Hoa lan là loại cây mẫn cảm nhưng cũng dễ trồng nếu biết cách chăm sóc… Người đam mê trồng hoa thì nhiều, nhưng để có những giò hoa đẹp, vườn lan đẹp như ý thì không dễ, cần biết cách chăm sóc hoa lan tại nhà đúng cách.

Cách trồng hoa lan tại nhà

Kỹ thuật trồng hoa lan không khó, có thể chọn nơi có không gian ánh sáng nhẹ và thoáng gió; trước ban công hoặc trên sân thượng; cần đảm bảo ánh sáng từ 30-50%. Nếu trồng trên sân thượng; cần có mái che bằng lưới (có thể dùng lưới của Đài Loan hoặc Thái Lan).

cách trồng hoa lan tại nhà; cach trong hoa lan; kỹ thuật trồng hoa lan; cách chăm sóc hoa lan ra hoa; cách chăm sóc lan ra hoa
Áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc hoa lan, Vân Hài Phú Quốc phát triển tốt trong vườn bảo tồn (ảnh Văn Tiến/MUC).

Tùy vào loại Lan, người chơi chọn những cách trồng cho phù hợp: trồng bằng chậu; sử dụng chậu có lỗ thông thoáng, sử dụng giá thể trồng là vỏ thông, rong rêu rừng, … Thông thường sử dụng xốp cho vào một phần ba đáy chậu; rồi cho giá thể vào ngang tới bề mặt chậu. Đặt cây Lan vào và cố định bằng nẹp nhựa; lưu ý là phải đặt cây Lan nổi lên trên bề mặt giá thể; nếu ta trồng sâu quá cây sẽ dễ bị thối gốc. Trước khi trồng ta nên cắt bỏ lá già và rễ khô đi.

Trồng bằng chậu

Có thể sử dụng các loại chậu nhựa, đất nung hoặc gốm sứ (chậu đất nung giúp phong lan phát triển tốt hơn). Trước khi trồng nhớ rửa sạch chậu (có thể sử dụng xốp lót ở đáy chậu tạo độ thông thoáng); dùng các loại giá thể thoát nước tốt như là xơ dừa, vỏ cây, rêu, viên đất nung, than…

Địa Lan Kiếm trồng trong chậu sứ, sử dụng giá thể là hỗn hợp vỏ thông và vỏ lạc.

Một số lưu ý khi chọn giá thể:

  • Vỏ cây thoát nước tốt nhưng chóng phân hủy.
  • Rêu giữ độ ẩm tốt nhưng rất nhanh bị đóng rêu dẫn đến cần thay chậu thường xuyên.
  • Xơ dừa cần xử lý (ngâm xả chát để làm sạch Tanin và Lignin) trước khi sử dụng
  • Viên đất nung (khó phân hủy) có thể tái sử dụng bằng cách ngâm với nước trừ nấm để khử sạch bệnh.

Trồng ghép trên thân cây khác

Đối với thân cây đang còn sống

Chọn cây gỗ phù hợp với giống lan rừng, cắt tỉa bớt cành lá trên thân cây; để lấy ánh sáng và thoáng khí, ghép hoa phong lan ở phía có nắng mai (hướng đông)… trước khi trồng lan lên thân cây gỗ cần xử lý côn trùng trước để tránh trường hợp sau khi Lan nảy mầm bị côn trùng và sâu bọ tấn công. Sau đó buộc lan vào thân cây tưới nước giữ ẩm hằng ngày.

Giò hoa lan Giáng Hương (Tam Bảo Sắc) trồng ghép lên thân cây Xoài

Cách trồng hoa lan trên lũa gỗ

Chọn những khúc gỗ phù hợp (gỗ vú sữa, gỗ sao…) khoan lỗ trên lũa, cố định móc treo. Trước khi trồng nên xử lý Lan, bằng cách tỉa rễ khô và lá khô. Sau đó ngâm vào dung dịch B1 (khoảng 1h đồng hồ), rồi đem cố định vào thân gỗ lũa bằng dây. Đặt vào nơi có bóng mát và giữ ẩm hằng ngày (dùng rong rừng hoặc xơ dừa bó quanh rễ Lan giữ ẩm).

Đối với thân cây mục

Bóc vỏ để phá hủy nơi trú ẩn của côn trùng gây bệnh, buộc miếng xơ dừa vào thân cây để giữ ẩm rồi buộc chằng gốc Lan lên đó…

Hoa Giáng Hương phát triển tốt trên thân gỗ mục…

Khái lược: hoa Lan trước khi đem trồng nên tỉa sạch lá vàng úa, rễ đã khô, rồi đem ngâm vào dung dịch hỗn hợp kích rễ B1 (theo hướng dẫn), sau đó ghép vào giá thể rồi trồng nơi có ánh sáng nhẹ và thông thoáng gió.

Cách chăm sóc hoa lan tại nhà

Việc chăm sóc hoa phong lan yêu cầu người chơi phải có tính tỉ mỉ. Khi mới đem hoa về trồng cây bị sốc, dễ chết (do thay đổi môi trường sống). Cần chú ý những điểm sau đây:

Không để cây hoa Lan trực tiếp ngoài nắng hoặc mưa, cây sẽ bị cháy lá hoặc thối. Nếu là trời nắng, nên tưới nhẹ vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Hoa Giáng Hương tuân theo đúng hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa lan

Để phong lan phát triển tốt cần đảm bảo các điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng (phân bón)…

Điều kiện ánh sáng

Tùy từng loại phong lan và tuổi cây sẽ có yêu cầu khác nhau về ánh sáng. Đảm bảo từ 30-50% (tùy cho từng loại Lan)

Quế Tím phát triển tốt trong môi trường đủ nắng

Nếu thiếu nắng cây thường có tình trạng vươn cao nhưng yếu ớt, lá màu xanh tối, ít nảy chồi, khó ra hoa và nhanh tàn.

Lan Hồ Điệp rừng thiếu nắng nên thân dài ốm yếu.

Nếu thừa nắng cây có tình trạng cây thấp, lá vàng có vết nhăn – khô, mép lá có xu hướng cụp vào, rễ ra hoa sớm nên chất lượng hoa kém và cây kém phát triển

Nếu gặp nắng gắt lá sẽ bị cháy, khô dần rồi chết

Điều kiện nhiệt độ :

Đảm bảo nhiệt độ từ 16-26 °C, thoáng khí và có độ ẩm tốt

Phân bón:

Trong điều kiện cân bằng dinh dưỡng cây Lan sẽ phát triển tốt, thân, lá to ra hoa đẹp. Khi thiếu dinh dưỡng Lan sẽ kém phát triển và còi cọc. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân bón hữu cơ, vô cơ và phân tan chậm thông minh. Khi cây còn non, thân tơ sẽ cần hàm lượng đạm cao để phát triển. Đến khi sắp ra hoa sẽ cần hàm lượng lân và kali nhiều hơn

Hoa Phi Điệp không đủ phân bón nên teo tóp

Kĩ thuật tưới nước

Nước là yếu tố hết sức quan trọng để cho cây lan phát triển. Nước dùng để tưới cho Lan ta có thể sử dụng nước giếng nhưng không bị nhiễm mặn hoặc nhiễm phèn quá cao. Độ PH dao động từ 5-6. Cây hoa lan rất mẫn cảm, khi thừa nước thì thân và lá rất bị rễ bị thối; khi thiếu nước thì thân và lá rễ bị teo tóp… do đó cần tưới nước vừa đủ.

Tưới nước, bón phân là các khâu quan trọng trong chăm sóc hoa Lan…

Phòng trừ sâu bệnh

Lan là cây cũng dễ bị sâu bệnh (các loại ốc sên, côn trùng…), đặc biệt là trong điều kiện môi trường, chăm sóc kém. Tùy theo từng loại sâu bệnh mà dùng các loại thuốc cho phù hợp (theo hướng dẫn in trên bao bì, tham khảo kỹ cách chăm sóc hoa lan tại nhà của Muc Women).

Bệnh đốm lá của Lan

Khi lá phong lan xuất hiện những đốm màu vàng chuyển dần sang màu nâu có thể cây đã bị nhiễm nấm Colletrotrichum gloesporiodes hay Glomerralla cingulata. Khi phát hiện cần cắt bỏ các đoạn lá xuất hiện các đốm vàng; xịt thuốc Topsin, Kitazin, Thiram, hoặc zineb (15-20g/10lít nước) mỗi tuần phun một lần (nếu nặng có thể mỗi tuần 2-3 lần).

Bệnh thối đọt của Lan

Nguyên nhân cơ bản là do nước đọng ở gốc bẹ lá, tạo môi trường thích hợp cho vi khuẩn Erwinia Carotovora xâm nhập… Dưới điều kiện độ ẩm cao, vi khuẩn này có thể nhanh chóng lây bệnh cho các bộ phận của cây.

Nếu các đọt Lan bị đen lại; gốc các lá non có màu nâu dần trở thành đen rồi rụng có thể do đã nhiễm nấm Phytophtora palmivora. Nếu không xử lý kịp thời bệnh lan dần xuống thân và làm chết cây.

Bệnh thối rễ và gốc của Lan

Cây Lan có biểu hiện vàng lá, rễ bị mềm nhũn và nâu lại do nhiễm nấm Pellicularia rolsii và Sclerotium rolssi. Thường bệnh lan từ đỉnh rễ rồi chuyển vào gốc thân. Do Lan thường trồng trong chậu, bộ rễ bị che lấp nên bệnh khó phát hiện, nhưng khi thấy cây chậm phát triển, kèm theo có vài lá úa vàng , thì cần kiểm tra bộ rễ ngay.

Khi vào đầu mùa mưa, cây hoa Lan rất rễ bị nấm dẫn đến thối lá và thối rễ. Để phòng trừ các bệnh trên ta có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị như Kinkinbull, có hoạt chất Mancozeb hoặc Redomil gold, Antracol, phun phòng ngừa (1 tuần/1 lần). Hoặc phun nước vôi loãng 3-5 ngày/lần.

Đối với cây nhiễm bệnh cần tách riêng đem tiêu hủy để tránh lây lan.

Cách chăm sóc hoa lan ra hoa

cách chăm sóc hoa phong lan tại nhà; chăm sóc hoa phong lan; cach cham soc hoa phong lan; cách chăm hoa phong lan
Hoa Địa Lan Kiếm bị cháy do “dính” thuốc

Trước khi ra hoa, cây ngừng sinh trưởng… lá trên thân sẽ già đi, và cây sẽ bắt đầu ra hoa. Giai đoạn này nên bổ sung hàm lượng lân và Kali để cung cấp dưỡng chất nuôi hoa để giúp hoa nở to, đậm màu và bền đẹp. Nếu thiếu dinh dưỡng thì hoa nhỏ, màu nhạt và nhanh tàn. Khi hoa nhú nụ thì bón phân NPK 60:30:30 kết hợp với phân hữu cơ vi sinh; hoặc phun phân Đầu Trâu 901 (15-20-25) (3g/4lít) 1 tuần/lần.

Không phun trực tiếp sẽ làm hoa bị cháy, chết nụ không nở được; phun xuống phần thân gốc, dùng màng nilon chụp hoa lại để không bắn vào hoa.

Lúc trổ hoa

Khi đã ra hoa thì chỉ cần tưới nước giữ ẩm cho cây là được. Tưới vào lúc mát trời không làm ướt hoa.

Lan Vanda, giống lan phổ biến nhất hiện nay trên thế giới không chỉ đẹp về hình dáng cây mà còn thu hút bởi màu sắc hoa (mất đi vẻ diễm lệ do gặp mưa)

Sau cơn mưa nên dùng nước sạch (nước máy hoặc nước lọc) phun sương rửa sạch toàn bộ thân, lá, cành và phun nhẹ mặt hoa để rửa sạch.

Sau khi ra hoa

Cần chăm sóc và cắt tỉa để cây phục hồi; nên thay hỗn hợp giá thể trồng mới trong chậu để cung cấp cho cây quá trình sinh trưởng mới với các chất dinh dưỡng mới. Dùng NPK 20 đều để tưới và bón gốc hàng tuần hoặc hàng tháng, tùy theo loại Lan.

Cách chăm sóc hoa lan tại nhà; cách trồng hoa lan tại nhà; cach trong hoa lan; kỹ thuật trồng hoa lan; cách chăm sóc để phong lan ra hoa
Hoàng hôn 14/06 Giáng Hướng khai hoa thơm ngào ngạt tại Phú Quốc.

Cắt tỉa

Khi hoa tàn, cần cắt tỉa để cây đâm chồi mới (hiếm khi hoa mọc lại trên cùng một thân ngoại trừ lan hồ điệp). Đối với các loài lan có củ bẹ, cắt cành ngay bên trên củ bẹ. Với lan hồ điệp, cắt cành hoa ngay bên trên 2 mắt dưới cùng của cành. Với những loại Lan khác, cần cắt cành càng sát xuống giá thể trong chậu càng tốt.

Vì sao Lan không ra hoa?

Có thể là bởi do những nguyên nhân sau:

  • Không đủ ánh sáng
  • Quá nhiều ánh sáng
  • Nhiệt độ không phù hợp
  • Quá nhiều hoặc quá ít phân bón
  • Cần thay chậu
  • Trồng lúc không phải mùa
  • Quá ít nước
  • Quá nhiều nước

Đối với những cây lan không ra hoa, Ta có thể sử dụng chất kích thích để kich cho chúng ra hoa.

Cách chơi hoa lan

Thời xưa, Lan rất quý hiếm và là biểu tượng của sự thanh tao nên có câu “vua chơi lan, quan thưởng trà”. Vẻ đẹp thanh tao, mùi hương quyến rũ của các loại Lan rừng đã làm say đắm lòng người và đã đi vào lịch sử trong các tác phẩm nghệ thuật!

 cách chăm sóc hoa lan ra hoa; cách; chăm sóc lan ra hoa; cách cho lan ra hoa; cham soc hoa phong lan;
Hoa Phi Điệp (Ea Sô) tím, món quà của một người bạn tâm giao yêu Lan ở Đắk Lắk khai hoa tại Phú Quốc

Ngày nay thú chơi lan không còn là ”độc quyền”của giới thượng lưu quý tộc nữa mà đã phổ biến rộng rãi trên cả nước. Từ thành thị đến nông thôn, hoa Lan có nhiều chủng loại khác nhau, tùy theo từng vùng miền; người chơi hoa Lan có thể chọn những giống cho phù hợp với điều kiện và tìm hiểu cách chăm sóc hoa lan tại nhà là đã có thể thâm nhập cảnh giới thanh tao của vua chúa xưa rồi!