Bài học cuộc sống là đúc kết những kinh nghiệm, những trải nghiệm thực tế trong cuộc đời. Thành công hay thất bại trên đường đời, đều do thái độ của bản thân quyết định.


Bài học cuộc sống từ câu chuyện của chú lạc đà: Hãy luôn lạc quan.

Đá là một loại vật liệu gắn liền với lịch sử phát triển của loài người.[1] Từ thời đại đồ đá con người đã biết dùng đá để làm vũ khí tự vệ, săn bắn, công cụ sản xuất.
Một thái độ tích cực, lạc quan sẽ khiến bạn luôn tự tại ( Ảnh: Pixabay)


Trong vườn bách thú, lạc đà con hỏi lạc đà mẹ: “Mẹ ơi, sao lông mi của chúng ta lại dài như vậy.”
Lạc đà mẹ trả lời: “Khi bão cát đến, lông mi dài sẽ giúp chúng ta cản cát bay vào mắt. Chúng ta vẫn có thể nhìn thấy rõ phương hướng trong cơn bão con ạ”!.


Lạc đà con lại hỏi: “Thế tại sao lưng của chúng ta lại bị gù như vậy, nhìn xấu quá đi mất!”
Lạc đà mẹ nhẹ nhàng đáp: “Cái này gọi là cái bướu. Nó có thể giúp chúng ta giữ nước và chất dinh dưỡng. Nhờ nó chúng ta thể tồn tại được trong mười mấy ngày liền trên sa mạc khô cằn không có nước và không có thức ăn đó.”


Lạc đà con vẫn tiếp tục hỏi: “Mẹ ơi, thế sao bàn chân chúng ta lại dày như vậy?”. Lạc đà mẹ nói: ” Bàn chân to để giúp cơ thể to lớn của chúng ta đứng vững mà không bị trượt trên cát trơn. Hơn nữa, nhờ nó chúng ta có thể bước đi trên những đoạn đường dài gian nan con ạ.”


Lạc đà con hớn hở reo lên: “A, thật thú vị! Thì ra các bộ phận trên cơ thể chúng ta lại có tác dụng như vậy! Nhưng mà mẹ ơi ! Vậy tại sao chúng ta vẫn còn ở trong vườn thú chật hẹp này, mà không được sống tự do tung tăng ngoài sa mạc kia.”


“Ông trời sinh ra chúng ta nhất định là có ích ! Chẳng qua là hiện tại thì chưa được ai trọng dụng con ạ.” – Lạc đà mẹ mỉm cười trả lời.


Lời bình


Một thái độ sống tích cực, lạc quan sẽ giúp bạn luôn nhìn cuộc sống qua lăng kính màu hồng. Dù hiện tại bạn chưa có cơ hội phát huy được tiềm năng, nhưng bạn luôn luôn hy vọng.
Tiềm năng của mỗi người là vô hạn, quan trọng là có biết cách gìn giữ và phát huy được tiềm năng đó hay không.


Bình tĩnh trước nguy nan

 Bìa học cuộc sống có được từ những kinh nghiệm thực tế,. Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. Hồ thường không có diện tích nhất định. Có những hồ rất lớn, diện tích rộng hàng vạn km2 như hồ Victoria ở châu Phi, hồ A-ran ở châu Á, nhưng cũng có nhũng hồ nhỏ chỉ rộng vài trăm mét vuông đến vài km vuông như hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm ở Việt Nam
Chỉ cần bạn luôn giữ tâm thái bình tĩnh trước mọi hoàn cảnh, bạn sẽ tìm ra phương pháp tốt nhất (Ảnh: Pixabay)


Hai người bạn đang đi trong rừng thì bắt gặp một con hổ dữ. A liền nhanh chóng lấy từ ba lô ra một đôi giày thể thao và đi vào chân. Còn B thì cuống cuồng, không biết làm gì, chỉ biết mắng bạn: “Cậu đang làm cái gì vậy, thay giày liệu có chạy nhanh hơn được con hổ kia không?!
A đáp: “Ít nhất thì mình có thể chạy nhanh hơn cậu !”.


Lời bình


Trong cuộc đời, không có nguy hiểm nào là nguy hiểm lớn nhất. Chỉ cần bạn luôn giữ tâm thái bình tĩnh trước mọi hoàn cảnh, bạn sẽ tìm ra phương pháp tốt nhất.

Bài học cuộc sống từ câu chuyện chia cháo: Hãy luôn đứng ở vị trí người khác.

Độ mặn của nước biển thay đổi rất lớn. Biển có độ mặn thấp ở những lớp nước gần bề mặt và các cửa sông lớn, và cao hơn theo chiều sâu của đại dương, tuy nhiên, tỷ lệ tương đối của các muối hòa tan thay đổi nhỏ trên khắp các đại dương.
Hãy luôn đặt mình vào vị trí người khác bạn sẽ thấy sức mạnh của sự vị tha ( Ảnh: Pixabay)

Có 7 người cùng chung sống với nhau. Mỗi ngày họ được nhận một nồi cháo. Song lượng cháo mỗi ngày đều không đủ cho mọi người ăn. Lúc đầu, họ luân phiên nhau chia cháo mỗi ngày. Nhưng với cách chia cháo này, mỗi tuần chỉ có một người được ăn no. Chính là vào ngày mà người đó đến lượt chia cháo. Tất cả đều nhận thấy, cách này thật sự không ổn chút nào.


Sau đó, tất cả mọi người quyết định, chọn ra một người có nhân cách tốt nhất để chia cháo. Nhưng khi có quyền lực trong tay, sẽ rất dễ dẫn đến sự băng hoại về đạo đức. Tất cả đều suy nghĩ tìm mọi cách để làm hài lòng người đó, khiến cho cả một tập thể trở nên nhốn nháo, mục nát.


Cách này cũng không ổn. Họ lại thành lập một tổ chia cháo, gồm 3 thành viên chính và 4 người còn lại là giám sát. Nhưng kết quả khi cháo lên đến miệng cũng đã nguội ngơ nguội ngắt. Nguyên do là còn bận tranh cãi, chỉ trích, phán xét nhau.


Cuối cùng một phương pháp được tất cả thống nhất. Đó là, mọi người sẽ thay nhau chia cháo. Người chia cháo sẽ phải chia cho mọi người trước. Xong rồi, bản thân mới được nhận bát cháo cuối cùng.

Vì chẳng ai muốn chịu thiệt, nên họ cố gắng để chia đều nhất có thể. Nếu không chia đều, bản thân sẽ phải chịu thiệt thòi. Từ đó trở đi, mọi người đều vui vẻ, luôn giữ hòa khí, và chung sống bình yên.


Lời bình


Tâm đố kỵ, ích kỷ, vị tư luôn vì lợi ích bản thân sẽ làm tổn thương nguời khác và làm hại chính bản thân mình. Hãy luôn đặt mình vào người khác – là người chia cháo – sẽ cảm nhận được sự vị tha và hòa ái. Và để có cuộc sống hạnh phúc và tốt đẹp hơn đừng quên đặt lợi ích của người khác lên trước nhé.