Tuổi thơ, đáng trân trọng biết bao những nét hồn nhiên và trong sáng. Chúng ta dần rời xa tuổi thơ để lớn lên. Thế giới của người lớn sao mà nhiều phức tạp…

Đang nghĩ miên man, tôi thấy em bé hàng xóm bi bô nói cười. Khoảnh khắc đó, muộn phiền trong tôi tan biến, khẽ cười tôi mơ mộng: Trở về nhé…tuổi thơ.

Đôi mắt trong veo nhìn cuộc đời

Thế giới trong đồng tử trẻ con thật đẹp và yên bình. Ngày đó chẳng vắt tay lên trán, chẳng thở dài giữa đêm. Tuổi thơ, thật đơn giản, đói là ăn, đặt lưng là ngủ và việc cần nghĩ ngợi nhất chính là: bây giờ…chơi trò gì.

Thế giới trong đôi mắt trong veo của các em thật đẹp
Đi chơi nào (Ảnh: Pixabay.com)

Tuổi thơ, là những trưa trốn ngủ đi chơi với chúng bạn. Hết lê la đi đập hột bàng lại đi vặt quả trứng cá. Rồi lang thang ra cánh đồng xem các bà các cô làm cỏ cuốc đất mà thấy thật thú vị. Hồi ấy quanh làng là đường đất, mọc lên nhiều hoa dại sặc sỡ. Đám con gái hay ngắt hoa bỏ vào nắp lon, nắp chai chơi đồ hàng.

Chuồn chuồn kim là tên gọi chung để chỉ các loài côn trùng thuộc phân bộ Cánh đều (Zygoptera), bộ chuồn chuồn (Odonata). Các loài chuồn chuồn kim tương tự như các loài chuồn chuồn ngô (Anisoptera), điểm khác nhau là khi ở tư thế đậu thì cánh của chuồn chuồn kim nằm dọc theo thân mình, khác với tư thế cánh vuông góc với thân của các loài kia. Một điểm khác nữa là đôi cánh sau cơ bản giống đôi cánh trước, trong khi ở chuồn chuồn ngô, đôi cánh sau mở rộng ở phần gốc so với cánh trước. Chuồn chuồn kim có cơ thể nhỏ hơn, yếu hơn chuồn chuồn ngô. Cặp mắt chuồn chuồn kim cách xa nhau.
Chuồn chuồn kim, kỉ niệm đẹp của tuổi thơ (Ảnh: Pexels.com)

Tuổi thơ, là những buổi đi tìm chuồn chuồn kim đậu trên các khóm hoa. Có con lưng xanh mình vàng, có con lại lưng cam mình đỏ, đủ loại. Tôi bắt chúng nhìn thích thú nhưng khi thả ra thì chúng không bay được. Về nhà, tôi buồn bã kể với mẹ. Mẹ tôi bảo lần sau con chỉ ngắm thôi nhé, không bắt chúng, con sẽ làm hỏng đôi cánh non của chúng. Đúng rồi, chúng cần được tự do bay lượn sẽ tạo nên khung cảnh đẹp cho tôi thưởng thức. Tuổi thơ, là mùa hoa rau nở. Tôi lại tung tăng theo lũ bạn đuổi bướm chạy cười vang cả cánh đồng. Ngày ấy, đứa nào cũng mang đôi mắt trong veo nhìn cuộc đời.

Tôi yêu quê tôi xanh xanh lũy tre
Quê hương tuổi thơ đi qua đời tôi
Đường làng quanh co sông thu êm đềm
Thả diều đá bóng nắng cháy giữa đồng
Biển trời mênh mông tôi bơi ngày ấy
Tiếng tu hú gọi thấy nhớ biết bao
Tôi xa quê hương bao năm tháng qua
Nhưng trong trái tim không bao giờ xa
Lời mẹ ru con hiu hiu trưa hè
Mùa lụt nước lũ bắt cá giữa đường
Kỷ niệm yêu thương cho tôi ngày ấy
Biết đâu tìm lại biết đâu mà tìm
Ngày ấy đâu rồi ngày ấy đâu rồi
Cho tôi tìm lại một ngày ấu thơ
Cho tôi tìm lại cho tôi một ngày
Ngày ấy đâu rồi ngày ấy đâu rồi
Cho tôi tìm lại một ngày ấu thơ
Những câu chuyện cổ mẹ kể năm nào
Tôi yêu quê tôi xanh xanh lũy tre
Quê hương tuổi thơ đi qua đời tôi
Đường làng quanh co sông thu êm đềm
Thả diều đá bóng nắng cháy giữa đồng
Biển trời mênh mông tôi bơi ngày ấy
Tiếng tu hú gọi thấy nhớ biết bao
Tôi xa quê hương bao năm tháng qua
Nhưng trong trái tim không bao giờ xa
Lời mẹ ru con hiu hiu trưa hè
Mùa lụt nước lũ bắt cá giữa đường
Kỷ niệm yêu thương cho tôi ngày ấy
Biết đâu tìm lại biết đâu mà tìm
Ngày ấy đâu rồi ngày ấy đâu rồi
Cho tôi tìm lại một ngày ấu thơ
Cho tôi tìm lại cho tôi một ngày
Ngày ấy đâu rồi ngày ấy đâu rồi
Cho tôi tìm lại một ngày ấu thơ
Những câu chuyện cổ mẹ kể năm nào
Ngày ấy đâu rồi ngày ấy đâu rồi
Ngày ấy đâu rồi
Ngày ấy đâu rồi
“Tôi yêu quê tôi, xanh xanh lũy tre… Quê hương tuổi thơ tôi” (Ảnh: Facebook)

Ký ức làng quê xưa

Tôi sinh ra nơi làng quê với lũy tre xanh rì rào gió thổi. Hình ảnh lũy tre làng với bao kỷ niệm ấm áp. Hồi ấy bọn trẻ chúng tôi hay tuốt lá tre chơi. Có đứa xâu thành vòng đeo tay rồi cười sung sướng với thành quả của mình. Đứa thì tước lá chuối đan thành đồng hồ, nhẫn đeo tay. Có đứa tết vương miện từ nhánh cỏ dại, đeo lên đầu đi khắp nơi, vui như được đeo vòng nguyệt quế.

Vào thời cổ đại, cứ mỗi dịp tết Thanh Minh đến, sau khi đã làm lễ cúng bái tổ tiên, dân gian nhiều nơi đều có phong tục thả diều. Người xưa cho rằng, thả diều có thể xua đuổi tà khí và những điều rủi ro, xúi quẩy. Họ ghi hết tên những loại bệnh dịch nguy hiểm lên trên thân diều, sau khi đã thả cho diều bay thật cao sẽ dùng kéo cắt đứt dây. Họ muốn nhờ gió đưa diều đến chân trời góc biển và đem theo những loại bệnh dịch này cách xa con người, tránh cho con cháu của họ thoát khỏi bệnh tật… Không những vậy diều còn được các nhà sư dùng với ý nghĩa cầu sự yên bình tốt lành, do đó mỗi lần diều rơi các nhà sư đều làm lễ cúng bái để xua đuổi tà khí và cầu an. Hay diều còn được coi là vật dâng hiến các đấng thần linh của vua và các quần thần trong những đêm trăng sáng.
Bay cao lên, diều ơi… cánh diều tuổi thơ (Ảnh: Pexels.com)

Làng quê yên bình với cánh đồng lúa trải dài mênh mông, cánh đồng rau dài tăm tắp. Thi thoảng trên bầu trời điểm xuyết những cánh diều vi vu. Cánh diều giấy làm từ tờ bìa, tờ báo cũ dán chi chít cơm nguội bay vút lên không trung. Bên dưới đám con gái vừa vỗ tay vừa hô to: “Bay cao lên diều ơi”. Cánh diều tuổi thơ mang theo bao niềm vui, ước mơ bé nhỏ gửi vào bầu trời.

Những trò chơi không thể quên của tuổi thơ

Trò chơi ngày đó chỉ đơn giản là: ô ăn quan, đánh chuyền, giấu dằm, ném lon. Mà chúng tôi thấy vui quá đỗi. Có buổi đi chơi quên cả về nấu cơm, tối mẹ đi tìm về mà vẫn còn tiếc muốn chơi cố.

Ngày xưa nhiều rơm rạ, hầu như nhà nào cũng đun nên cái nồi hay có nhọ đen sì. Trò vui của chúng tôi là oẳn tù tì, thua thì bị bôi nhọ vào mặt. Khỏi phải nói, cứ đứa nào thua thì cả bọn cười vang, lên ý tưởng bôi chỗ nào. Đứa thua thì van xin, chúng mày bôi vệt ngắn thôi nhé. Mà cái đứa bôi thì nó cười nham nhở.

Chơi xong cả bọn nhìn nhau rồi lấy gương soi mình, lại lăn lộn ra đất cười. Bỗng có đứa bị gọi về, chưa kịp rửa mặt, ù té lao đi. Hôm sau nó đến kể: “tại chúng mày bôi tao bẩn quá, tao về bị ăn roi lằn mông”. Chúng tôi hỏi lại: “thế mày dám chơi tiếp không?”. Nó bảo: “chơi chứ, mà bôi ít thôi nhé, nay tao phải rửa sạch mặt mới về”. Tuổi thơ, yêu lắm những giây phút cười ngô nghê như thế.

Tuổi thơ hay thời thơ ấu là khoảng tuổi từ khi sinh ra đến tuổi thiếu niên; bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn tiền hoạt động và giai đoạn vận hành cụ thể. Trong tâm lý học phát triển, tuổi thơ được chia thành các giai đoạn phát triển: trẻ mới biết đi (học đi bộ), thời thơ ấu (tuổi chơi), tuổi giữa thơ ấu (tuổi đi học) và tuổi thiếu niên (dậy thì đến sau tuổi dậy thì). Các yếu tố thời thơ ấu khác nhau có thể ảnh hưởng đến sự hình thành thái độ của một người.
Tôi đã từng có một tuổi thơ êm đềm, không dữ dội nhưng không thiếu phần tinh nghịch… (Ảnh: Facebook)

Tuổi thơ với những món ăn thần thánh

Món ăn của bọn trẻ chúng tôi ngày đó thì đa dạng phong phú lắm luôn. Nào là: quả thèn đen, hút vị ngọt nhụy hoa dâm bụt, chuối xanh chấm muối ớt, khế chấm bã cáy muối xổi… Bố mẹ chưa cho tôi ăn bao giờ, mà đi chơi với chúng nó, tôi mới biết ăn. Quả thèn đen dại, ăn vào miệng thì răng miệng đen như nhuộm. Mấy đứa ăn xong, nhe răng cười không để ý, cứ như hề với nhau. Bọn nó còn rủ tôi đi vặt me, táo nhà ông hàng xóm. Ở nhà mẹ mua tôi cũng chẳng động đến. Thế mà đi với chúng nó, tôi còn bảo: “cho tao cắn một miếng thôi mà”. Lúc đó, sao mà ăn ngon thế không biết.

Trẻ con luôn vui vẻ, dù đơn giản chỉ là té nước thôi mà cũng vui cả ngày
Những giây phút tuổi thơ trong sáng (Ảnh: Pixabay.com)

Còn nhớ có lần đứa bạn ở trường rủ bọn tôi về nhà nó nướng khoai. Cả bọn vùi đầu vào nhặt khoai ở đống khoai mà mẹ nó để nấu cho lợn. Xong rồi hì hụi rửa với vùi vào đống củi đang nấu nồi cám trên bếp. Gớm toàn bọn háu ăn, vùi vào 1 tí lại lấy que moi ra kiểm tra. Rồi thì sượng cũng ăn luôn vì đói không chờ được. Ngày đó, suy nghĩ chỉ đơn giản: nhìn người lớn thật oai phong, có thể sai bảo và ra lệnh cho trẻ con, bao giờ lớn lên chúng ta cũng sẽ oai như vậy.

Giờ trưởng thành, tôi lại mơ ước trở về thời khắc ấy. Có khi nào giữa bộn bề cuộc sống, bất giác bạn nghĩ về thời thơ ấu và trong lòng thổn thức “Trở về nhé..tuổi thơ”