Dù bị nhốt trong chiếc lọ kín nhưng với sự khéo léo của các xúc tu và bộ não nhanh nhạy; con bạch tuộc đã có thể mở nắp một cách nhanh chóng và ‘vượt ngục’ thành công.

Là sinh vật có tới 3 trái tim, xúc tu có khả năng tự phục hồi nếu bị đứt… và vô số thủ đoạn quái dị – bạch tuộc được coi là loài sinh vật biển thông minh nhất.
Video ghi lại cảnh bạch tuộc ‘vượt ngục’ thành công:

Nguồn video: VnExpress

Khám phá: Những bí mật thú vị về bạch tuộc

Có khoảng 300 loài bạch tuộc khác nhau đã được các nhà khoa học phát hiện. Và loài động vật không xương sống này còn ẩn chứa rất nhiều điều thú vị khiến các nhà khoa học phải bất ngờ.

Bạch tuộc thuộc bộ Octopoda, có cấu tạo thân mềm tương tự như mực ống. Cấu tạo cơ thể của bạch tuộc thuộc loại không xương. Chúng không có lớp vỏ cứng bên ngoài; nên loài vật này có thể dễ dàng chui qua các khe đá nhỏ dưới đáy đại dương. Phần cứng duy nhất của con bạch tuộc, có hình dạng như mỏ vẹt, nằm dưới đầu, giữa tám cánh tay.

Video: Bạch tuộc 'vượt ngục' thành công
Ảnh: Pixabay

Trong tất cả các loài sinh vật biển, bạch tuộc được xếp hạng là loài động vật thông minh nhất. Hệ thống thần kinh của chúng khá phức tạp; hơn 2/3 số lượng tế bào thần kinh nằm ở dây thần kinh trong các xúc tu. Các xúc tu của bạch tuộc có những phản xạ phức tạp; chúng được kiểm soát bởi ít nhất ba cấp độ của hệ thần kinh.

Các xúc tu của bạch tuộc có tác dụng hút giúp bạch tuộc giữ chặt con mồi; đồng thời các xúc tu này cũng giúp bạch tuộc xác định địa hình, hình dạng của vật mà nó bám vào.

Loài bạch tuộc thường thích chạy trốn hơn là quay lại chiến đấu với kẻ thù; chúng thường tích nước trong cơ thể rồi phóng ra với tốc độ cực nhanh tạo thành phản lực đẩy cả cơ thể về phía trước để tìm đường chạy trốn khỏi kẻ thù.