Sức khỏe tinh thần là yếu tố quyết định đến việc bạn tiết kiệm tiền; đặc biệt trong thời kỳ đại dịch covid – 19, càng làm gia tăng tình trạng căng thẳng.

Các vấn đề về sức khỏe tinh thần như trầm cảm hoặc lo lắng có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến khoản tiết kiệm của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn xác định sớm những rào cản đó; bạn có thể giảm thiểu tác động của chúng về lâu dài. Dưới đây là ba tình huống bạn nên đề phòng và cách chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình trong thời gian khó khăn này.

1. Tinh thần căng thẳng có thể khiến bạn nghiện mua sắm

Mua sắm cũng là một cách để cải thiện cảm xúc. Đôi khi, mua những thứ không cần thiết có thể khiến chúng ta vui vẻ đôi chút. Đây chính là “liệu pháp mua sắm”. Chuyên gia tài chính Megan McCoy chia sẻ rằng: “Đôi khi, chúng ta cần cân bằng mục tiêu tài chính với hạnh phúc của chính mình”.

Các nghiên cứu mới đây cho thấy liệu pháp mua sắm cũng có thể phản tác dụng và gây ra chứng rối loạn mua sắm cưỡng chế (CBD). Những người bị CBD mắc kẹt trong một vòng lặp: căng thẳng trước khi mua sắm, bội chi, thoải mái ngắn hạn và quay lại tình trạng như ban đầu. Nếu không được can thiệp kịp thời, triệu chứng tâm lý này sẽ khiến chúng ta trượt dài trong các khoản nợ thẻ tín dụng.

Nếu bạn thường xuyên mua sắm để giải tỏa căng thẳng; dưới đây là một số điều bạn có thể làm để kiểm soát thói quen này:

Khi bạn mua sắm trực tuyến, hãy đặt hàng vào giỏ hàng và đợi ít nhất một ngày. Khoảng thời gian 24 giờ là khoảng hòa hoãn. Nó sẽ giúp bạn xác định xem mình có thực sự muốn mua món hàng đó hay không.

Làm cho việc tiêu tiền của bạn trở nên khó khăn hơn. Một số ngân hàng sẽ giúp bạn tạm thời khóa thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Quá trình kiểm tra này sẽ trở nên rườm rà hơn, khiến bạn cảm thấy lưỡng lự hơn.

Bạn nên ưu tiên thanh toán bằng tiền mặt khi mua sắm tại các cửa hàng. Khi dùng tiền mặt, bạn phải chứng kiến ​​cảnh tiền “biến mất” trong tay. Cảm giác tiếc nuối sẽ khiến bạn suy nghĩ kỹ càng hơn trước khi mua hàng gì đó và bạn sẽ tiết kiệm được tiền.

Tinh thần căng thẳng có thể khiến bạn nghiện mua sắm
Các vấn đề về sức khỏe tinh thần như trầm cảm hoặc lo lắng có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến khoản tiết kiệm của bạn.

Đặt giới hạn tiêu dùng của riêng bạn. Ví như chỉ mua những món đồ dưới 100.000 đồng. Đối với những sản phẩm có giá trị phải tiêu nhiều tiền hơn; bạn nên tập thói quen kiểm tra số dư tài khoản trước khi thanh toán.

Các liệu pháp trên đều nhằm mục đích làm chậm quá trình mua sắm; và giúp bạn có thêm thời gian hòa hoãn cần thiết để suy nghĩ. Nhờ đó, bạn sẽ tiết kiệm tiền hiệu quả hơn; trong khi vẫn có thể thỏa mãn nhu cầu của mình.

2. Hay lo lắng nhiều có thể dẫn đến việc tiết kiệm tiền quá mức

Cảm giác lo lắng và sợ hãi được hình thành để cảnh báo các mối đe dọa và giúp con người tồn tại. Hai cảm xúc tiêu cực này cũng có ảnh hưởng đáng kể đến cách bạn quản lý tiền bạc của mình. Tuy nhiên, chúng sẽ tạo ra tâm lý bất ổn nếu xuất hiện quá thường xuyên.

McCoy nói: “Bạn càng có nhiều của cải, bạn càng lo lắng“. Cảm giác này liên quan đến một khái niệm trong kinh tế học hành vi được gọi là “cảm giác mất mát”. Cảm giác mất tiền ảnh hưởng đến bạn nhiều hơn là đạt được một số tiền tương đương. Ngay cả trong trường hợp không dư dả, người ta vẫn có thể trải qua nỗi sợ hãi này.

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy cần phải giảm giá hoặc sống tiết kiệm hơn; bạn có thể bị rơi vào vòng xoáy của nỗi lo mất mát.

Lo lắng có thể dẫn đến tiết kiệm quá mức
Cảm giác tiếc nuối khi tiền biến mất trong tay sẽ khiến bạn suy nghĩ kỹ càng hơn trước khi mua hàng gì đó và bạn sẽ tiết kiệm được tiền.

Để giảm bớt gánh nặng cho bản thân, bạn có thể làm một số điều sau:

Lập kế tiêu dùng mới dựa trên mức chi tiêu của 2 tháng gần nhất: Điều này sẽ giúp bạn nhận ra cách bạn đang chi tiêu và liệu lo lắng về khoản tiết kiệm của bạn có thực sự chính đáng hay không. Chuyên gia tài chính Robin R. Norris nói: “Bạn phải hiểu mình đang ở đâu để biết mình cần phải đi đâu”.

Tìm hiểu điều gì khiến bạn cảm thấy không an toàn: Chỉ khi tìm ra nguyên nhân, bạn mới có thể khắc phục được. Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi như: Kỷ niệm đầu tiên của bạn về tiền bạc là gì? Bạn đã bao giờ gặp khó khăn về tài chính?

Để giảm bớt gánh nặng cho bản thân, bạn có thể làm một số điều
Lập kế chi tiêu giúp bạn nhận ra cách bạn đang chi tiêu và liệu lo lắng về khoản tiết kiệm của bạn có thực sự chính đáng hay không.

Lập một tài khoản tiết kiệm để chăm sóc bản thân: Nếu bạn đang băn khoăn khi nào nên chi tiêu cho bản thân; hãy mở một tài khoản tiết kiệm mới. Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm gửi tiết kiệm lãi suất cao.

Hàng tháng, hãy chuyển một số tiền nhất định vào đó. Cách này giúp bạn chia nhỏ các khoản tiết kiệm của mình cho các mục đích khác nhau. Nên thực hành một thái độ tài chính tích cực. Khi đối mặt với những lo lắng về tiền bạc, bạn nên biết ơn; vì họ đã giúp bạn tránh được lối sống xa hoa lãng phí.

Với các khoản thu nhập, bạn có thể thanh toán các hóa đơn và tiết kiệm cho chính mình. Vì vậy, bạn nên cảm thấy hài lòng và hạnh phúc.

3. Trầm cảm có thể làm giảm tiết kiệm tiền hưu trí

Năm 2017, Phó giáo sư Vicky Bogan từ Đại học Cornell (Mỹ) và nhà kinh tế học Angela Fertig từ Viện nghiên cứu Medica; đã thực hiện một nghiên cứu về mối quan hệ giữa sức khỏe tâm thần và tiết kiệm. Kết quả cho thấy các vấn đề về tinh thần như lo lắng và trầm cảm; có ảnh hưởng đến khoản tiết kiệm khi nghỉ hưu của một người.

Bogan và Fertig kết luận rằng một người không hạnh phúc có khả năng tiết kiệm thấp hơn 24% so với người bình thường. Nếu tình trạng đau khổ về tinh thần kéo dài, họ sẽ không còn muốn mạo hiểm để đầu tư.

Trong khi đầu tư dài hạn lại là một cách hiệu quả để tăng trưởng tài chính bền vững. Do vậy, cảm giác chán nản có thể làm giảm khoản tiết kiệm của họ cho tương lai.

Nếu bạn chưa tìm thấy động lực để tiết kiệm tiền lâu dài, bạn có thể thử những cách sau:

Chấp nhận cảm xúc của bạn: Khi bạn tập trung lắng nghe cảm xúc của mình, bạn sẽ nhận ra nhiều điều quan trọng; bạn thực sự sẽ biết mình cần và muốn gì. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh mục tiêu tiết kiệm của mình; sao cho phù hợp với tình hình thực tế.

Chia mục tiêu thành các nhiệm vụ nhỏ hơn: Nếu bạn không có đủ tiền, đừng lo lắng. Trước khi lập kế hoạch tiết kiệm tiền cho tương lai, hãy kiểm tra số dư tài khoản của bạn. Sau đó, hãy đặt ra những mục tiêu nhỏ phù hợp với khả năng tài chính của mình; và dần dần tiến đến con số lớn.

Điều này làm cho quá trình “tiết kiệm” dễ dàng hơn và ít căng thẳng hơn. Bên cạnh đó, cảm giác hài lòng sau khi đạt được mục tiêu sẽ củng cố động lực tiết kiệm của bạn.

Tìm kiếm sự trợ giúp nếu cần: Chuyên gia tâm lý sẽ hỗ trợ bạn vượt qua giai đoạn khó khăn. Họ sẽ đưa ra các lời khuyên giúp bạn cảm thấy an tâm hơn. Họ còn có thể giúp bạn tạo ra một kế hoạch; giúp bạn thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực và các vấn đề tinh thần khác. Nếu tình trạng trầm cảm ngày càng nặng; bạn nên đi khám bác sĩ tâm thần để được kê đơn thuốc nếu cần.

Bạn cần biết: Sức khỏe tinh thần có thể ảnh hưởng đến việc bạn tiết kiệm tiền!
Hãy lắng nghe cảm xúc của mình, bạn sẽ nhận ra nhiều điều quan trọng; bạn thực sự sẽ biết mình cần và muốn gì để tránh chi tiêu lãng phí (ảnh chụp màn hình internet).

4. Làm thế nào để kiểm soát cảm xúc và tài chính của bạn?

Nếu bạn đang phải hứng chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, thất nghiệp hoặc khủng hoảng tài chính; vượt qua thời kỳ khó khăn sẽ không dễ dàng. Trong thời gian này, bạn nên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tinh thần của mình. Vì các vấn đề về tinh thần có thể tác động tiêu cực đến quá trình tiết kiệm.

Bạn có thể tập thiền, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc. Các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày; để đầu óc được nghỉ ngơi, giảm lo lắng.

Nếu căng thẳng trở nên nghiêm trọng hoặc dai dẳng; bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý hoặc nhà hoạch định tài chính. Bạn cũng có thể tìm hiểu về liệu pháp tài chính; đây là một lĩnh vực mới nổi gần đây kết hợp sức khỏe tâm thần và tài chính. Nói chuyện với một nhà trị liệu tài chính; có thể giúp bạn tìm thấy mối liên hệ giữa cảm xúc và tình hình tiết kiệm của bạn.

Sau đại dịch ai cũng khó khăn. Hãy chăm sóc bản thân thật tốt; một tâm trí lành mạnh sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền một cách hiệu quả.