Có nhiều người câu cá, bắn chim chỉ vì thú vui, sở thích. Tôi có người hàng xóm đam mê câu cá. Anh có một công việc ổn định với thu nhập cao. Câu cá chỉ là thú vui tiêu khiển và cũng là sở thích của anh.

Tôi khuyên anh đừng câu cá nữa, sát sinh tạo nghiệp. Anh nói con cá phải chết dưới tay anh âu cũng là số mệnh của nó. Vả lại môi trường sinh thái cũng cần được cân bằng, cái gì một khi đã nhiều quá thì cũng đều không tốt… Đương nhiên anh không đả động gì tới Nhân – Quả.

Thịt, cá… là nguồn thực phẩm quan trọng của nhân loại. Vì thế xã hội có ngư phủ, thợ săn hay đồ tể… đó là nghiệp mưu sinh, có thể đó là sự an bài của số mệnh. Tuy nhiên anh không mưu sinh bằng nghề ấy. Anh câu cá chỉ để thoả mãn thú vui cá nhân. Vì sự vui thích của mình mà gây đau khổ, sát hại một sinh mệnh; điều đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời của anh Tôi khuyên anh thôi câu cá không phải vì lo cho chim trời cá nước, mà vì lo cho anh.

Hệ luỵ của thú vui câu cá

Làm tổn thương lòng trắc ẩn của bản thân

Khi lưỡi câu găm vào miệng cá sẽ khiến nó đau đớn. Vết thương ấy gánh toàn bộ sức nặng của cá khi bị kéo lên, hãy thử hình dung nó đau đớn biết nhường nào. Chứng kiến sự đau đớn của một sinh mệnh lẽ nào không động lòng thương xót… không cảm nhận thấy nhưng có lẽ trong sâu thẳm lòng trắc ẩn, lương tâm của ta đã bị tổn thương. Lặp đi lặp lại, sự tổn thương ấy cũng ngày một lớn dần.

Báo ứng sát sinh do câu cá

Lương Tâm bị thương tổn tới mức không còn nữa thì những điều bất lương cũng sẽ ập đến.

Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi. Trạng thái đau đớn, tuyệt vọng trước khi chết của sinh mệnh là một dạng năng lượng tiêu cực. Nó sẽ được “trút” lên nguồn vật chủ. Khi năng lượng đó tích tụ ngày càng nhiều lên sẽ phản ánh tới không gian vật chất; mang tới những hậu quả tương ứng mà người ta gọi là báo ứng

Câu cá giải trí hay câu cá thể thao là loại hình câu cá có sự cạnh tranh hay thi đua với nhau, thường là trong một cuộc thi. Đây là một loại hình câu cá giải trí, nó trái ngược với các hoạt động câu cá ngư hiệp hay bắt cá để cung cấp nguồn thực phẩm. Hoạt động câu cá thể thao nhìn chung có luật lệ, tổ chức nghiêm ngặt, và khi thực hiện câu phải có giấy phép, người tham gia được gọi là cần thủ hay câu thủ.
Rất nhiều người đam mê câu cá mà không biết rằng điều chờ đợi họ không phải là cá (ảnh: Pixabay)

Khi chúng ta không mưu sinh bằng nghề câu cá, không cần phải sát sinh, mà vẫn vì lí do nào đó đã tự mình sát sinh; điều ấy không thuận theo an bài của tự nhiên, sẽ gây nên ác nghiệp.

Anh nói đùa: “Hôm nào anh đi câu thì tôi sẽ không đi mua cá, cũng từng ấy con cá phải chết chứ có nhiều hơn đâu. Anh sát sinh thì người bán cá sẽ khỏi phải sát sinh.”

Anh ấy biết sát sinh là tạo nghiệp mà vẫn có thể đùa được. Người bán cá mưu sinh bằng nghề ấy, duyên kiếp an bài vậy. Nhưng chúng ta được an bài khác cớ gì lại tự mình gây nghiệp, vì sao không gìn giữ phúc phận cho chính mình?

Sống hời hợt nên chỉ được hưởng những niềm vui chóng vánh?

Khi chúng ta tin vào nhân quả và có cái nhìn sâu sắc hơn, chúng ta sẽ thấy mỗi hành động của mình đều dẫn đến một kết quả. Hành động tốt đẹp đem lại kết quả tốt đẹp, và ngược lại.

Nên nếu đó chỉ là thú vui, xin hãy ngừng câu cá, bắn chim. Vì chính mình, chứ không phải vì chim, vì cá hay là vì người khác. Hãy để ngư dân, thợ săn và đồ tể làm việc họ được an bài, và chúng ta cũng làm tốt công việc của mình. Không câu cá, bắn chim, chúng ta có thể tìm cho mình một thú vui khác chính đáng hơn, không làm tổn hại đến những sinh mệnh khác. Khi ấy, cuộc sống của chúng ta tự nhiên sẽ an vui. Mong anh hiểu được tấm lòng của tôi.