Thận thực hiện nhiều chức năng khác nhau và nếu không để ý tới sức khỏe có thể khiến thận có sỏi và một số biến chứng không thể phục hồi.
Bệnh thận mãn tính thường thấy ở những người bị huyết áp cao, tiểu đường hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh thận. Những yếu tố khác dễ mắc nguy cơ các chứng bệnh bao gồm lớn tuổi, sinh con nhẹ cân, dùng một số loại thuốc trong thời gian dài, nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính, sỏi thận và thậm chí bị thừa cân béo phì.
Xem nhanh
1. Cảm thấy buồn nôn, chóng mặt ói mửa cho thấy thận đang có sỏi
Hay buồn nôn hoặc ói mửa có thể là dấu hiệu của sỏi thận do thận bị tắc nghẽn. Niệu quản bị tắc một phần hoặc toàn bộ ngăn cản nước tiểu đến bàng quang. Các dây thần kinh trong ruột và thận có liên quan với nhau. Khi thận bị tắc nghẽn, nó có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, kích hoạt nhiều dây thần kinh trong đường tiêu hóa, gây co thắt dạ dày, khó chịu, khiến buồn nôn và ói mửa.

2. Cảm thấy buồn tiểu thường xuyên
Hầu hết những người bị sỏi thận đều cảm thấy muốn đi tiểu nhiều; nếu sỏi nằm ở cuối niệu quản, đầu bàng quang hoặc cổ bàng quang thì sẽ thường xuyên phải đi tiểu, mỗi lần đi chỉ lượng nhỏ. Khi thường xuyên đi tiểu nhiều lần và nước tiểu nhỏ giọt, thì có thể sỏi thận đang đi qua niệu quản. Sỏi thận gây kích thích bàng quang và khiến bạn cảm thấy cần đi tiểu thường xuyên hơn. Nếu sỏi thận lớn, có thể gây tắc nghẽn niệu quản. Lý do là vì sỏi kích thích bàng quang gây co thắt cơ trơn bàng quang tạo cảm giác muốn đi tiểu giả.
3. Nước tiểu có ra máu
Bị sỏi thận làm tổn thương niêm mạc đường tiết niệu sẽ gây ra hiện tượng chảy máu, khi đi tiểu sẽ thấy nước tiểu có màu hồng hoặc nâu. Nếu sỏi thận làm hỏng mô, máu có thể hòa với nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu đỏ, hồng hoặc nâu, thì nên đến khám bác sĩ kịp thời.

4. Những vấn đề về da
Thận đóng nhiều vai trò quan trọng khác nhau. Nếu đang phải đối mặt với những vấn đề về da, đây có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Da khô và ngứa có thể là dấu hiệu của bệnh về xương và khoáng chất; cũng liên quan đến bệnh thận cấp tính. Thông thường, điều này xảy ra khi thận không thể cân bằng khoáng chất và các chất dinh dưỡng trong máu.
5. Bị sốt và cảm thấy lạnh
Khi bị sốt và ớn lạnh kèm theo triệu chứng sỏi thận ở phụ nữ, thì có thể bị nhiễm trùng vì sỏi thận có thể là chỗ dễ dàng cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Đây là biến chứng nghiêm trọng do sỏi thận gây nên.

6. Màu nước tiểu đục
Khi phát hiện nước tiêu có màu đục, rất có thể đang có sỏi hoặc nằm trong nhóm đối tượng dễ mắc bệnh sỏi thận – tiết niệu. Nước tiểu đục có thể do có cặn quá nhiều hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu, nước tiểu sẽ đục, có mùi hôi, còn nếu bình thường thì nước tiểu không có mùi.
7. Khi đi tiểu, tiểu rắt bị đau rát
Hầu hết những người bị sỏi thận đều bị đau và nóng rát khi đi tiểu; đây là dấu hiệu của bệnh sỏi thận. Thông thường khi sỏi rơi xuống niệu quản hoặc từ bàng quang lên niệu đạo sẽ gây tắc nghẽn đường tiểu dẫn đến tiểu tiện khó và đau. Ngoài ra, sỏi còn cọ xát vào niêm mạc niệu quản và niệu đạo, gây đau, nóng rát khi đi tiểu. Sau đó, sỏi sẽ kích thích bàng quang và gây ra các cơn đau do sỏi thận. Nhiễm trùng có thể xảy ra và khiến càng đau hơn khi đi tiểu.

Một số cách đơn giản để duy trì sức khỏe thận
- Vận động cơ thể và tập thể dục mỗi ngày.
- Tập các tập yoga và thiền.
- Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách ăn theo chế độ ăn uống cân bằng với ngũ cốc nguyên hạt; hoa quả tươi; rau; đậu và các loại đậu khác.
- Nói không với đồ ăn vặt, nhiều gia vị và những loại thực phẩm chế biến sẵn.
- Không nên uống quá nhiều nước vì nó dễ gây áp lực lên thận.
- Không nên uống rượu bia và hút thuốc lá. Hút thuốc có thể làm hỏng mạch máu và giảm lưu lượng máu trong thận.
- Không sử dụng thực phẩm chức năng mà không hỏi ý kiến bác sĩ; vì chúng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của thận.
Trên đây là những dấu hiệu cho thấy thận có sỏi, nên chủ động ngăn ngừa nó bằng cách quan tâm đến sức khỏe, duy trì lối sống lành mạnh và ăn uống khoa học.