Thói quen ăn uống có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và nó còn có thể ảnh gây mất ngủ, hoặc thậm chí gây ra các vấn đề về giấc ngủ mãn tính.

Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ; nó có thể là kết quả của thói quen ngủ không tốt, thuốc men, bệnh mãn tính và trầm cảm cùng các yếu tố khác. Bên cạnh đó, một loạt các thói quen ăn uống có thể gây ra chứng mất ngủ; hoặc thậm chí gây ra các vấn đề về giấc ngủ mãn tính.

Dưới đây là danh sách các thói quen ăn uống phổ biến có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ được các chuyên gia dinh dưỡng liệt kê.

4 thói quen ăn uống có thể gây mất ngủ

1. Lạm dụng đồ uống chứa caffeine

Caffeine có tác dụng kích thích não bộ; nó thường có trong cà phê, trà, soda, chocolate, một số chất bổ sung… Caffeine có khả năng ngăn chặn phân tử truyền tín hiệu não adenosine thúc đẩy giấc ngủ. Dùng nhiều đồ ăn, thức uống có quá nhiều caffeine trong ngày là nguyên nhân gây trằn trọc khó đi vào giấc.

Lạm dụng đồ uống chứa caffeine gây mất ngủ
Nhiều người thường sử dụng caffeine để tăng cường sự tỉnh táo. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều có thể làm giảm thời gian ngủ và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ.

Caffeine thường phát huy tác dụng mạnh nhất vào khoảng 30-60 phút sau khi tiêu thụ. Một số người quá nhạy cảm với caffeine đến nỗi ngay cả khi uống một ly cà phê sáng cũng làm gián đoạn giấc ngủ buổi tối. Vậy nên, tùy theo độ nhạy cảm của cơ thể với caffeine để lựa chọn thời điểm dùng thức uống này phù hợp với cơ thể.

2. Sử dụng đồ uống tăng lực sẽ gây mất ngủ

Một số loại nước tăng lực thảo mộc, có chứa các chất có thể giúp bạn khỏe hơn. Mặc dù loại đồ uống này có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng uể oải vào buổi chiều; song lại khiến bạn không thể nhắm mắt khi bạn thực sự muốn ngủ.

Nếu bạn ưa thích đồ uống có các thành phần kích thích như nhân sâm, Rhodiola rosea, và rễ maca, hãy uống chúng vào đầu ngày để tránh giấc ngủ ban đêm bị gián đoạn.

3. Ăn thức ăn cay trước khi đi ngủ

Cảm thấy đói vào gần giờ đi ngủ và tìm thứ gì đó ăn khuya là điều bình thường. Tuy nhiên, khi ăn đêm như vậy nên tránh dùng thực phẩm cay. Vì ăn đồ ăn cay gần giờ đi ngủ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ, khiến mọi người cảm thấy khó ngủ hơn

ăn đồ ăn cay
Gần giờ đi ngủ không nên ăn đò ăn cay vì sẽ gây khó chịu dạ dày khiến khó đi vào giấc ngủ.

Các nhà khoa học tin rằng ăn cay gây khó ngủ là do chúng làm tăng thân nhiệt; khiến cơ thể khó thư giãn và hạ thân nhiệt để đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, ăn cay gần giờ ngủ cũng dễ gây ra các vấn đề sức khỏe như ợ nóng, khiến giấc ngủ bị gián đoạn.

Ợ nóng là triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Tình trạng này khiến các chất trong dạ dày chảy ngược lên thực quản. Thức ăn cay sẽ là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ợ nóng. Vì vậy, gần giờ đi ngủ thì không nên ăn cay.

4. Ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa

Chất béo chuyển hóa còn được gọi là chất béo transfat – viết tắt tên của các axit béo trans. Chất béo này xuất phát từ các loại dầu thực vật và bị hydro hóa trong các quá trình chế biến thức ăn; đặc biệt là các món chiên xào. Đây có thể được xem là loại chất béo xấu nhất cho cơ thể.

4 thói quen ăn uống có thể gây mất ngủ
Đồ ăn chiên rán chứa chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe, (ảnh chụp màn hình istockphoto).

Việc tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa vào ban ngày khiến chất lượng giấc ngủ kém đi vào ban đêm. Những người có chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa hơn, có nhiều khả năng bị thức giấc vào ban đêm thường xuyên; và giấc ngủ ít được phục hồi hơn.

Tuy nhiên, không phải tất cả các loại chất béo đều gây ra rối loạn giấc ngủ. Axit béo omega-3 đã được chứng minh có tác dụng thực sự thúc đẩy giấc ngủ. Dầu giàu DHA và EPA được chứng minh là làm tăng hiệu quả giấc ngủ và giảm thời gian đi vào giấc ngủ. Để cung cấp cho cơ thể các loại dầu có lợi này; hãy dùng các thực phẩm như hạt lanh, quả óc chó; và các loại cá béo như cá ngừ và cá hồi….