Để sống lâu trăm tuổi, chế độ ăn uống hợp lý chiếm 25%, những cái khác chiếm 25% và vai trò cân bằng cảm xúc chiếm tới 50%.

Từ cổ chí kim con người luôn tìm mọi cách để sống khoẻ mạnh hơn và trường thọ hơn. Con người luôn tìm kiếm những công thức để làm sao kéo dài được tuổi thọ; và đúc kết ra nhiều phương pháp.

Elizabeth, người đoạt giải Nobel sinh lý học đã từng đúc kết về con đường trường thọ, đó là: Sống lâu trăm tuổi, chế độ ăn uống hợp lý chiếm 25%, khác chiếm 25%, và vai trò cân bằng tâm lý chiếm 50%.

Cân bằng cảm xúc quyết định tới 50% tuổi thọ của con người

Cái gọi là cân bằng cảm xúc ở đây được hiểu một cách đơn giản là sự cân bằng của tâm lý; không ham vật chất, không ích kỷ.

Theo lý luận của y học cổ truyền Trung Quốc, nó là để điều chỉnh cảm xúc. Có 7 cảm xúc được đề cập đến đó: Niềm vui, tức giận, lo lắng, suy nghĩ, buồn bã, hoảng hốt (sốc) và sợ hãi. 

Cân bằng cảm xúc quyết định tới 50% tuổi thọ của con người
Cân bằng cảm xúc ở đây được hiểu một cách đơn giản là sự cân bằng của tâm lý; không ham vật chất, không ích kỷ.

Trong cuốn sách “Hoàng đế nội kinh” nói: “Có vui có giận, có buồn có khổ, hiện tượng này không đổi”. Mọi cảm xúc đều là hoạt động tâm lý bình thường của con người; cảm xúc nào cũng có cái tốt và cái xấu.

Chỉ bằng cách duy trì sự cân bằng của các cảm xúc khác nhau, chúng ta mới có thể thúc đẩy sự phát triển của cơ thể và tâm trí con người; và đạt được sự cân bằng tâm lý.

Tất nhiên, loại tâm lý cân bằng này không phải ai cũng dễ dàng đạt được; nếu 7 cảm xúc nói trên quá cao, cảm xúc nào cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể.

Ngũ tạng khoẻ hay yếu, sống thọ hay không đều do cảm xúc quyết định

Danh y Hải Thượng Lãn Ông cũng đề cao sự điều độ thư thái để dưỡng sinh vì: “Tức giận quá sẽ hại can. Vui mừng quá hại tâm. Buồn lo quá hại phế. Kinh sợ quá hại thận. Suy nghĩ quá hại tỳ”.

Ngũ tạng khoẻ hay yếu, sống thọ hay không đều do cảm xúc quyết định
Chỉ bằng cách duy trì sự cân bằng của các cảm xúc khác nhau, chúng ta mới có thể thúc đẩy sự phát triển của cơ thể và tâm trí con người; và đạt được sự cân bằng tâm lý.

Vì vậy, cảm xúc của con người cần phải ổn định; mừng vui quá hay đau buồn quá cũng đều không tốt cho sức khỏe thân thể; làm hại trực tiếp đến lục phủ ngũ tạng. Từ đó ảnh hưởng tới tuổi thọ của con người.

Vui quá hại tim

Trong cuộc sống hàng ngày, chắc chắn trong tiềm thức chúng ta sẽ nghĩ rằng “hạnh phúc” gắn liền với những điều tốt đẹp. Nhưng nếu ta “vui mừng khôn xiết”, điều đó sẽ lợi bất cập hại. Theo quan điểm này, thích không nên thái quá, vui vẻ thái quá cũng dễ mắc bệnh tim. 

Tức giận quá hại gan

Tất cả chúng ta đều quen thuộc với cảm xúc này; nhiều người nóng nảy, dễ nổi nóng khi gặp chuyện. Các nhà nghiên cứu Harvard phát hiện ra rằng những người đàn ông đạt điểm cao hơn trong thang đo đặc điểm tức giận, có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 3 lần. 

Tức giận quá hại gan
Nóng giận không chỉ nguy cơ phá vỡ các mối quan hệ, làm xấu đi hình ảnh của bản thân, mà còn được biết đến như một “sát thủ giấu mặt” của bệnh tim, đột quỵ và nhiều vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng khác.

Việc mọi thứ khiến ta dễ nóng nảy hàng ngày chẳng hạn như tắc đường trên đường đi làm; cãi vã với các thành viên trong gia đình; mâu thuẫn nơi làm việc… Có rất nhiều điều nhỏ nhặt đang khiến bạn cảm thấy tồi tệ không? Nếu có thì hãy nhanh chóng thay đổi; bởi những người hay nóng giận sẽ làm tổn thương gan; và sức khỏe của gan cũng cần được coi trọng trước những chuyện vặt vãnh.

Lo lắng quá hại phổi, dạ dày

Lo lắng cũng là một cảm xúc thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống; có ảnh hưởng đến tâm trạng của con người. Nếu không được giải tỏa trong một thời gian dài, và ngày càng lo lắng, khiến con người dễ bị trầm cảm và suy sụp. 

Cân bằng cảm xúc quyết định tới 50% tuổi thọ của con người
Vì một lý do nào đó mà bạn lo lắng, nếu lo lắng kéo dài lặp đi lặp lại và khi lo lắng quá mức sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe không chỉ về tinh thần mà còn cả đến thể chất.

Lời khuyên của các chuyên gia là: Đừng để “phiền muộn” trong lòng, dễ dẫn đến mất ngủ, táo bón, thậm chí là ung thư.

Đau buồn quá hại phổi

Đau buồn đến mức khiến một người bật khóc tạo ra sự bất hòa trong phổi; và ngăn chặn năng lượng lưu thông khắp cơ thể. Đau buồn có thể ảnh hưởng đến ý chí sống, làm tổn thương phổi và gây bệnh đường hô hấp.

Sợ hãi hại thận

Sợ hãi là một cảm xúc có thể gây ra sự bất hòa trong thận và gây tiểu tiện không tự chủ. Nỗi sợ hãi nghiêm trọng có thể khiến một người mất kiểm soát thận và bàng quang một cách tự nhiên.

Suy nghĩ quá hại lá lách

Hàng ngày chúng ta đều phải suy nghĩ về nhiều vấn đề; nhưng điều nên tránh là đừng suy nghĩ quá mức. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, có một lý thuyết rằng “suy nghĩ làm tổn thương lá lách”. 

Suy nghĩ quá hại lá lách
Suy nghĩ quá nhiều gây ra không ít ảnh hưởng đối với sức khỏe và cuộc sống. Nếu suy nghĩ liên tục trong một thời gian dài, não bộ sẽ bị căng thẳng, từ đó gây giảm trí nhớ, tính linh hoạt, giảm khả năng tập trung khi học tập và làm việc. Ngoài ra, tình trạng này cũng gia tăng những cảm xúc tiêu cực như lo âu, phiền muộn, buồn bã, căng thẳng, bi quan,… (ảnh minh họa: internet).

Những người suy nghĩ quá nhiều trong thời gian dài cũng dễ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não.

Hoảng hốt (sốc) hại tim, thận

Sự sợ hãi đến mức bất ngờ, sốc sẽ ảnh hưởng đến tim trong thời gian ngắn; và khi nó trở nên mãn tính có thể ảnh hưởng đến thận.

Bất cứ trạng thái cảm xúc nào quá mạnh mẽ cũng đều mang lại những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Vậy nên, để có một sức khỏe tốt và kéo dài tuổi thọ chúng ta hãy luôn biết tiết chế và cân bằng cảm xúc.