Tổ chức Y tế thế giới ( WHO) cho biết, cơ quan này đang theo dõi biến thể SARS-CoV-2 mới có tên gọi Mu, phát hiện lần đầu tiên ở Colombia, có khả năng kháng vaccine.
- Nhật khẩn cấp đình chỉ sử dụng 1,6 triệu liều Moderna vì tạp chất lạ
- Tin nhanh 1/9: Xôn xao “nữ bệnh nhân chết vì Covid-19 ở Nghệ An không được hỏa táng”; một tỉnh Tây Nguyên lên kịch bản 2 vạn ca nhiễm
Biến thể Mu, có tên gọi khoa học là B.1.621, phát hiện ở Colombia vào hồi tháng 1/2021. Đây là biến thể được WHO phân loại vào nhóm “biến thể đáng quan tâm” theo báo VTC News.
Qua quá trình theo dõi, WHO cho biết biến thể Mu chứa đột biến có khả năng kháng các vắc xin COVID-19 đang lưu hành trên thế giới. Vì vậy cần thực hiện các nghiên cứu sâu hơn để hiểu thêm về biến thể này.
“Biến thể Mu có chứa các đột biến với đặc tính cho thấy khả năng thoát miễn dịch”- theo bản tin cập nhật COVID-19 của WHO.
Không chỉ virus SARS-CoV-2 mà tất cả các loại virus nói chung đều đột biến theo thời gian. Hầu hết các đột biến không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng ít đến các đặc tính của virus. Tuy nhiên, một số đột biến có khả năng làm lây lan ở mức độ nghiêm trọng cũng như khả năng kháng vaccine và thuốc điều trị.
Hiện tại, WHO xác định có 4 biến thể virus SARS-CoV-2 ở mức “đáng lo ngại”. Trong đó, biến thể Alpha đã xuất hiện ở 193 quốc gia; biến thể Delta xuất hiện ở 170 quốc gia.
5 biến thể đáng quan tâm đang được WHO theo dõi trong đó có Mu. Sau khi được phát hiện ở Colombia, biến thể Mu đã lan tới các quốc gia khác ở Nam Mỹ và Châu Âu.
Theo tờ VnExpress, WHO định nghĩa biến thể đáng lo ngại (VOC) có những đặc tính sau: tăng khả năng lây lan; tăng độc lực, biểu hiện lâm sàng của bệnh thay đổi. Đáng chú ý hơn là làm giảm hiệu quả của các biện pháp chống dịch nói chung như tiêm vaccine; các phương pháp điều trị sẵn có.
WHO cho biết, hiện biến thể Mu chiếm dưới 0,1% các ca nhiễm trên toàn cầu; nhưng ở Colombia thì chiếm tới 39% các ca mắc.
Như vậy, biến thể Mu có thể là mối nguy cơ đối với nhân loại do tính kháng vắc xin của nó và khả năng tăng độc lực.