Thói quen ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Những dấu hiệu xuất hiện trên cơ thể dưới đây có thể liên quan đến chế độ ăn uống hàng ngày.
- Những quy tắc trong ăn uống để ngăn ngừa sỏi mật hiệu quả
- 7 thói quen gây hại dạ dày cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe
- 4 thói quen buổi sáng khiến phổi ngày càng suy yếu, không nên chủ quan
Những thói quen ăn uống tưởng chừng như vô hại lại chính là nguyên nhân đang âm thầm tàn phá các bộ phận trên cơ thể. Nếu không thay đổi sớm sẽ dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm, khó điều trị.
Dưới đây là một vài dấu hiệu khác thường của cơ thể nhắc nhở đến lúc thay đổi chế độ ăn uống sao cho phù hợp.
Xem nhanh
7 dấu hiệu cảnh báo cần thay đổi thói quen ăn uống
1. Sức khỏe răng miệng không tốt
Chảy máu nướu và sâu răng không những liên quan đến vệ sinh răng miệng mà còn có thể là dấu hiệu của thói quen ăn uống không đúng cách. Theo các chuyên gia dinh dưỡng Cheryl Mussatto đã phân tích trên tờ Eat this, Not That: “Nướu bị sưng hoặc chảy máu có liên quan đến việc không bổ sung đủ các loại thực phẩm giàu vitamin C như trái cây họ cam quýt, cà chua và rau xanh”.

2. Thường bị ốm vặt là dấu hiệu cảnh báo nên thay đổi thói quen ăn uống
Nên cố gắng loại bỏ càng nhiều thực phẩm chế biến sẵn khỏi chế độ ăn uống và bổ sung nhiều các loại trái cây tươi, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, cá và thịt nạc. Điều này có thể giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
3. Luôn bị đói trước khi đi ngủ
Việc đói trước khi ngủ vì ăn tối sớm là điều rất bình thường. Tuy nhiên, nếu thường xuyên cảm thấy đói vào đêm muộn; điều đó có nghĩa là cơ thể đang không tiêu thụ đủ calo hoặc thiếu nhiều chất dinh dưỡng.

4. Cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng
Để giảm sự mệt mỏi, thì nên cố gắng đảm bảo bao gồm sự kết hợp của protein và carbohydrate trong mỗi bữa ăn nhẹ hay bữa ăn hằng ngày.
5. Thường bị đau bụng, buồn nôn
Đầy bụng liên tục là dấu hiệu chính của chế độ ăn uống không tốt. Nếu thấy buồn nôn hoặc nôn sau khi uống sữa hoặc ăn pho mát; đó có thể là do cơ thể không dung nạp lactose. Nhiều người hay bị dị ứng nhẹ với sữa và thậm chí không nhận ra điều đó. Vì vậy hãy cẩn trọng khi tiêu thụ các loại thực phẩm này.

6. Thường xuyên bị cảm lạnh
Nếu thường xuyên bị cảm lạnh ngay cả trong mùa hè, rất có thể chế độ ăn uống đang mất cân bằng. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí American College of Nutrition cho thấy chế độ ăn ít carbs ảnh hưởng tiêu cực tới tuyến giáp – nó giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Tuyến giáp hoạt động chậm sẽ khiến cảm thấy lạnh. Thay vì loại bỏ toàn bộ carbs khỏi chế độ ăn uống thì hãy bổ sung đủ hàm lượng thông qua những loại thực phẩm như bánh mì nguyên cám, mì ống và một số loại bánh nướng khác.

7. Thường bị táo bón là dấu hiệu cảnh báo nên thay đổi thói quen ăn uống mỗi ngày
Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ hơn trong chế độ ăn uống để giảm nguy cơ bị đầy hơi, chướng bụng và táo bón. Có thể thêm ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn uống. Thực đơn gợi ý là ngũ cốc với sữa chua ăn vào bữa sáng, salad rau ăn vào bữa trưa.
Trên đây là những khuyến cáo của chuyên gia về các thói quen ăn uống mà nên thay đổi để có thể khỏe mạnh hơn.