Trong những ngày Tết, quả sung được bày trên mâm ngũ quả với mong ước sung túc cho cả năm; nó còn được dùng để chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng. Nhưng bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng, loại quả này còn có tác dụng tuyệt vời trong trị nhiều bệnh và ngừa ung thư.
Quả sung còn có nhiều tên gọi khác như: vô hoa quả, tụ quả dong, nãi tương quả, mật quả… Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình; có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thũng giải độc.
Nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh, như: viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, bệnh trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, thiếu sữa ở sản phụ, mụn nhọt lở loét, chán ăn, phong thấp…
Còn trong y học hiện đại, trái sung có chứa các thành phần như: glucose, saccarose, quinic acid; shikimic acid, oxalic acid, citric acid, malic acid, auxin; các nguyên tố vi lượng như canxi, phot pho, kali… cùng một số vitamin như C, B1… Theo kết quả nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trái sung có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng ngừa bệnh ung thư.
Xem nhanh
Công dụng của quả sung với sức khỏe
Quả sung giúp nhuận tràng, chống táo bón
Trái sung chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, nên có tác dụng nhuận tràng và hạn chế táo bón.
Điều hòa huyết áp, tốt cho tim mạch
Lượng kali dồi dào trong quả sung có thể điều hòa huyết áp. Các chất chống oxy hóa (polyphenol), omega3 và omega 6 có tác dụng bảo vệ thành mạch; giảm cholesterol và giảm nguy cơ bệnh nhồi máu cơ tim.
Bảo vệ thị lực
Vitamin A trong quả sung có tác dụng bảo vệ thị lực. Bổ sung từ 3 – 5 trái sung mỗi ngày có thể giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng.
Quả sung giúp phòng ngừa ung thư

Thành phần chất xơ dồi dào trong loại quả này có tác dụng loại bỏ các gốc tự do và các chất ung thư khác; đặc biệt là ở ruột già ( bởi chất xơ giúp kích thích ruột hoạt động khỏe mạnh); nên nó có tác dụng trong phòng ngừa ung thư đại tràng. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng giúp phòng ngừa bệnh ung thư vú ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh.
Ngăn ngừa loãng xương
Với hàm lượng canxi cao trong trái sung (hàm lượng canxi trong sung cao hơn các loại trái cây khác). Vì vậy, bổ sung loại quả này vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp duy trì sức khỏe xương khớp; và giảm nguy cơ loãng xương.
Giúp duy trì hoạt động của hệ thần kinh
Tráisung với hàm lượng magie dồi dào có tác dụng duy trì hoạt động của hệ thần kinh và tăng cường cơ bắp.
Tăng cường chức năng sinh lý

Quả sung giàu dinh dưỡng nên còn có tác dụng tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng và kích thích sản sinh hormone. Do đó loại quả này còn giúp tăng cường chức năng sinh lý; và hỗ trợ điều trị một số bệnh như: suy giảm ham muốn, rối loạn cương dương…
Quả sung giúp bảo vệ gan
Chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa trong trái sung có tác dụng ức chế tích trữ triglyceride trong gan; và giúp hạn chế nguy cơ tăng men gan, nóng gan, xơ gan,…
Quả sung hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
Nhờ chứa lượng chất xơ dồi dào, nên loại quả này có tác dụng nhuận tràng; hỗ trợ chức năng tiêu hóa và làm giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng – hậu môn. Ngoài ra, trái sung còn có đặc tính chống viêm, giúp ngăn ngừa tình trạng sưng đau và sung huyết ở búi trĩ.
Giảm viêm họng
Chất nhầy trong quả sung có tác dụng làm dịu, giảm đau và bảo vệ niêm mạc hầu họng. Sử dụng nước ép từ trái sung còn giúp hạn chế áp lực và giảm viêm ở dây thanh quản.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Loại quả này có tác dụng cân bằng axit béo trong máu và cải thiện độ nhạy cảm với insulin.
Điều trị các bệnh về da
Nhựa từ quả sung có tác dụng loại bỏ mụn cóc và làm giảm triệu chứng của các bệnh: bệnh bạch biến, vẩy nến và bệnh chàm.
Nuôi dưỡng làn da từ bên trong

Với hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa trong trái sung; giúp tăng cường lưu thông máu và nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong.
Điều trị rụng tóc
Trái sung chứa hàm lượng kẽm, đồng, vitamin B, magie,… nên nó có tác dụng tại tạo nang tóc, tăng số lượng tóc mọc và hạn chế tình trạng rụng tóc.
Quả sung giúp giảm cân
Thành phần chất xơ dồi dào trong trái sung giúp hỗ trợ giảm cân rất tốt; và chúng thường được khuyên dùng cho những người thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, do lượng calo của trái sung khác cao nên cũng có thể dẫn đến tăng cân, nếu bạn ăn chúng cùng với đường, sữa.
Bài thuốc chữa bệnh từ quả sung
Liều lượng và cách dùng: sử dụng trái sung để chữa bệnh có thể ăn sống từ 1 – 2 chùm nhỏ. Uống trong, mỗi ngày 30 – 60g sắc uống; dùng ngoài thái phiến dán vào huyệt vị châm cứu hay nơi bị bệnh; nấu nước rửa hoặc sấy khô tán bột rắc hay thổi vào vị trí tổn thương.

Quả sung chữa viêm họng
- Bài thuốc 1: Lấy trái sung tươi sấy khô, sau đó tán bột rồi lấy một chút thổi vào họng.
- Bài thuốc 2: quả sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước; sau đó cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao. Dùng ngậm hàng ngày.
Chữa ho khan không có đờm
Sung chín tươi 50 – 100g gọt bỏ vỏ, đem nấu với 50 – 100g gạo thành cháo; chia ăn vài lần trong ngày. Có thể cho thêm chút nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn. Bạn có thể tham khảo thêm bài thuốc.
Chữa hen phế quản
Lấy sung tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt; Ngày uống 1 lần.
Chữa viêm loét dạ dà,y tá tràng
Quả sung sao khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 – 3 lần; mỗi lần 6 – 9g uống với nước ấm.
Chữa rối loạn tiêu hoá
Trái sung tươi 30g, thái nhỏ, sao hơi cháy; mỗi ngày lấy 10g hãm với nước sôi trong bình kín; sau 15- 20 phút thì cho thêm một chút đường phèn để uống; uống thay trà trong ngày.
Chữa táo bón
- Bài thuốc 1: Sung tươi 9g sắc uống hàng ngày.
- Bài thuốc 2: lấy sung chín ăn mỗi ngày 3 – 5 quả.
- Bài thuốc 3: lấy 10 trái sung tươi rửa sạch bổ đôi; ruột già lợn 1 đoạn làm sạch thái nhỏ; cho hai thứ đem hầm nhừ; cho thêm gia vị, ăn trong ngày.
Chữa sa đì
Lấy 2 quả sung tươi, tiểu hồi hương 9g, sắc uống.
Sản phụ thiếu sữa
Trái sung tươi 120g, chân giò lợn 500g; hai thứ đem hầm thật nhừ, cho thêm gia vị vừa ăn, chia ăn nhiều lần trong ngày.

Món ăn này có công dụng bổ khí huyết, “gọi sữa về” dùng rất tốt cho sản phụ sau sinh bị suy nhược, khí huyết bất túc; sữa không có hoặc có rất ít.
Chữa viêm khớp
- Bài thuốc 1: Lấy sung tươi lượng vừa đủ đem hầm với thịt lợn nạc ăn.
- Bài thuốc 2: Lấy 2 trái sung tươi rửa sạch, băm nhỏ rồi tráng với trứng gà ăn.
- Xem thêm Lá bưởi vị thuốc quý giảm đau nhanh cực tốt
Trị mụn nhọt, lở loét
Lấy sung chín sao khô, tán bột rồi rắc lên chỗ vết mụn. Trước khi rắc bột thuốc, có thể ngâm rửa vết lở loét bằng nước sắc quả hay lá sung tươi; sau đó, lau khô rồi rắc bột thuốc và băng lại sẽ có hiệu quả tốt hơn.

Ngoài ra, trong dân gian nhựa của thân cây; hay quả sung xanh còn được dùng để chữa mụn nhọt và sưng vú. Cách dùng như sau:
- Rửa sạch chỗ bị tổn thương, lau khô; sau đó dùng nhựa sung bôi trực tiếp vào nơi bị sưng đỏ; bôi nhiều lần trong ngày.
- Hoặc có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau. Nếu mụn chưa có mủ thì đắp kín; nếu đã vỡ mủ rồi thì đắp để hở một chỗ bằng hạt ngô. Khi đã có mủ, muốn lấy ngòi ra thì giã thêm một củ hành với nhựa sung rồi đắp như trên, để hở miệng. Nếu sưng vú, đắp hở đầu vú.
Chữa đau đầu
Phết nhựa sung lên giấy bản rồi dán hai bên thái dương.
Những lưu ý khi sử dụng quả sung
- Trái sung có tác dụng hoạt huyết, nên phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu không nên sử dụng.
- Người bị dị ứng với mủ cao su cũng có thể dị ứng với mủ bên trong quả sung; vì vậy, nên cẩn trọng khi dùng.
- Sung chứa nhiều vitamin K có tác dụng thúc đẩy quá trình đông máu. Vì thế, không nên sử dụng sung khi đang sử dụng thuốc đông máu.
- Ăn quá nhiều sung có thể gây tiêu chảy và phân lỏng.