Có khi nào bạn tự hỏi: Ta là ai? Từ đâu tới? Chết sẽ đi về đâu? Luật nhân quả, thiện ác hữu báo thật sự có tồn tại? Đời người tưởng dài mà ngắn, thoáng cái đã đi hết một đời. Dù dài hay ngắn thì khi nhìn lại cũng chỉ là cái chớp mắt. Có bao nhiêu người trong cuộc sống bộn bề; trong tham, sân, si mà trăn trở? Trong dòng chảy ấy, có người sẽ đi kiếm tìm ý nghĩa sinh mệnh. Nhưng nhiều người lại thờ ơ, bởi những bận bịu, lo toan cho cuộc sống vật chất trước mắt. Hy vọng qua mỗi câu chuyện luân hồi chuyển kiếp này, chúng ta cùng suy ngẫm. Từ đó, có trách nhiệm hơn với cuộc sống, trân quý những ngày tháng quý giá chúng ta đang trải qua…

Trong các câu chuyện luân hồi chuyển kiếp ở Việt Nam, tại huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình có khá nhiều. Một số trường hợp, khi sinh ra bình thường, trong quá trình lớn lên, kí ức về kiếp sống trước sáng tỏ. Câu chuyện đứa bé kể, khi được kiểm chứng đúng sự thật đã khiến nhiều người tin vào luân hồi. Ông Nguyễn Trường Sơn – Trưởng phòng Tôn giáo tỉnh Hoà Bình, xác nhận “đầu thai” ở huyện Mai Châu là có thật.

Luân hồi chuyển kiếp tại Mai Châu: Bé Mai Anh đi theo người phụ nữ lạ, gọi “Mẹ ơi”

Hà Thị Mai Anh cùng mẹ trong câu chuyện luân hồi
Hà Thị Mai Anh cùng mẹ (Ảnh Internet)

Anh Bái kể lại câu chuyện:

Vợ chồng anh Hà Văn Bái và chị Hà Thị Tý hiếm muộn, sau 7 năm lấy nhau mới sinh bé Mai Anh. Mai Anh (sinh 1997) lớn lên với mọi biểu hiện bình thường. Nhưng khi 4 tuổi, trong lần anh Bái dự đám cưới một người quen tại bản Nhót. Vì bận giúp chủ nhà làm cỗ, anh chị nhờ mọi người trông bé Mai Anh giúp. Khi quay ra, thấy con gái chạy bám theo một phụ nữ tên Nắng, khóc mếu gọi “Mẹ ơi”.

Mẹ đẻ chạy đến bế con nhưng cô bé “bơ” đi, chỉ nằng nặc theo người phụ nữ kia. Cô bé liên tục gọi “mẹ”. Vợ chồng anh Bái, chị Tý nghĩ chắc con mình bé, tưởng nhận nhầm người. Thấy lạ, nhiều người xúm vào hỏi thử: “Thế bố mẹ cháu tên gì, nhà cháu ở đâu?”. Bất ngờ và chết điếng khi bé nhận là con của ông bà Lường Văn Tuấn – Hà Thị Nắng nào đó. Bé nói: “Cháu tên là Lường Văn Hải, nhà ở bản Nhót. Anh trai cháu tên là Lường Văn Tú. Ngôi nhà được làm bằng đất 2 tầng (ý nói nhà sàn), còn có cây muỗng to trước cửa nhà”… Mọi người chứng kiến câu chuyện không khỏi ồ lên kinh ngạc”.

Xác minh câu chuyện kiếp trước, minh chứng có luân hồi chuyển kiếp

Đứa bé mãi quất quýt với người “mẹ mới” mà không chịu rời xa. Dỗ dành mãi đến gần tối, bé mới chịu theo bố mẹ về nhà. Trong lòng anh Bái không khỏi lo lắng, buồn phiền. Trên đường về, vừa đạp xe, vừa sợ chuyện lạ kỳ, lại sợ mất con, anh Bái ngã dúi dụi mấy lần.

Chưa hết, Mai Anh lại kể rằng, nhà mình “kiếp trước” có hai cây muỗng trước nhà. Người bố chân đi tập tễnh và có anh trai tên là Tú, đá bóng rất giỏi.

Trở về nhà, mấy hôm liền Mai Anh bị ốm, sốt cao, không chịu ăn uống, luôn miệng đòi về “nhà kiếp trước”. Chiều lòng con, anh chị đành chở cháu tìm đến địa chỉ “nhà kiếp trước”. Nói được về nhà cũ, bé Mai Anh đang ốm sốt mà tươi tỉnh hẳn, không biểu hiện gì của ốm sốt nữa.

Khi tới gia đình bà Nắng, thấy họ hàng đã đến rất đông khiến anh chị Bái thêm lo lắng. Ngược lại, Mai Anh lại không hề sợ sệt, cứ chạy nhảy, chơi đùa như nhà của mình. Gia đình bà Nắng nói có cậu con trai mất cách đây hơn chục năm. Để xác định có đúng là con trai bà đầu thai không, mọi người lần lượt hỏi thử Mai Anh.  

Đầu tiên, bà thím nói: “ra đây bác bế nào”, Mai Anh nói luôn là thím chứ không phải bác. Một bà dì cho Mai Anh xem bức ảnh của Tú chụp chung với đội bóng nhà trường. Bà hỏi: “Anh trai Tú của con đâu?”,  bé Mai Anh chỉ đúng anh Tú đứng ở hàng phía sau.

“Sao bố lại bảo là ông?”

Ông Lường Văn Tuấn, bố Mai Anh kiếp trước, tập tễnh từ buồng đi ra. Đúng như miêu tả của bé Mai Anh nói rằng bố mình chân đi tập tễnh. Ông Tuấn vốn bị thương trong chiến tranh. Để thử lòng đứa bé nói có đúng không, ông bảo: “Ra đây ông bế nào”. Mai Anh phản ứng ngay: “Sao bố lại bảo là ông?”…

Cả gia đình ông Tuấn đến lúc này không thể kìm chế sự xúc động. Bất kì ông bà, hay người họ hàng nào tiếp xác với Mai Anh, bé đều gọi tên chính xác. Ngoài ra, Mai Anh còn nhận ra quần áo, nơi thường ngủ của con – Lường Văn Hải.

Câu chuyện của bé Mai Anh nhớ được kiếp trước của mình là Lường Văn Hải, con ông Lường Văn Tuấn. Đã nhanh chóng lan rộng khắp thôn làng. Cả làng xôn xao. “Đúng là nhà này có đứa con Lường Văn Hải, đã mất 4 năm nay, lại đúng ngày sinh Mai Anh”.

Cuối cùng, Anh Bái quyết định: “Tôi mổ lợn làm 10 mâm cỗ để xin vía cháu về nhà tôi. Tôi chỉ có duy nhất mình cháu là con nên gia đình ông bà thông cảm”. Cả hai gia đình vui vẻ nhận “người thân quen”.  

Nhân duyên sang đến kiếp này: Tự nhiên có 2 ông bố, 2 bà mẹ

Vậy là, từ chỗ không quen biết giờ hai gia đình trở thành thân thiết như hai anh em. Bé Mai Anh tự nhiên có 2 ông bố, 2 bà mẹ. Khi nào nhớ “bố mẹ” trên ấy, bé lại đòi lên; chơi chán lại về. Những dịp lễ Tết, nghỉ hè có khi bé lên ở cả tuần, lâu không lên là lại lăn ra ốm.

Mai Ạnh càng lớn thì ký ức về gia đình kiếp trước của cũng mờ dần đi, đó là chuyện bình thường. Bởi vì một kiếp sống mới đã bắt đầu, khi tiếp nhận những quan niệm, tính cách mới thì kí ức xa xưa sẽ mờ nhạt. Điều đó là thuận theo lẽ tự nhiên và an bài như vậy. Việc một ai đó khi sinh ra lại nhớ được kiếp trước của mình, có phải là sơ suất của tự nhiên? Tại sao số người có được kí ức tiền kiếp lại khá ít? Có lẽ, điều ấy như một ví dụ điển hình cố ý cho xuất hiện vậy. Bởi nó đã   mở ra một cánh cửa cho chúng ta biết rằng luân hồi là có thật, sinh mệnh là vĩnh hằng. Một thế giới rộng lớn ngoài kia đang chờ chúng ta khám phá…

Dù bạn có tin câu chuyện hay không, điều đó không còn quan trọng nữa. Giờ gia đình chị Tý và gia đình chị Nắng đã thân thiết như anh em ruột thịt. Mai Anh có hai chốn đi về, có cả hai gia đình cùng yêu thương. Đó là món quà của Trời xanh đã ban cho Mai Anh…

Theo DKN.TV

Xem thêm: