Cha mẹ nào cũng luôn yêu thương, dạy bảo và mong muốn con mình sẽ trở thành những đứa trẻ hoàn hào. Song, có những thói quen sai lầm trong cách dạy con, khiến cho trẻ dễ bị tổn thương và bị trầm cảm.

Trẻ dễ bị tổn thương khi cha mẹ thường xuyên so sánh với người khác

Dù là vô tình hay cố ý, thì có nhiều cha mẹ thường có thói quen so sánh con mình với người khác. Phổ biến nhất, đó là bố mẹ hay so sánh con với bạn bè; hoặc với các anh chị em trong gia đình. Điều này vô tình khiến cho trẻ trở nên tự ti và mặc định rằng mình là kẻ kém cỏi. Việc thường xuyên bị đem ra so sánh này, sẽ để lại hệ lụy vô cùng lớn với tâm lý của trẻ.

Đối với cha mẹ các con đều xứng đáng được yêu thương như nhau. Trẻ dễ bị tổn thương khi biết mình không được cha mẹ yêu thương như các anh chị của mình.
Mọi sự so sánh đều không đúng với trẻ, bởi chúng đều là những đứa trẻ đáng yêu! (Ảnh: Pixabay)

Bởi khi bị so sánh với các anh chị em khác trong gia đình, sẽ khiến trẻ cảm thấy bản thân mình không được yêu thương; không được đối xử công bằng. Trong khi đó, người được so sánh sẽ phải chịu áp lực, để luôn trở thành một người lý tưởng; và phải làm mọi thứ để duy trì vị trí đó. Khi việc so sánh này kéo dài và thường xuyên, sẽ gây rạn nứt tình cảm anh chị em trong gia đình. Và hậu quả xấu hơn là trẻ sẽ có xu hướng bị trầm cảm; xa lánh bố mẹ sau khi trưởng thành.

Trẻ dễ bị tổn thương khi cha mẹ thường xuyên chê bai những khiếm khuyết

Ai cũng có những khuyết điểm và hạn chế của mình, và trẻ nhỏ cũng như vây. Thế nhưng, có nhiều ông bố, bà mẹ thường mang những khuyết điểm của con mình ra để chê bai. Cha mẹ nghĩ rằng khi chỉ trích, nói những lời nặng nề về tật xấu của con, để cho con thay đổi nó. Nhưng ngược lại, trẻ sẽ không nghĩ như vậy. Con sẽ nghĩ cha mẹ đang coi thường mình; không yêu thương mình; và lòng tự tin của trẻ sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.

Vì thế, khi con có những hạn chế hay những khuyết điểm, thì cha mẹ không nên chê bai quá căng thẳng; mà nên, nhẹ nhàng phân tích cho con hiểu và nhận ra; để con từ từ bỏ đi thói quen, khuyết điểm xấu đó

Cha mẹ không tin tưởng, khích lệ năng lực của con

Nhiều cha mẹ không thực sự tin tưởng vào khả năng của con. Họ luôn mong muốn trẻ có thể làm được nhiều điều cùng một lúc; và thường đặt kỳ vọng cao về nó. Nhưng sau đó, nếu con thất bại, thì cha mẹ lại cho rằng nguyên nhân chính là do trẻ đã không cố gắng. Với suy nghĩ như vậy, sẽ khiến trẻ chán nản và không muốn cố gắng hơn nữa. Khi cha mẹ ép con làm nhiều điều, nhưng lại không đặt niềm tin tuyệt đối và khích lệ đối với con; thì trẻ sẽ từ bỏ và không muốn cố gắng nữa.

Mẹ có vai trò vô cùng lớn trong việc nuôi dưỡng và dạy bảo con trong cuộc đời.
Khi được cha mẹ tin tưởng và khích lệ, trẻ sẽ luôn tự tin và cố gắng làm mọi việc (Ảnh: Pexels.com)

Những câu nói của cha mẹ như: “Tại sao con không thể làm tốt hơn?”, “ Năng lực của con chỉ có vậy thôi à?”, sẽ khiến trẻ mất niềm tin vào chính bản thân mình vì không được ai tin tưởng. Và khi cha mẹ không tin tưởng vào con, sẽ khiến trẻ đánh mất sự tự tin của bản thân. Điều đó còn khiến trẻ có suy nghĩ rằng, mình không thể làm được điều gì để bố mẹ tự hào; mình là đứa kém cỏi vô dụng.