Trà xanh – loại đồ uống dân dã được nhiều người ưa chuộng. Nó có rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe như: ngừa ung thư, ngăn ngừa đột quỵ, giúp giảm cân, làm đẹp da… Mặc dù có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, nhưng trong một số trường hợp cần hạn chế hoặc không nên sử dụng trà xanh.

Tác dụng của trà xanh với sức khỏe

Trong trà xanh có chứa hoạt chất EGCG – (EpiGalloCatechin Gallate hay còn gọi là Polyphenol); đây là hợp chất tự nhiên có nhiều trong lá trà xanh; hoạt chất này có khả năng chống oxy hóa mạnh gấp nhiều lần vitamin C và vitamin E; nó có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây ung thư như ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư vú…

Xem thêm: Ung thư đại trực tràng – loại ung thư đứng thứ hai gây tử vong cho người lớn và trẻ em

Trà xanh thông thường chứa 99,9% nước, và  chứa các chất phytochemical như polyphenol và caffeine.
Nhờ giàu chất chống oxy hóa, nên trà xanh có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm cân, làm đẹp da, trị mụn và giảm thâm quầng mắt (ảnh: Unsplash).

Uống trà xanh thường xuyên còn giúp chống bức xạ, giảm lượng cholesterol trong cơ thể; giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ; cải thiện việc sử dụng insulin giúp ổn định đường huyết trong cơ thể.

Trà xanh còn có tác dụng tăng cường trí nhớ cho người già; giúp xương chắc khỏe. Ngoài ra, trong lá chè xanh còn chứa hợp chất Catechin giúp ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn răng miệng và đường ruột.

Cách sử dụng trà xanh có lợi cho sức khỏe

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bình thường mỗi ngày chỉ nên uống từ 2 – 3 tách trà sẽ có được những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Nếu uống quá nhiều (từ 7-10 tách/ ngày) sẽ gây hại cho sức khỏe như mất ngủ, nhịp tim nhanh, mệt mỏi…

Hãm trà hay pha trà là cách để tạo ra nước trà, thường sử dụng hai gam trà mỗi 100 ml nước tương đương khoảng 1 thìa cà phê trà xanh trong 150 ml mỗi cốc.
Uống trà xanh vào buổi sáng là tốt nhất, vì các thành phần trong trà sẽ giúp bạn luôn tỉnh táo, làm việc hiệu quả; nâng cao sức đề kháng của cơ thể; tăng cường sinh lực và phòng chống bệnh tật (ảnh: Unsplash).

Nên uống trà nóng và không uống quá nhiều, nếu không sẽ làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Khi ăn đồ ăn mặn bạn nên uống trà xanh giúp lợi tiểu, bài tiết lượng muối dư thừa. Sau một bữa ăn thịnh soạn nhiều dầu mỡ, bạn nên uống trà sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn.

Khi lao động thể lực quá sức và làm việc trong nhiệt độ cao sẽ khiến lượng mồ hôi tiết ra nhiều. Uống trà xanh lúc này giúp bổ sung nhanh chóng lượng nước cho cơ thể, giúp loại trừ cảm giác mệt mỏi.

Những người làm việc trong môi trường có bức xạ như công nhân khai thác quặng; bác sĩ, y tá làm việc trong phòng chụp Xquang; người làm việc thường xuyên trước máy tính… nên uống trà xanh bởi trong trà có tác dụng chống bức xạ nhất định.

Người làm việc về khuya và lao động trí óc nên uống trà; bởi trong trà có cafein giúp đầu óc tỉnh táo, sẽ có lợi cho hoạt động tư duy, tăng cường trí nhớ, nâng cao hiệu quả công việc. Người mắc bệnh tiểu đường nên thường xuyên uống trà.

Những ai không nên uống trà xanh?

Người bị táo bón

Những người bị triệu chứng táo bón không nên uống chè xanh. Bởi các chất phenol, tanin trong lá chè có tác dụng gây co niêm mạc dạ dày và ruột; điều này sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu và tiêu hóa thức ăn, làm cho tình trạng táo bón nặng thêm.

Người bị suy nhược thần kinh và mất ngủ

Chất cafein trong lá chè gây hưng phấn thần kinh trung ương. Nếu người suy nhược thần kinh và bị mất ngủ mà uống trà vào buổi tối, sẽ khiến tình trạng mất ngủ nặng hơn.

Người bị thiếu máu không nên uống trà xanh

Chất tanin trong trà xanh sẽ kết hợp với sắt trong thực phẩm tạo thành chất lắng cặn không thể hấp thu sắt; dẫn đến việc cơ thể bị thiếu máu.

Người thiếu canxi và bị loãng xương

Chất cafein có trong trà sẽ thúc đẩy bài tiết canxi. Bên cạnh đó, cafein lại ức chế hấp thu canxi ở ruột.

Người bị loét dạ dày

Khi uống trà sẽ kích thích bài tiết acid; chất tanin của trà làm giảm hoạt tính của men; khiến cho tế bào thành dạ dày tiết ra nhiều acid hơn và sẽ làm cho bệnh nặng hơn.

Người bị bệnh gút tuyệt đối không nên uống trà xanh

Chất tanin trong chè xanh sẽ làm bệnh gút nặng hơn.

Xem thêm: Bị gút nên ăn gì và chế độ sinh hoạt như thế nào?

Người bị bệnh tim và tăng huyết áp

Nếu uống nhiều chè xanh sẽ khiến cho tim sẽ đập nhanh, nhịp tim tăng, huyết áp tăng; vậy nên, loại đồ uống này hoàn toàn không có lợi cho người bị bệnh tim và bệnh cao huyết áp.

Người bị bệnh xơ cứng động mạch

Trong trà có chứa nhiều hoạt chất như cafein, chất kiềm- chúng làm tăng hưng phấn nên mạch máu; dẫn đến não bị co rút, không cung cấp đủ máu cho não; khiến lưu lượng máu chậm lại dễ gây tắc động mạch não.

Người bị sốt cao

Khi bị sốt cao bạn không nên uống trà xanh bởi chất cafein trong trà sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể; và làm giảm hiệu quả của thuốc trị bệnh.

Người bệnh gan không nên uống trà xanh

Chất cafein trong trà sẽ được bài tiết ra ngoài chủ yếu qua gan. Nếu gan yếu mà uống nhiều chè xanh, gan sẽ phải làm việc quá tải; điều này sẽ càng làm tổn thương gan.

Người bị bệnh sỏi đường tiết niệu

Trong lá chè xanh có chứa nhiều aicd oxalic. Khi acid này kết hợp với canxi trong nước tiểu sẽ tạo nên sỏi trong đường tiết niệu.

Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, sắp sinh, cho con bú, tiền mãn kinh không nên uống nhiều trà xanh

Trong thời kỳ kinh nguyệt, cơ thể cần bổ sung sắt. Mà trong chè xanh lại chứa nhiều tanin và acid oxalic; nó sẽ làm hạn chế niêm mạc dạ dày hấp thu sắt. Vì vậy, phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt, hay đang mang thai không nên uống trà.

trà xanh là gì; uống trà xanh mỗi ngày có tốt không; lợi ích của trà xanh; Phụ nữ đang nuôi con bú không nên uống trà; trà xanh mua ở đâu?
Phụ nữ đang nuôi con bú không nên uống trà vì chất tanin trong trà sẽ hòa vào tuần hoàn máu; gây ức chế hormon kích thích bài tiết sữa, làm thiếu sữa. Chất tanin, cafein còn có thể truyền sang cơ thể của con qua dòng sữa mẹ; gây kích thích làm trẻ quấy khóc (ảnh: Pixabay)

Khi sắp sinh nở nếu uống nhiều trà sẽ gây mất ngủ, mệt mỏi, mất sức. Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh hay có các rối loạn về tim mạch cũng không nên uống trà.

Những lưu ý khi uống trà xanh

  • Không nên uống trà với rượu: Khi uống hai thứ này cùng nhau có thể gây hại cho thận và hệ thống bài tiết.
  • Không uống trà cùng với thuốc: Các chất trong trà có thể tương tác với các thành phần trong các loại thuốc; sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc. Chỉ nên uống trà sau khi sử dụng thuốc được 2 giờ.
  • Không nên uống trà xanh lúc đói: bởi uống khi đói sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dày. Ngoài ra, uống trà khi đói còn dễ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh; gây ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp, đặc biệt là phổi.