Những phép lịch sự tối thiểu, nếu mỗi người đều để tâm một chút, hẳn tình cảm sẽ khăng khít, lâu bền hơn. Cuộc sống giữa mọi người với nhau cũng vì vậy mà sẽ tốt đẹp và dễ dàng hơn rất nhiều.

Tiếp thep phần 1, phần 2, trong phần 3 gồm có 20 quy tắc lịch sự cơ bản sau:

  1. Khi người khác nói cần tập trung lắng nghe, đừng vội giải thích quan điểm của mình. Trước tiên cần làm rõ ý kiến và quan điểm của người khác.

2. Bạn có thể không thích một ai đó, nhưng không có nghĩa là có thể không tôn trọng họ.

3. Khi đưa đồ cho người khác mà ở giữa cách một người, không nên đưa thẳng ra trước mặt người ta mà nên vòng qua phía sau.

4. Đến chơi nhà người khác, đừng tùy tiện ngồi lên giường nhà người ta.

5. Ăn cơm cố gắng đừng phát ra tiếng.

6. Lúc nhặt đồ hoặc đi giày nên ngồi thấp xuống chứ đừng cúi người, khom lưng.

7. Khi bị phê bình, dù người khác có sai đi chăng nữa cũng đừng vội phản bác, nên đợi họ nói xong bình tĩnh lại hẵng giải thích.

8. Làm việc gì cũng nên có điểm dừng thích hợp, bất kể là ăn món mình thích hay tức giận điều gì đó.

Cử chỉ, cách ăn uống thể hiện sự lịch sự; phép lịch sự tối thiểu ai cũng nên biết; phep lich su; phép lịch sự trong giao tiếp; phép lịch sự trong ăn uống
Những cử chỉ, cách ăn uống trong bữa ăn là chìa khóa để bạn luôn có ấn tượng tốt với mọi người xung quanh. (Ảnh: pexels.com)

9. Đến nhà bạn ăn cơm nên chủ động rửa bát hay xếp dọn bàn ăn.

10. Trong cuộc sống bạn sẽ phải gặp nhiều thể loại người khác nhau, chắc chắn không phải ai bạn cũng có thể hòa hợp. Nhưng có một câu nói luôn đúng trong mọi trường hợp: Bạn đối xử với người khác thế nào, người ta sẽ đối xử lại với bạn như vậy.

11. Dù là ai, trong trường hợp nào cũng đừng dễ dàng kể bí mật của mình với người khác.

12. Học hành là chuyện cả đời. Chỉ học kiến thức trong sách thôi là chưa đủ, phải học cả kiến thức xã hội và những bài học cuộc sống, bài học làm người.

13. Đối xử tôn trọng những người phục vụ. Không được quên đối đãi lịch sự với bất cứ ai.

14. Khi người phía trước giữ cửa/cổng giúp bạn, thì chạy tới để người ta khỏi đợi lâu. Khi đã tới thì đưa tay giữ, và nói cảm ơn.

Biết giữ cửa cho người khác thể hiện sự lịch sự; phép lịch sự tối thiểu ai cũng nên biết; phep lich su; phép lịch sự trong giao tiếp; phép lịch sự trong ăn uống
Một việc nhỏ như giữ cửa cho người khác hoăc cách bản thân phản ứng như thế nào khi được người khác giữ cửa cũng thể hiện rằng người đó có biết quan tâm đến người khác hay không. (Ảnh: Pexels.com)

15. Khi đi qua một chỗ chật hẹp, đừng chen chúc. Hãy xếp hàng theo thứ tự.

16. Khi gặp người lớn chào hỏi, nếu bạn đang ngồi thì hãy đứng lên.

17. Ở những tiệm ăn nhanh, khi ăn xong hãy xếp gọn những thứ bạn để lại trên bàn. Đứng lên rồi nhớ kéo gọn ghế.

18. Ba người đi cùng với nhau, hai người trò chuyện rôm rả, hoàn toàn không để ý gì đến người thứ ba. Như vậy là bất lịch sự.

19. Ở nhà tiếp khách cũng nên ăn mặc lịch sự, gọn gàng.

20. Khi ăn cơm nhà người khác, đừng bỏ dở cơm hoặc trong bát còn sót lại nhiều hạt cơm.

Giao tiếp giữa người với người là cả một nghệ thuật, nhưng không phải là quá khó. Điều cần thiết ở mỗi chúng ta là sự chân thành và biết quan tâm đến người khác. Hãy cùng lưu ý những phép lịch sự tối thiểu cơ bản trên để trở nên đẹp hơn trong mắt người khác bạn nhé!

Các phần tiếp theo: Phần 4, Phần 5.