Theo Boldsky, molypden là một trong những nguyên tố vi lượng không thể thiếu trong cơ thể mỗi người. Dưới đây là các thực phẩm giàu molypden nên bổ sung.
- 5 loại thực phẩm khiến cholesterol tăng cao, cần lưu ý khi dùng
- Những loại thực phẩm nên tránh ăn để ngăn ngừa ung thư dạ dày
- 5 dưỡng chất thiết yếu phụ nữ cần bổ sung để ngừa thiếu máu, tăng cường sức khỏe
Khi cơ thể bị thiếu máu sẽ dẫn tới tình trạng mệt mỏi, mất sức, chóng mặt, khó tập trung do thiếu các tế bào hồng cầu khỏe mạnh cung cấp đủ oxy cho các mô.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu như thiếu máu do thiếu vitamin, thiếu máu không tái tạo, thiếu máu liên quan đến bệnh tủy xương, thiếu máu hồng cầu hình liềm, do viêm, do thiếu sắt và nó có thể nhẹ hoặc nặng, tạm thời hoặc vĩnh viễn. Thiếu máu do thiếu sắt khá phổ biến do nhu cầu dinh dưỡng không cân đối. Để khắc phục tình trạng này, thì có thể bổ sung bằng chế độ ăn uống đa dạng, lành mạnh với những thực phẩm giàu chất sắt.
Xem nhanh
Các công dụng của molypden
- Molypden là nguyên tố vi lượng ngăn ngừa thiếu máu, giúp chuyển hóa chất béo và đường. Molypden cũng hỗ trợ thải độc đồng. Bên cạnh đó, thiếu molypden còn khiến tim đập nhanh, khó thở, lo lắng, bồn chồn.
- Trong cơ thể mỗi người, molypden chủ yếu nằm ở gan, thận và xương. Nó cũng có thể được tìm thấy ở da, cơ, phổi và lá lách.
9 loại thực phẩm giàu molypden
1. Sản phẩm từ đậu nành
Những sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ và sữa đậu nành rất giàu molypden. Nó có ít chất béo và nhiều chất đạm. Đậu nành xanh chứa nhiều molypden hơn. Đậu nành xanh có thể được hấp và ăn như món ăn nhẹ hoặc thêm vào các món salad đều được.

2. Cà chua
Cà chua là nguồn giàu molypden. Đồng thời, ăn cà chua còn giúp cải thiện tiêu hóa, kích thích lưu thông máu, cải thiện cân bằng chất lỏng, bảo vệ thận và giảm viêm hiệu quả.
3. Rau ăn lá màu xanh đậm
Những loại rau có lá màu xanh đậm như rau bina, rau diếp, súp lơ, cải xoăn,… có nhiều molypden. Những loại rau xanh đậm này còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng thực vật quan trọng khác, giúp cải thiện thị lực, giữ cho xương luôn được chắc khỏe và ức chế sự phát triển của một số loại bệnh ung thư.

4. Trứng là loại thực phẩm giàu molypden
Trứng có nhiều protein, canxi, vitamin A, folate, vitamin B5, vitamin B12, vitamin B2, phốt pho và selen. Trứng còn rất giàu molypden và chất béo lành mạnh rất tốt cho sức khỏe mỗi người.
5. Quả hạch
Những loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, hạt dẻ và đậu phộng chứa rất nhiều molypden. Một chén hạnh nhân chứa 46,4 microgam molypden, một chén đậu phộng chứa 42,4 microgam molypden và một chén hạt điều chứa 38 microgam molypden. Những loại hạt này không nên ăn khi đã ướp muối, như thế sẽ giúp cơ thể nhận được nhiều molypden hơn.

6. Sản phẩm từ sữa
Những sản phẩm từ sữa như pho mát và sữa chua có chứa lượng lớn molypden. Một ly sữa chua chứa 11,3 microgam molypden và một thanh pho mát tươi có chứa 10,4 microgam molypden. Do vậy, cần phải đưa những sản phẩm từ sữa vào chế độ ăn uống để bổ sung molypden cho cơ thể.
7. Gan là thực phẩm giàu molypden
Những loại gan như gan bò, gan gà, gan vịt chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, trong đó có molypden. Gan rất giàu chất dinh dưỡng như vitamin B, sắt và vitamin A. Gan cũng giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu, hỗ trợ thải độc và hỗ trợ khả năng sinh sản.

8. Đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan chứa nhiều molypden, kali, natri, vitamin A, canxi, vitamin C, vitamin B6 và magiê. Loại đậu này cũng chứa flavonoid, carotenoid, axit phenolic và polyphenol có tác dụng ngăn ngừa lão hóa và thúc đẩy hệ miễn dịch luôn được khỏe mạnh.

9. Ngũ cốc nguyên hạt là loại thực phẩm giàu molypden
Những loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch, gạo lứt, yến mạch và kê rất giàu molypden. Ngũ cốc nguyên hạt còn là nguồn cung cấp carbohydrate, chất dinh dưỡng và chất xơ. Thường xuyên ăn ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh như tiểu đường và bệnh tim.
Bổ sung các thực phẩm giàu molypden trên vào bữa ăn hàng ngày để ngăn ngừa thiếu máu và kết hợp với lối sống lành mạnh để có cuộc sống tốt hơn nhé.