Bổ sung thực phẩm tăng cường sức đề kháng, giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, là 1 trong những biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa covid 19.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ; và duy trì một lối sống tích cực, lành mạnh đóng vai trò hết sức quan trọng; giúp nâng cao miễn dịch và phòng chống dịch bệnh.

Chế độ dinh dưỡng 4-5-1 mà Bộ Y tế khuyến cáo để phòng COVID-19

Nâng cao sức đề kháng của bản thân là một trong những biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất; đặc biệt là trong mùa dịch. Theo đó, Bộ Y tế khuyến khích mọi người áp dụng công thức dinh dưỡng 4-5-1 trong các bữa ăn hàng ngày; song song với việc tăng cường vận động và giữ gìn vệ sinh cá nhân để phòng ngừa Covid-19.

Chế độ dinh dưỡng 4-5-1 mà Bộ Y tế khuyến cáo theo viện dinh dưỡng quốc gia để phòng COVID-19
Nguồn: Bộ Y tế

Theo đó, công thức dinh dưỡng 4-5-1 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia gồm:

Số 4: chế độ ăn cân đối 4 yếu tố: chất sinh năng lượng (Carbohydrate, protein, lipid); protein (động vật và thực vật); lipid (động vật và thực vật); vitamin và chất khoáng.

Số 5: để đảm bảo tính đa dạng của các bữa ăn cần phải có ít nhất 5/8 nhóm thực phẩm, gồm:

  • Nhóm lương thực: như gạo, mì… đây là thức ăn cơ bản cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể.
  • Nhóm các loại hạt: như đậu, đỗ, vừng, lạc… là nguồn cung cấp chất đạm thực vật cho cơ thể; sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp chất đạm động vật và cần thiết cho cơ thể.
  • Nhóm thịt các loại, cá, hải sản, trứng: đây là nhóm cung cấp chất đạm động vật cho cơ thể.
  • Nhóm củ quả màu vàng, da cam, màu đỏ như: cà rốt, bí ngô, gấc, cà chua; các loại rau màu xanh thẫm là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng quan trọng cho cơ thể.
  • Nhóm dầu ăn, mỡ các loại: là nguồn cấp năng lượng và các axit béo cần thiết cho cơ thể.

Số 1: chính là mỗi bữa ăn trong ngày cần kết hợp hài hòa giữa các nhóm chất và thực phẩm.

Top 15 thực phẩm tăng cường sức đề kháng phòng covid 19

Theo thống kê về những đối tượng có nguy cơ cao mắc Covid-19; thì người cao tuổi và những người có bệnh lý nền chiếm tỷ lệ cao; bởi do sức đề kháng kém hơn các đối tượng khác. Sức đề kháng và miễn dịch của con người được hình thành và phát triển kể từ khi sinh ra.

Điều kiện quyết định để tạo ra sức đề kháng và một hệ miễn dịch khỏe mạnh là do chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân đối và lối sống. Chính vì vậy, trước sự nguy hiểm của dịch bệnh thì vấn đề “ăn, uống gì để tăng sức đề kháng?” đã trở thành mối quan tâm của hầu hết mọi người.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dưới đây là những thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch tối ưu cho cơ thể; giúp phòng ngừa sự xâm nhập của dịch bệnh.

1. Trái cây họ cam quýt- loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng hiệu quả

Hầu hết các loại trái cây có múi như: bưởi, cam, quýt, chanh.. đều giàu vitamin C. Vitamin C được xem là “chìa khóa” tăng cường sức đề kháng vô cùng hiệu quả cho cơ thể. Bởi nó giúp cơ thể tăng cường sản xuất interferon – loại protein do tế bào cơ thể tạo ra để chống lại các tác nhân gây bệnh; thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.

Thực phẩm họ cam quýt giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch.
vitamin C còn giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn sau những cơn cảm lạnh, ho, sốt,… nên các loại trái cây này được rất nhiều người lựa chọn để tăng cường đề kháng trong mùa dịch.

Cơ thể người không tự sản sản xuất hay tổng hợp vitamin C; nên mỗi người cần bổ sung vi chất này hàng ngày; để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh.

2. Ớt chuông đỏ

Ớt chuông đỏ là một trong các loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng phòng Covid hiệu quả. Bởi nó chứa lượng vitamin C cao gấp 3 lần so với họ cam quýt. Bên cạnh đó, ớt chuông đỏ cũng là nguồn cung cấp vitamin A, B, E6, phytochemical và carotenoid; nhất là beta carotene (tiền chất của vitamin A) dồi dào. Không chỉ có tác dụng giúp sáng mắt, có lợi cho làn da… mà còn chống oxy hóa, chống viêm hiệu quả.

3. Bông cải xanh

Bông cải xanh giàu hàm lượng vitamin A, C và E rất có lợi cho sức khỏe miễn dịch. Chất sulforaphane có trong bông cải xanh có tác dụng chống oxy hóa; làm giảm căng thẳng, làm chậm sự suy giảm của hệ thống miễn dịch; giúp bảo vệ niêm mạc đường hô hấp…

Bông cải xanh rất tốt cho sức khỏe của người trưởng thành; đặc biệt với trẻ nhỏ. Khi chế biến, để giữ nguyên dinh dưỡng của bông cải xanh thì nấu càng ít càng tốt; hoặc tốt hơn là không nấu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hấp là cách tốt nhất để giữ lại nhiều nhất các khoáng chất trong rau củ.

4. Tỏi

Tỏi không chỉ là một gia vị quen thuộc được sử dụng trong mối gia đình; mà nó còn được ví như loại “thần dược” giúp phòng chống lại các bệnh cảm cúm và viêm đường hô hấp, tăng huyết áp, mỡ máu,…

Từ xưa, tỏi được coi là “thần dược” giúp phòng chống lại các bệnh cảm cúm và viêm đường hô hấp,
Trong tỏi có chứa rất nhiều iod và tinh dầu (giàu glucogen và allicin, fitonxit); có tác dụng diệt vi khuẩn bằng cách ức chế các enzyme có chứa lưu huỳnh cần thiết cho vi khuẩn; chống viêm hiệu quả.

Hơn nữa, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D,… và rất nhiều khoáng chất cần thiết như i-ốt, canxi, magie…; Vì vậy, tỏi chính là thực phẩm hàng đầu không chỉ giúp nâng cao nâng cao sức đề kháng; mà còn giúp phòng tránh nhiều dịch bệnh khác

5. Gừng

Gừng cũng là một loại gia vị quen thuộc và là loại thực phẩm được nhiều người sử dụng sau khi ốm dậy. Gừng có tác dụng giúp giảm viêm, giảm đau họng và các bệnh viêm nhiễm khác. Ngoài ra, nó còn giúp giảm buồn nôn rất hiệu quả; và là “liều thuốc” rất quan trọng cho hệ miễn dịch.

Theo nghiên cứu gần đây, gừng giúp làm giảm các triệu chứng đau và làm chậm quá trình tạo cholesterol. Bạn có thể sử dụng bằng nhiều cách như làm gia vị trong bữa ăn; hoặc nấu chín, món tráng miệng, hoặc pha trà gừng để uống.

6. Cải bó xôi

Cải bó xôi (hay còn gọi là rau bina) không chỉ giàu vitamin C; mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và beta carotene; có tác dụng giúp nâng cao hệ miễn dịch và tăng khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Cũng giống như bông cải xanh, việc nấu chín rau bina trong khoảng thời gian càng ngắn càng tốt; vì sẽ giữ lại được chất dinh dưỡng nhiều nhất.

7. Sữa chua

Sữa chua có chứa hàm lượng lợi khuẩn lớn cho cơ thể và là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời. Không chỉ giúp tăng khả năng phòng thủ tự nhiên hoàn hảo chống lại virus; nó giúp bạn sở hữu thân hình cân đối và nước da mịn màng hơn. Nên hạn chế sử dụng các loại sữa chua nhiều đường. Thay vào đó, bạn có thể tự làm sữa chua tại nhà bằng trái cây lành mạnh và mật ong.

8. Hạnh nhân

Hạnh nhân chính là thực phẩm cung cấp vitamin E hoàn hảo cho cơ thể, do nó giàu lượng chất béo và vitamin tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong một khẩu phần ăn dành cho người lớn, gồm nửa cốc chứa 46 hạt hạnh nhân nguyên vỏ; sẽ cung cấp 100% lượng vitamin E đảm bảo đủ chất hàng ngày. Vitamin E có tác dụng ngăn ngừa và phòng chống cảm lạnh rất hiệu quả.

9. Hạt hướng dương

Hạt hướng dương là loại thực phẩm chứa đầy đủ chất dinh dưỡng, bao gồm phốt pho, magie, vitamin B6 và vitamin E,… Ngoài ra, hạt hướng dương cũng rất giàu selen. Đây là những khoáng chất mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cơ thể; giúp giảm cholesterol xấu trong cơ thể, giảm căng thẳng; ngăn ngừa chứng trầm cảm và duy trì chức năng cho hệ thống miễn dịch.

10. Nghệ – thực phẩm tăng cường sức đề kháng tuyệt vời trong mùa dịch

Từ ngàn xưa, nghệ là loại thực phẩm được ông cha ta sử dụng như một vị thuốc trong y học cổ truyền. Trong nghệ có chứa hàm lượng hợp chất quý curcumin cao. Không chỉ có công dụng hỗ trợ trong việc làm đẹp da, bảo vệ gan, dạ dày; và được đánh giá rất có tiềm năng trong hỗ trợ đẩy lùi các bệnh về tim mạch, ung thư,… Nó còn được xem là 1 trong những thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể cực tốt.

Nghệ còn được xem là 1 trong những thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể cực tốt.
Trong các nghiên cứu gần đây đã cho thấy chất curcumin trong nghệ, có tác dụng tăng cường sức đề kháng một cách hiệu quả (ảnh: Pixabay)

Curcumin có tác dụng giúp tiêu diệt các tác nhân lạ, có hại cho cơ thể; tăng số lượng tế bào lympho T, tăng cường hoạt động của đại thực bào; đồng thời nó gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất Interleukin; giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thế. Đây là thông tin rất hữu ích, nhất là trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa và dịch bùng phát như hiện nay.

11. Trà xanh

Trà xanh là một thức uống vô cùng quen thuộc với người Việt. Trong lá trà xanh có chứa chất flavonoid – một chất có tác dụng chống oxy hóa tuyệt vời. Ngoài ra, trà xanh giàu epigallocatechin gallate, EGCG và cũng là một nguồn axit amin L-theanine tốt; có thể hỗ trợ sản xuất các hợp chất chống vi trùng trong các lympho T hiệu quả.

ThS.BS Bùi Ngọc An Pha, Giám đốc y khoa Trung tâm dinh dưỡng – Y học vận động Nutrihome cho biết: “Việt Nam có nhiều gia vị như hành, tỏi, gừng, nghệ có nhiều kháng sinh thực vật và chất chống oxy hóa giúp nâng cao miễn dịch. Trà xanh cũng là một trong những thức uống truyền thống của người Việt giúp bổ sung vitamin C, tăng cường sức đề kháng, đặc biệt hợp chất EGCG – là yếu tố chống oxy hóa có trong sản phẩm giúp nâng cao miễn dịch, giảm mệt mỏi căng thẳng.”

12. Đu đủ

Đu đủ là trái cây chứa rất nhiều vitamin C hàm lượng cao. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong đu đủ có chứa đến 224% lượng vitamin C được khuyến nghị mỗi ngày. Không những thế, đu đủ còn có chứa papain, đây là một loại enzyme tiêu hóa có tác dụng chống viêm. Ngoài ra, đây còn là nguồn cung cấp kali, vitamin B và folate, đây là những dưỡng chất có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

13. Quả kiwi

Cũng giống như đu đủ, kiwi có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng quan trọng và cần thiết; bao gồm kali, folate, vitamin C và vitamin K. Vitamin C có tác dụng tăng các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng; trong khi các thành phần khác trong quả kiwi giúp cơ thể luôn hoạt động tốt.

14. Các loại thịt gia cầm

Các loại thịt gia cầm như: gà tây, gà ta,… có chứa rất nhiều vitamin B6; đây là một vi chất cực tốt hỗ trợ cho các phản ứng xảy ra trong cơ thể; rất cần thiết để hình thành các tế bào hồng cầu mới và khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng.

15. Hải sản

Hải sản không chỉ giàu chất dinh dưỡng, mà còn giàu kẽm; giúp tăng cường hệ miễn dịch và là một thực phẩm tăng cường sức đề kháng rất tốt cho trẻ em và người lớn. Kẽm có tác dụng cực tốt giúp các tế bào miễn dịch thực hiện được tốt chức năng của nó. Một số loại hải sản giàu kẽm như: cua, sò tôm, trai..

Lưu ý: Để cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh dịch, mỗi người cần tuân thủ nguyên tắc “ăn cho lành, tập cho đều, duy trì cân nặng hợp lý”; cần đa dạng, phối hợp từ nhiều loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày.

Thực phẩm tăng cường sức đề kháng phòng Covid -19
Khẩu phần ăn hàng ngày nên có sự kết hợp cân đối giữa chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, rau củ, trái cây,…).

Ngoài ra, nên cân đối cả dầu thực vật và mỡ động vật trong khẩu phần ăn. Tăng cường ăn vừng, lạc, đậu, rau xanh và hoa quả chín. Ăn đủ nhu cầu, cần phân chia hợp lý các bữa ăn trong ngày (tùy theo lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ lao động).

Những biện pháp khác giúp tăng cường sức đề kháng

Các nghiên cứu cho thấy, những người có sức đề kháng suy yếu khi bị nhiễm Covid-19 thường có diễn biến nặng và nguy kịch hơn. Bởi thứ nhất: là bản thân bệnh nghiêm trọng và thứ 2 là ngoài bị nhiễm Covid-19, thì khi người bệnh có bệnh nền sẽ có thể bội nhiễm thêm nhiều bệnh khác như nấm, vi khuẩn…

Vì vậy, bên cạnh thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và khoa học; thì mỗi người cần xây dựng cho bản thân và gia đình một cuộc sống lành mạnh, vui khỏe, sống khỏe để tạo nên bộ “áo giáp hoàn hảo” để chủ động phòng chống lại dịch bệnh; như: uống nhiều nước; ăn chín uống sôi; tập thể dục đều đặn; sống lành mạnh và bình tĩnh, lạc quan.

Trước “đại dịch toàn cầu” Covid-19 với diễn biến ngày càng nguy hiểm và chưa có hồi kết. Do đó, mỗi người cần chú trọng việc chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, giữ tinh thần thoải mái, tăng cường hệ miễn dịch, kiểm soát tốt các bệnh lý nền.

Bên cạnh đó, cần bổ sung các loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng nhằm phòng ngừa virus Sars-Cov-2 một cách tốt nhất.