Trong sinh hoạt và công việc hàng ngày, nhiều người có những thói quen gây hại xương khớp khiến quá trình thoái hóa tiến triển nhanh hơn.

Nhiều người nghĩ đau nhức xương khớp toàn thân chỉ đơn thuần là do thời tiết thay đổi, làm việc sai tư thế hay lao động quá sức… Tuy nhiên, tình trạng này xuất hiện lại là do những thói quen xấu từ sinh hoạt và công việc hàng ngày; từ đó khiến quá trình thoái hóa tiến triển nhanh hơn, tình trạng đau nhức xuất hiện sớm.

Những thói quen gây hại xương khớp phổ biến nhất nhiều người gặp phải

1. Thường xuyên ngồi lâu một chỗ, ngồi xổm, vắt chéo chân

Việc ngồi hay đứng quá lâu khiến cho việc lưu thông máu tới vùng hông, chân, bàn chân giảm. Nhất là tư thế ngồi vắt chéo chân, khiến các dây thần kinh bị chèn ép; từ đó gây tình trạng cứng khớp gối, tê bì chân dễ xảy ra. Còn khi việc làm việc với chuột và bàn phím liên tục khiến các khớp bàn tay, ngón tay, dây chằng, cơ bị mỏi do hoạt động liên tục.

thói quen gây hại xương khớp
Ngồi lâu một chỗ, ngồi bắt chéo chân… thói quen xấu gây hại cho hệ xương khớp.

Thói quen ngồi lâu, liên tục trên hai giờ khiến khối cơ cạnh cột sống vùng cổ, vùng lưng bị mỏi; nó còn khiến trọng lượng phần thân trên dồn lên vùng cột sống cổ và lưng;  dẫn đến các tổn thương: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

Thói quen ngồi xổm tạo áp lực gấp 7 – 8 lần trọng lượng cơ thể lên phần khớp gối (trong khi đi bộ áp lực này chỉ bằng ½ trọng lượng cơ thể). Từ đó khiến phần sụn, xương dưới sụn ở đầu gối bị đè nén, sớm bị mòn, thoái hóa gây đau nhức.

2. Bẻ tay, vặn lưng, cổ quá mức

Làm việc trong thời gian dài khiến cho các khớp tay, khối cơ vùng cổ, lưng bị mỏi; nên nhiều người thường bẻ khớp ngón tay, vặn lưng, vặn cổ… ; hành động này dẫn tới các khớp bị hoạt động nhanh và quá mức, dây chằng giãn đột ngột. Tuy chỉ là tổn thương nhỏ nhưng lại đẩy nhanh quá trình lão hóa xương khớp. Đặc biệt là các chứng: bong gân, giãn dây chằng, trật khớp…

3. Đi giày cao gót – thói quen gây hại xương khớp của phụ nữ

Với chị em phụ nữ, việc đi giày cao gót khiến cho vóc dáng chị em thêm uyển chuyển. Song chị em có biết, việc mang giày cao gót khiến cơ thể phải điều chỉnh và thay đổi trọng lượng tổng thể và trọng tâm của nó để bù vào gót giày. Gót giày càng cao thì nguy cơ gặp phải các vấn đề về lưng, hông và đầu gối càng lớn.

Đi giày cao gót - thói quen gây hại xương khớp của phụ nữ
Đi giày cao gót thường xuyên sẽ làm tăng sức ép lên đầu gối và gót chân; điều này nếu như kéo dài thì sẽ làm bào mòn khớp gối; và có thể làm tổn thương sụn khớp gây nên tình trạng viêm khớp.

Khi đi giày cao gót, cơ thể đẩy trọng tâm về phía trước; làm cho hông, cột sống và khớp gối bị lệch khỏi trục sinh lý vốn có. Về lâu dài sẽ dẫn tới hiện tượng đau lưng; theo thời gian, nó sẽ khiến cột sống và khớp gối yếu, nhanh lão hóa, gây đau nhức, vẹo cột sống…

4. Hút thuốc, dùng chất kích thích

Rất ít người biết rằng lượng nicotin trong thuốc lá làm giảm quá trình tái tạo xương; gây mất xương và loãng xương. Không chỉ thế, rượu bia cũng làm gia tăng phản ứng viêm tại sụn khớp; tăng lượng acid béo có hại trong cơ thể. Những người hút thuốc lâu năm thường có nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.

5. Lạm dụng thuốc giảm đau – thói quen gây hại xương khớp

Do có tác dụng nhanh nên nhiều người thường lạm dụng các loại thuốc giảm đau dẫn đến bị lệ thuộc. Các thuốc giảm đau thường có hiệu quả tức thời; nhưng nó không giải quyết được gốc rễ, khiến bệnh ngày càng nặng. Đặc biệt khi dùng lâu dài còn gây nhiều tác dụng phụ như: đau dạ dày, loãng xương, phù, giữ nước tăng cân…

lạm dụng thuốc giảm đau - thó quen gây hại xương khớp
Cần sử dụng thuốc giảm đau đúng cách và đúng liều lượng, (ảnh istockphoto).

Cách phòng đau nhức xương khớp thoái hóa sớm

  • Trong điều trị và phòng ngừa các bệnh lý xương khớp thì việc thay đổi chế độ sinh hoạt, vận động là điều đầu tiên cần thay đổi. Đặc biệt lưu ý ở người trẻ: Thay đổi tư thế: làm việc từ 30 – 60 phút cần đứng lên thay đổi tư thế; vươn vai, xoay nhẹ vùng cổ, thả lỏng tay chân để các khớp xương được thư giãn, các khối cơ đỡ mỏi.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, thức khuya, sử dụng thức ăn nhanh…
  • Tăng cường tập thể dục: đạp xe, đi bộ, bơi lội, đạp xe, cầu lông, thái cực quyền, thiền, yoga…
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Ở những người sớm có biểu hiện đau nhức xương khớp; cần đặc biệt bổ sung các chất nuôi dưỡng, tái tạo sụn khớp, hạn chế thoái hóa sớm.