Cứ mỗi lần trở lại quê, nơi sơ tán: thôn Nội, xã Việt Lập, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang thì những nỗi nhớ xốn xang về nơi thôn dã thanh bình yên ả, đầy ắp kỷ niệm “một thời để nhớ” lại trở về khắc khoải trong tôi!

Ngôi nhà gỗ

Những tháng năm mà ở Việt Nam tiến hành kháng chiến chống Mỹ (1964 – 1968); bố mẹ gửi ba chị em tôi sơ tán về quê ở với gia đình ông bác (ông là anh ruột của ông ngoại tôi – ông ngoại tôi mất khi mẹ tôi mới 12 tuổi). Trước mắt tôi hiện lên một ngôi nhà gỗ 5 gian thật đẹp lưng tựa vào cánh rừng thưa (đó là rừng nhà bà Tuần Như). Tôi đã nghĩ đây là một ngôi nhà trong những câu chuyện cổ tích mà cha tôi vẫn kể. Ngôi nhà có 6 cánh cửa gỗ mở ra trong nhà thật sáng sủa; có những chiếc cột to gần bằng cột đình, mái hiên rộng, trải chiếu to ăn cơm ở trước hiên vẫn thoải mái.

Gian cạnh là những cửa nách thông ra mái hiên xuống nhà ngang thấp hơn mấy bậc, mưa cũng không bị ướt. Bước hết bậc tam cấp xuống sân rộng lát gạch đỏ bằng nền với nhà ngang có hòm cáng (*) to đựng thóc lúa chống chuột; có cối xay thóc, cối giã gạo, chạn bát… Cách mấy mét phía trái sân là một đống rơm to tướng mà cả một vụ rét trâu bò cũng không ăn hết được. Tiếp đến dãy chuồng trâu, chuồng bò. Xuống mấy bậc tam cấp nữa là ngõ đi nối với bếp nhỏ để đun rơm rạ. Tiếp đến xuống một chiếc ao rộng nằm sát cánh đồng quanh năm có cá ăn.

Có một thời để nhớ... Kể lại một kỉ niệm thời thơ ấu của em; Viết đoạn văn ngắn về kỉ niệm tuổi thơ; Kể về kỉ niệm thời thơ ấu bằng tiếng Anh.
Tuổi thơ là nơi cất giữ những hồi ức tháng năm tươi đẹp… (ảnh minh hoạ: internet).

Một thời để nhớ: Khu rừng bí mật

Cánh rừng sau nhà ông là một thế giới thần tiên để lũ trẻ thành phố chúng tôi từng ngày dần dần khám phá. Chúng tôi hỏi dò lũ bạn trong xóm đến chơi, rồi cùng thằng Hải (bạn học cùng lớp) và cái Dương (em nó) rủ nhau trốn ông vào khu rừng ấy. Ở bìa rừng có những khóm mây gai nhưng đi theo lũ trẻ ở đây chúng tôi cũng biết vén mây theo lối mòn vào rừng.

Sáng sớm tiếng chim hót ríu ran. Thôi thì đủ loại từ “bắt cô trói cột” đến yểng, sáo, chào mào, chim sâu và những con chim gì màu sắc sặc sỡ. Rừng thưa nên có ánh sáng chiếu những khoảng lớn nhỏ khắp nơi trên lớp lá khô dày. Trên cao là những cây to, dưới đất là tầng tầng những cây con, cây nhỡ rồi đến thảm thực vật xanh lẫn lá khô. Muôn loài côn trùng nhởn nhơ, dạo chơi, bay lượn trong không gian của chúng…

Chẳng hiểu bao nhiêu năm tôi vẫn nhớ như in những buổi ông có việc đi vắng; chúng tôi trốn vào thám hiểm khu rừng huyền thoại trong thế giới tuổi thơ ấy. Sau một hồi thám hiểm chúng tôi cũng hú gọi nhau về bằng cách hai tay che miệng…

Một thời để nhớ...Kể về 1 kỉ niệm thời thơ ấu không phải mờ của em; Kể về kỉ niệm thời thơ ấu lớp 9; Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em với người bạn tuổi.
Tuổi thơ là xứ sở diệu kỳ mà ai cũng được một lần chu du. Tuổi thơ có bao giờ trở lại…

Sản vật của núi rừng

Chiến lợi phẩm thu về nào là hoa mẫu đơn rừng màu đỏ, hoa, quả giành giành màu vàng; hoa kim ngân màu trắng, vàng, hoa mua, hoa sim màu tím, hoa móng rồng màu vàng thơm phức, hoa chuối rừng màu đỏ; và những loài hoa rất thơm mà chúng tôi còn chưa kịp nhớ tên gọi của chúng… Còn quả thì quả bưởi bung màu vàng, quả mâm xôi màu đỏ, quả dứa dại trông rất đẹp mắt; có một loại quả nhỏ li ti màu đen gọi là quả tu-rúc ăn ngòn ngọt chan chát…

Chiến lợi phẩm đem về giấu sau góc đống rơm, lấy rơm che lại. Đợi khi ông ngủ trưa, trốn mang ra lũy tre gần cổng, chơi đồ hàng. Có hôm may mắn bắt được mấy ổ trứng chim cho vào ống bơ; rút trộm rơm ra cổng đào bếp luộc ăn dính mép nhưng rất khoái chí cười vui vẻ. Tạm biệt kỳ nghỉ hè chúng tôi lại đến trường học. Những giờ ra chơi lại tiếp những trò: chơi ô ăn quan, nhảy dây; trồng nụ trồng hoa, đánh chuyền, đánh chắt; bọn con trai thì đánh đáo, đánh khăng; nếu chơi chung thì bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây; tất cả những trò chơi dân gian thời ấy chúng tôi đều trải qua và học được ở nơi sơ tán.

Một thời để nhớ...Kể về một kỉ niệm đáng nhớ ngắn gọn; Dàn ý kể về kỉ niệm thời thơ ấu.
Cảm nhận cuộc sống trong đôi mắt trẻ thơ thật trong trẻo…

Một thời để nhớ: Chút kỷ niệm buồn!

Cũng có những kỷ niệm buồn: Khi mới học được vài buổi (lớp học ở cạnh rìa làng sát với cánh đồng); khi cơn buồn ngủ kéo đến tôi ngước sang trái nhìn ra cánh đồng là một thảm lúa xanh mơn mởn, hương thơm man mác; tôi thấy có 2 người đang tát nước gầu giai (**). Trên mỗi tay 1 người là 2 sợi dây thừng nhỏ luồn vào một ống trúc ngắn; họ tưởng như đang múa mà từng gàu nước vục xuống hắt lên trông rất điêu luyện; đang mải mê quan sát thì bị một cái bạt tai choáng váng; tôi ngơ ngác chưa hiểu điều gì xảy ra, đến khi nghe thầy mắng các bạn hướng mắt đồ xô vào nhìn tôi mới hiểu mình phạm lỗi gì và tức tưởi khóc (từ bé tôi chưa từng bị bố mẹ đánh roi nào).

Lúc này thầy mới hỏi tôi là con nhà ai? Ở xóm nào? Tôi chưa kịp trả lời các bạn đã nhao nhao:
– Bạn ấy là học sinh sơ tán!
Thầy mới hiểu ra và dỗ dành tôi. Cuối buổi học thầy cùng con gái út (Bích – bạn học cùng lớp với tôi) đưa tôi về nhà và nói chuyện với ông tôi khá lâu. Từ đó Bích và tôi trở thành đôi bạn thân thiết. Cả nhà thầy coi tôi như một thành viên trong gia đình và chẳng biết từ bao giờ các bạn gọi tôi là “con nuôi thầy Lê Nhị”.

Kỷ niệm tuổi thơ

Ngày nối ngày, chị em tôi đã hòa nhập cuộc sống ở làng quê nơi đây; những điều mới lạ càng tới nhiều hơn! Những đêm trăng sáng chị em chúng tôi cùng hai bác (con trai và con gái của ông bà – hơn chị em tôi dăm bảy tuổi thôi) ra kéo vó tôm ở ao Đồng Mụ – sản phẩm là những giỏ tôm càng, tôm riu nhảy tanh tách… Cũng có những lần: Sau những đêm mưa to gió lớn buổi sáng chúng tôi theo người lớn ra đồng bắt cua cá, chộp ếch. Những buổi đi mót khoai, món lạc, thiên nhiên ưu đãi nơi đây đất đai trù phú; con người thuần hậu, chất phác…

Lập dàn ý kể về một kỉ niệm đáng nhớ lớp 6; Lập dàn ý về một kỉ niệm thời thơ ấu; Lập dàn ý về kỉ niệm ngày thơ ấu lớp 6; Viết một đoạn văn ngắn về kỉ niệm sâu sắc thời thơ ấu của em.

Vui là thế! Nhưng cũng có lần em gái thứ ba của tôi Kim Oanh chưa đầy 3 tuổi; suýt nữa thì chết đuối ở ao Đồng Mụ này; nếu không may mắn có một cô rửa cỏ ở bến ao làng cứu nó thoát chết. Mấy chị em đang tập bơi thì thấy em gái tôi chới với; tôi với tay định túm chân nó nhưng với hụt vì chỗ đó nước sâu quá. Tôi kêu thất thanh cứu, cứu thì cô ấy nhìn thấy lao ra vớt nó lên; đem lên bờ túm hai chân nó quay mấy vòng liền; miệng nó ộc ra bao nhiêu là nước! Thật may mắn em tôi thoát chết, nghĩ lại chuyện đó giờ vẫn thấy sợ.

Tuổi thơ đáng nhớ

Còn nhiều nữa… Những buổi theo đám trẻ trong xóm ra tận gốc đa đình Nội chơi; nhặt hoa gạo đỏ, rồi ra Đền Nghè chơi dưới những gốc thầu dầu, trời mưa chạy vào trú mưa; nghe đám trẻ chăn trâu hù dọa ở đó linh thiêng thế nào thì cũng rờn rợn. Trong hồi ức của mình tôi vẫn nghĩ đó là nơi Thạch Sanh chém xà tinh ở miếu thần này.

 Lập dàn ý Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ;
“Đường làng quanh co, sông thu êm đềm, thả diều bắt bóng nắng cháy giữa đồng”

Giờ nghĩ lại mới 8 tuổi đầu (được sự trợ giúp của ông bà và hai bác) trông nom, cơm nước, tắm gội, giặt giũ cho hai đứa em; một đứa lên sáu, một đứa lên ba. Thời buổi bây giờ trẻ em 8 tuổi vẫn còn trong vòng tay bao bọc của cả ngày ấy chứ! Tôi tự nghĩ trong thời điểm phi thường ấy mình quả thực cũng thật “phi thường”. Giờ đây tôi thấy mình thật may mắn được Sáng Thế ban cho ân huệ ấy…

“có một thời để nhớ”

Cùng tác giả:

(*) Hòm cáng: hòm gỗ chứa thóc ở phía Bắc; còn là nơi bày bát hương và một số đồ thờ đơn giản trên mặt hòm. Ở bốn góc hòm còn có 4 cái chân bằng gỗ.
(**) Tát nước gàu giai: Tát nước gàu dai (dây) hai người đứng đối diện, mỗi người cầm một dây miệng, một dây đáy. Đứng nghiêng mình, choãi chân trước chân sau; hai người cùng khom lưng, thả dây cho gàu rơi xuống vũng. Dây miệng thả chùng hơn dây đáy để miệng gàu xuống trước, đáy xuống sau… (Sự phổ biến máy bơm làm cho tát nước gàu giai rất nhanh sẽ chỉ còn trong ký ức một thời để nhớ)