Cô gái dùng ba kiểu giọng nói đặc trưng của ba miền Bắc – Trung – Nam để thể hiện cách gọi chồng về ăn cơm.

Cô gái gọi chồng về ăn cơm, nói được giọng cả 3 miền thu hút nhiều bình luận từ độc giả sau khi xem video:

“Mỗi miền có một chất giọng riêng, nghe hay ghê”

“Vợ miền Nam gọi thì cảm thấy cơm sẽ ngon hơn”

“Giọng miền Trung quê choa, nghe nặng nhất nhưng chân thật”

“Rất hay thể hiện tính cách phụ nữ 3 miền, con gái miền Trung rất chất”

“Cô gái nói được giọng cả 3 miền chuẩn quá”

Mời quý độc giả xem video dẫn nguồn MXH:

Sự khác biệt trong bữa cơm 3 miền

Các món ăn trong bữa cơm của người miền Bắc thường có vị vừa phải, không quá cay nồng hay quá béo ngọt. Đặc biệt, người miền Bắc rất chuộng vị chua. Ấy là vị chua thanh của trái me, trái sấu trong bát nước rau muống luộc, của cà chua chín ửng trong bát bún sườn, của mẻ chua trong nồi canh cá nấu dọc mùng. Có lẽ vì bản tính thâm trầm, kín đáo mà trong ẩm thực miền Bắc hương vị nào cũng dừng lại ở sự hài hòa, vừa đủ để đẩy đưa vị giác.

Bữa cơm đặc trưng của người miền Trung là sự đậm đà mạnh mẽ… (ảnh chụp màn hình trên tờ Hướng nghiệp Á Âu).

Nếu ẩm thực miền Bắc có sự nhẹ nhàng và tinh tế, thì ẩm thực miền Trung là sự đậm đà mạnh mẽ, người Trung có thói quen nêm gia vị đậm và cay nồng hơn. Nổi bật là mắm ruốc, mắm tôm chua, các loại nguyên liệu được sử dụng cũng phong phú và đa dạng hơn.

Khác với ẩm thực miền Bắc và miền Trung, khẩu vị của người miền Nam thiên về ngọt, cay và béo. Điều này được thể hiện rõ nét qua các món mắm cá sặc, mắm ba khía, hay những món ăn nấu cùng nước dừa như thịt kho trứng, cá kho thơm… Người miền Nam ưa thích các món ăn được chế biến từ hải sản đặc biệt là các loại cá.

Đó là một vài sự khác biệt căn bản trong bữa cơm ba miền được tờ Hướng nghiệp Á Âu đăng tải. Cũng đủ để chúng ta có thể cảm nhận được sự ấm cúng, sum vầy của bữa cơm gia đình đơn giản xa xưa.

Mời quý độc giả xem thêm video: