Rau và củ là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin quan trọng cho cơ thể, đặc biệt là đối với người bị tiểu đường. Tuy rau củ tốt cho sức khỏe nhưng vẫn có một số loại nếu ăn nhiều có thể khiến đường huyết tăng mạnh.

Ông Zhang năm nay 48 tuổi; có tiền sử bệnh tiểu đường đã 3 năm. Trong sinh hoạt, ông luôn tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ như là uống thuốc đầy đủ, ngày 3 bữa, ăn kiêng vài loại đồ ăn. Và ông ăn rất nhiều rau xanh nhưng lượng đường trong máu vẫn chưa ổn định lắm.

Vì vậy, gia đình đã đưa ông đi khám lại để tìm xem nguyên nhân. Sau khi bác sĩ hỏi lại, hóa ra vấn đề chính là do ông Zhang ăn nhiều rau củ quả. Ăn nhiều rau rất tốt cho sức khỏe; tuy nhiên ăn quá nhiều lại không phù hợp cho những người bệnh tiểu đường.

Rau củ chúng ta ăn thường được phân thành lá, củ, hoa quả, nấm, hấp thụ quá nhiều dưỡng chất trong rau củ không có lợi cho người bị tiểu đường.

Dưới đây là một số loại rau có hàm lượng đường khá cao;không chỉ bệnh nhân tiểu đường mà người bình thường cũng nên điều chỉnh liều lượng trong các bữa ăn để có thể kiểm soát lượng đường trong máu.

1. Cà rốt

Cà rốt là loại củ có hàm lượng carbohydrate rất cao; trong 1 củ cà rốt lượng đường có thể lên đến 3g. Đối với những người bị tiểu đường, mặc dù chất dinh dưỡng trong cà rốt có thể tốt cho máu, giảm mệt mỏi nhưng không nên ăn quá nhiều một lúc; lượng ăn vào phải điều độ vừa phải.

Ăn rau gì để hạ đường huyết; Những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn; sức khỏe;
Việc ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình chữa bệnh của người bị tiểu đường. Do đó, người bệnh tiểu đường cần phải hết sức thận trọng cho việc lựa chọn thực phẩm.

2. Bí đỏ

Bí đỏ có một lượng đường hòa tan và tinh bột nhất định; trong bí đỏ thì đường hòa tan chủ yếu là oligosaccharide và sucrose, cả hai chất này đều trực tiếp khiến lượng đường trong máu tăng cao. Nếu ăn quá nhiều sẽ gây hại cho bệnh nhân bị tiểu đường.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, không nên ăn bí đỏ quá 2 bữa/ tuần. Nguyên nhân là trong bí đỏ có chứa nhiều tiền chất của vitamin A; khi ăn nhiều chất này không tiêu hóa được kịp, sẽ tích trữ ở gan và dưới da.

3. Khoai lang vàng

Chất xơ có trong khoai lang vàng có thể hút nước trong ruột; có lợi cho tiêu hóa của bệnh nhân tiểu đường nhưng sau khi bệnh nhân hấp thụ tinh bột nhiều trong khoai lang vàng vào cơ thể khiến cho bệnh nhân tăng đường huyết áp.

Trong 100g khoai lang vàng thì lượng đường lên tới 4,2g; đối với những người thích ăn khoai lang ngào đường thì lượng đường và calo còn cao hơn, hấp thụ quá nhiều sẽ nguy hiểm cho người tiểu đường nên cần phải điều chỉnh lượng ăn thích hợp.

4. Khoai tây

Khoai tây là loại thực vật giàu tinh bột, có vị ngọt và béo; lượng carbohydrate trong khoai tây gần như tương đương với cơm, mì. Trung bình một củ khoai tây nặng 170g chứa khoảng 30g carbohydrate.

Rau củ tốt cho sức khỏe nhưng ăn nhiều khiến đường huyết tăng mạnh; Các loại rau củ quả;
Nên ưu tiên những loại rau có chỉ số GI thấp. Rau có GI thấp có thể giúp ngăn ngừa sự tăng lên nhanh chóng các chỉ số đường huyết.

Khoai tây thường được chế biến thành nhiều món ăn, nhiều người thích ăn khoai tây cắt lát, khoai tây chiên…loại thực phẩm này không chỉ khiến lượng đường trong máu tăng cao mà còn làm tăng chất béo được hấp thụ vào cơ thể.

Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người bị bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều khoai tây chiên, có thể luộc hoặc hấp.

4 loại rau củ tốt cho sức khỏe nhưng ăn nhiều khiến đường huyết tăng mạnh, cần điều chỉnh lượng ăn để mang lại hiệu quả và kiểm soát lượng đường trong máu.

Theo Aboluowang

Xem thêm: