suy kém rồi.

Nước giúp loại bỏ mọi chất thải ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa chất độc tích tụ và làm tổn thương gan. Uống nước thường xuyên làm cho máu loãng hơn, giúp gan dễ lọc và thải bỏ độc tố.

7. Ngủ không đủ giấc

Nhiều người có thói quen làm việc hoặc vui chơi đêm nên rất dễ gây ra bệnh gan. Nguyên nhân là trong quá trình ngủ, cơ thể đi vào quy trình phục hồi sức khoẻ; thường xuyên thức đêm sẽ dẫn đến ngủ không đủ giấc, sức để kháng của cơ thể giảm; và ảnh hưởng đến quá trình tự phục hồi sức khoẻ ban đêm của gan. Những người đã mắc bệnh viêm gan mà thường xuyên thức đêm thì bệnh sẽ càng nặng.

8. Lạm dụng thuốc bổ

Nhiều người cho rằng thuốc tây chữa các bệnh nếu lạm dụng sẽ hại gan; còn thuốc bổ hay vitamin dùng thoải mái vì bổ sung các vi chất thiếu hụt mà cơ thể không tổng hợp được. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng. Việc lạm dụng thuốc kể cả thuốc bổ cũng hại gan, gây tổn thương gan.

Sử dụng quá nhiều một loại thuốc nào đó dù là thuốc bổ cũng có thể dần gây hại cho gan, (ảnh chụp màn hình istockphoto).

Một trong những vai trò của gan là phân huỷ các chất mà cơ thể tiêu thụ; kể cả thuốc uống, thuốc bổ và thảo mộc. Vì vậy, sử dụng quá nhiều một loại thuốc nàođó có ể dần gây hại cho gan. Tổn thương này có thể từ nhẹ đến suy gan hoàn toàn.

Gan giúp thải độc, thanh lọc cơ thể và đảm nhiệm nhiều vai trò khác mà không thể thay thế. Do vậy, hãy thay đổi những thói quen không lành mạnh để bảo vệ sức khỏe lá gan của bạn nhé.