‘Nó còn giỏi hơn cả mình’, nhiều bạn ngậm ngùi sau khi xem video ghi lại cảnh chó cưng trổ tài đi cầu khỉ. Trông chú chó thật tự tin và bản lĩnh.

Theo đó, chú chó cẩn thận từng bước khi đi cầu khỉ, đến đoạn khó nó còn suýt bị hụt chân; nhưng chú chó đã kịp bình tĩnh lại để vượt qua. Một cư dân mạng bình luận: “Chắc nó cũng té vừa lần rồi nên mới đi được ngon lành như vậy!”
Video ghi lại cảnh chó cưng trổ tài đi cầu khỉ:

Nguồn video: VnExpress

Bình luận của độc giả về cảnh chó cưng trổ tài đi cầu khỉ

– Nhìn nó đi băng băng với cái mặt tươi rói là biết em nó chính gốc “dân miền tây” dể ợt à…
– Động vật thường có khả năng giữ thăng bằng tốt, thậm chí tôi còn thấy con mèo đi băng băng trên vài sợi dây điện.
– Tâm lý vững vàng, giữ nhịp nhẹ nhàng, trước sau phải trái rõ ràng, Vàng qua cầu dễ ợt.
– Có gì đâu mà quay với chụp em làm gì, ngày nào em chả đi qua đi lại vài chục lần!
– Biết bơi mà, hèn chi tỉnh queo!
– Khen em làm gì, ngày nào em chả trốn đi chơi qua cái cầu này.
– Nó thành tinh rồi mọi người ạ.

Khám phá: Cầu khỉ

Theo wikipedi, cầu Khỉ là loại cầu được làm rất đơn giản bằng các loại vật liệu (thường là tre, dừa, phi lao) dùng để bắc qua các con kênh cho người qua lại.

Những cây cầu này, có hoặc không có tay vịn; rất khó đi lại và nguy hiểm cho những người chưa quen với chúng. Những người đã quen sử dụng có thể xách/ vác/đeo vật nặng khoảng 20–50 kg để qua cầu.

Loại cầu này vẫn còn rất phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long; vì nơi đây có hệ thống kênh rạch phức tạp.

Video: Chó cưng trổ tài đi cầu khỉ
Ảnh: internet

Ở các vùng ven biển đồng bằng sông Hồng như các huyện Giao Thủy, Hải Hậu,… (tỉnh Nam Định) hay Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) cũng có; chủ yếu phục vụ người qua đường khi chăm sóc lúa trên đồng.

Ở vùng núi, cầu khỉ vẫn hiện diện trên những con đường mòn xuyên rừng ra đồng. Khi gặp một con suối, người ta chặt một vài cây gỗ có thể dài tới 25 m; rồi đặt lên trên để tránh bị ướt và băng qua suối khi có nước lũ.

Trước những năm 1960, cầu khỉ cũng rất phổ biến ở miền Bắc. Nó xuất hiện một cách tự nhiên dọc theo các con đường dành cho người đi bộ. Khi gặp kênh rạch thì được bắc cầu để tránh phải lội qua nước.