Quả lê chứa nhiều chất xơ, giàu vitamin và khoáng chất. Loại quả này có mùi vị rất thơm ngon và dễ ăn. Đặc biệt, trái lê còn là vị thuốc quý dân gian có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe và làm đẹp.

Quả lê còn có tên là khoái quả, ngọc nhũ, mật văn… Trong Đông y, lê có tính mát, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, thanh tâm giáng hỏa, dưỡng huyết, sinh tân dịch, nhuận trường, tiêu độc.

Quả lê chứa nhiều chất xơ, giàu vitamin và khoáng chất. Loại quả này có mùi vị rất thơm ngon và dễ ăn. Nó còn là vị thuốc quý chữa nhiều bệnh, đăch biệt là các bệnh hô  hấp.
Quả lê rất giàu chất dinh dưỡng. Trong 100g lê chứa 86,5g nước, 0,1g chất béo, 0,2g protein, 11g carbohydrat, 1,6g xơ, 14mg canxi, 13mg phospho, 0,5mg sắt; 0,2mg vitamin PP, các vitamin nhóm P, C, betacaroten, 1mg axít folic. (ảnh: Pixabay)

Lê là loại có nhiều chất xơ, chất có vai trò quan trọng trong tiêu hóa và chuyển hóa. Tùy từng khu vực địa lý mà lê có hình dạng và mùi vị khác nhau. Lê có nhiều loại như lê Mỹ, lê Nam Phi, lê Hàn Quốc, lê Việt Nam (còn gọi là quả lê rừng hay quả Mắc cọp)…

Xem nhanh

Công dụng tuyệt vời của quả lê với sức khỏe

Giảm cholesterol

Quả lê chứa pectin và chất xơ có tác dụng trong việc làm giảm các cholesterol trong cơ thể. Sử dụng nước ép quả lê thường xuyên sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của bạn.

Làm giảm sốt, chống khô họng và làm giảm đờm

Đây là một trong những lợi ích tuyệt vời của lê. Khi bạn bị sốt, bạn có thể uống nước ép trái lê; loại nước ép trái cây này sẽ giúp cơ thể bạn bớt nóng và triệu chứng bệnh sốt sẽ không còn.

Quả lê tốt cho hệ tiêu hóa

Lê chứa rất nhiều vitamin và chất xơ – đây là những dưỡng chất rất có lợi cho hệ thống tiêu hóa của bạn.

Cung cấp năng lượng

Trong nước ép của quả lê chứa glucose, uống nước ép lê sẽ giúp cơ thể bạn có đủ năng lượng trong cả ngày.

Ngăn ngừa táo bón

Trái lê cũng giống như thuốc nhuận tràng bởi chứa nhiều chất xơ. Nếu bạn sử dụng lê thường xuyên, chứng táo bón của bạn sẽ không bao giờ còn.

Kháng viêm

Trong lê có hợp chất chống viêm, giúp đẩy lùi những cơn đau và điều trị viêm hiệu quả. Vì vậy, những người bị viêm khớp, đau khớp nên bổ sung lê vào thực đơn hàng ngày.

Trị huyết áp cao

Trong lê có chứa glutathione là một chất chống oxy hóa giúp bạn duy trì mức huyết áp ổn định.Ăn lê thường xuyên giúp bạn điều trị được chứng cao huyết áp.

Bảo vệ xương

Quả lê có chứa boron – đây là một khoáng chất vi lượng tự nhiên, có vai trò quan trọng trong việc giữ cấu trúc xương chắc khỏe, tránh được bệnh xốp xương, loãng xương. Đặc biệt, chúng còn hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan tới xương như viêm khớp dạng thấp; rất tốt cho việc chuyển hóa canxi trong cơ thể, giúp bạn có mật độ xương rắn chắc.

Lê có thể là hữu ích trong điều trị viêm nhiễm màng nhầy, viêm ruột kết, các rối loạn túi mật kinh niên, viêm khớp và bệnh gút.
Không chỉ là loại trái cây thơm ngon, lê còn là vị thuốc dân gian quý trị nhiều bệnh về đường hô hấp (ảnh: Pexels)

Nếu thiếu boron, cơ thể sẽ khó hấp thụ các khoáng chất như photphat, magie… Các khoáng chất này sẽ nhanh chóng đào thải ra khỏi cơ thể, do đó xương dễ bị loãng và gãy, các khớp dễ bị vôi hóa.

Chống lại tác hại của các gốc tự do

Trái lê có chứa khoáng chất đồng (Cu), vitamin C và K- đây là những chất có lợi cho cơ thể. Các chất này giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác động có hại của gốc tự do.

Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Lê là loại trái cây chứa nhiều loại vitamin như B2, B3, B6, C và K. Ngoài ra, nó còn giàu các khoáng chất như canxi, folate, magie, đồng và mangan; những thành phần dinh dưỡng này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Sử dụng lê hàng ngày giúp hệ miễn dịch của bạn luôn khỏe mạnh.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Lê có nhiều chất xơ, giàu vitamin lại có khoáng chất. Ăn lê có thể giúp giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu. Ngoài ra, lê còn giúp cải thiện độ nhạy với insulin. Nếu ăn lê 5 lần trong tuần có thể bảo vệ cơ thể khỏi tác động từ biến chứng của tiểu đường tuýp 2. Khi ăn nên ăn cả vỏ quả lê vì các chất dinh dưỡng đều tập trung ở vỏ.

Tốt cho sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ

Lê có chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Hỗ trợ giảm cân

Trong quả lê ngoài chất xơ nó còn có hàm lượng calo thấp, nên rất thích hợp cho những người đang trong chế độ giảm cân. Trong 1 quả lê cung cấp khoảng 100 calo; do đó bổ sung lê vào chế độ ăn hàng ngày giúp bạn no lâu hơn.

Làm đẹp da

Trong quả lê chứa nhiều nước và hàm lượng vitamin C, E dồi dào. Vậy nên dùng nước ép lê như một loại nước tẩy trang hằng ngày, sẽ giúp lỗ chân lông được thu nhỏ, da sáng và mịn màng hơn. Ngoài ra, chị em còn có thể kết hợp lê với mật ong, sữa tươi làm mặt nạ cho làn da khỏe mạnh sáng hồng; và sạch nám tàn nhang.

Phòng ngừa ung thư

Chất xơ trong quả lê kết dính các axit mật thứ cấp, do đó phòng ngừa ung thư ruột già và các vấn đề ở ruột.

Giải rượu bằng nước ép quả lê

Trong lê có chứa một lượng lớn vitamin C, chất chống oxy hóa, boron… rất có lợi cho sức khỏe và đứng đầu trong danh sách những loại trái cây giúp giải rượu.

Quả lê ít gây dị ứng hơn nhiều loại quả khác, và vì thế nước ép quả lê đôi khi được sử dụng như là loại nước quả lần đầu tiên cho trẻ sơ sinh uống. Nước ép lê còn có công dụng giải rượu hiệu quả.
Chỉ cần 1 cốc nước ép lê vào buổi sáng sau khi uống rượu, các triệu chứng mệt mỏi do say rượu sẽ giảm nhanh chóng. (ảnh chụp màn hình: khoahocphattrien.vn)

Trước khi uống rượu, bạn hãy uống khoảng 200ml nước ép lê, sẽ giúp bạn tránh bị đau đầu, mất tập trung; bởi trong lê khá giàu các enzym thúc đẩy quá trình chuyển hóa và ức chế hấp thu cồn trong cơ thể.

Không gây dị ứng

Lê được coi là loại trái cây ít gây dị ứng nhất. Vì theo lời bác sĩ, ăn lê thường xuyên không gây ra phản ứng dị ứng đối với bất kì ai. Đây là lý do mà quả lê thường là một trong những loại trái cây mọi người thường hay cho trẻ sơ sinh ăn đầu tiên.

Tốt cho phụ nữ mang thai

Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng vào chế độ ăn trong thai kỳ.
Các chất dinh dưỡng trong quả lê rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi. (ảnh: Pexels)

Lê chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu như giảm tình trạng táo bón thai kỳ, cung cấp năng lượng, tốt cho tim mạch mẹ và thai nhi; ngừa rạn da, giúp xương chắc khỏe và cung cấp một lượng nhỏ axít folic mẹ bầu trong thai kỳ.

Những bài thuốc từ quả lê

Trong một số tài liệu y học cổ truyền có ghi lại, lê để sống có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo, tốt cho lục phủ; lê nấu chín thì bổ âm cho ngũ tạng; hoặc lê để sống giảm ho tiêu đờm, lê nấu chín dưỡng âm bổ dịch..

Nước ép quả lê: chữa khô họng, trị ho

Uống tươi nguyên chất hoặc cho thêm đường hoặc sữa. Lê phải gọt vỏ, bỏ lõi. Để giải khát, chữa khô miệng, họng, ho khản tiếng.

Cao quả lê: trị ho, khản tiếng

Lấy 1,5kg lê bỏ lõi và hạt, ninh nhừ, cho mật ong lượng vừa phải, trộn đều, đánh nhuyễn. Cho vào lọ ăn dần. Mỗi lần 2 thìa cà phê hòa vào nước sôi. Có thể dùng khi bị ho đờm lẫn máu, họng khô, khản tiếng.

Nước quả lê – ngó sen: trị ho, họng khô khát

Lấy 500g quả lê gọt vỏ bỏ hạt, vắt lấy nước. Ngó sen 500g bỏ đốt, lọc vỏ, thái vụn vắt lấy nước. Trộn 2 thứ với nhau, uống thay nước, chữa ho khan, họng khô khát.

Lê cũng có thể có lợi trong việc hạ huyết áp cao, kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu và tăng tính axít của nước tiểu. Tại Hy Lạp cổ đại,  loại quả này được dùng để điều trị nôn mửa.
Nước ép từ quả lê rất giàu dưỡng chất. (ảnh: Pexels)

Lê – la hán

Lê 1 quả, la hán 1/2 quả thái nhỏ sắc lấy nước uống. Có thể dùng thường xuyên đối với các ca sĩ, thầy cô giáo, người có âm hư nội nhiệt.

Lê – trần bì: trị viêm họng mạn

Lấy 2 quả lê ép lấy nước sắc với 20g vỏ quýt khô lâu năm. Uống chữa ho khản tiếng, viêm họng mạn.

Lê – bách hợp: tri lao phổi thuộc âm hư

Dùng 1 quả lê to, bách hợp 10 – 15g đều thái nhỏ, đường phèn vừa đủ. Tất cả đun sôi kỹ, ăn cái uống nước. Đây là bài thuốc đơn giản mà người xưa vẫn dùng trong trường hợp lao phổi thuộc âm hư (sốt nhẹ về chiều, má đỏ, ra mồ hôi, ho tức ngực, mạch vi).

Lê – hoa hồng – ngân nhĩ: trị ho khan, khó thở

Lê 2 quả, hoa hồng bạch 3 bông, ngân nhĩ 50g, bối mẫu 5g, đường phèn 100g. Lê thái miếng, hoa hồng rửa sạch, ngân nhĩ ngâm mềm, bối mẫu ngâm giấm. Cho nước nấu lê, ngân nhĩ, bối mẫu đường phèn trong 1/2 giờ. Sau đó cho hoa hồng nấu thêm chút nữa. Chủ trị phế hư, ho khan, khó thở, đoản hơi.

Quả lê – củ ấu: giúp tiêu đờm, thông đại tiện

Nước lê, nước củ ấu, nước rễ cỏ tranh, nước ngó sen, nước đại mạch. Nấu lên uống nóng hoặc nguội. Có tác dụng tiêu đờm, thông đại tiện.

Lê – xuyên bối: trị ho khan, ho kéo dài

Quả lê gọt vỏ bỏ hạt, cắt núm, khoét bỏ lõi, cho 10g, bột xuyên bối mẫu, đường phèn 30g cho vào trong lê. Hấp ăn trong 1 – 2 lần sáng tối. Ho kéo dài, khan hoặc đờm đặc.

Mứt lê thập cẩm: trị ho lao, đờm có máu, thổ huyết

Lê 20 quả, ngó sen 1kg, cà rốt 1kg, mạch môn 100g, sinh địa 100g, rễ cỏ tranh 100g, mật ong 250g, mạch nha 150g, gừng tươi 50g. Luộc kỹ mạch môn, sinh địa, rễ cỏ tranh, lấy nước bỏ bã, lê bỏ vỏ hạt, ngó sen, cà rốt, gừng tươi giã vắt lấy nước.

Phần lớn các chất xơ là không hòa tan và như thế,  lê có tác dụng nhuận tràng. Các sợi có sạn có thể làm giảm số lượng polip ruột kết có khả năng chuyển thành ung thư
Phần lớn vitamin C cũng như chất xơ nằm trong lớp vỏ quả lê. (ảnh: Pixabay)

Tất cả trộn quấy đều cô đặc cho mật ong, mạch nha vào, cô quánh cho vào lọ dùng dần. Ngày sáng tối ngậm lần một thìa. Món mứt này có tác dụng trị ho lao, đờm có máu, sốt về chiều, thổ huyết, ho lâu ngày mất tiếng…

Quả lê – đỗ đen: trị ho hen, khó thở

Chọn quả lê to, cắt nắp, khoét bỏ hạt nhồi đầy đỗ đen (đã ngâm mềm), đường phèn đậy nắp, om nhừ. Món ăn này có tác dụng tiêu đờm, hết ho hen, khó thở.

Lê – sa – sâm – hạnh nhân: trị viêm phế quản

Dùng 15g vỏ quả lê, hạnh nhân 5g, sa sâm 5g, lá dâu 10g, đường phèn 10g. Cho tất cả vào nồi nấu sắc lấy nước bỏ bã. (hạnh nhân bỏ mầm, vỏ lụa). Uống ngày 1 thang thay trà; bài thuốc này thường dùng chữa viêm phế quản.

Lê – mía: chữa viêm họng mạn

Vỏ lê 10g, vỏ mía 15g. Sắc kỹ uống thay nước hằng ngày. Chữa viêm họng mạn.

Cháo quả lê: chữa ho, suy nhược cơ thể

Dùng 3 – 5 quả lê, gạo 60g. Lê thái nhỏ ép lấy nước cho vào cháo đã nấu nhừ, đánh đều, đun sôi lại. Ăn nóng, nếu nhiều nước lê, thêm nước đủ nấu cháo từ đầu. Món cháo lê có tác dụng chữa ho, suy nhược ở trẻ em và người già rất hiệu quả.

Quả lê – phổi lợn: bổ phế, trị ho, cầm máu

Phổi lợn 250g thái nhỏ, lê 1 quả to bỏ hột, bối mẫu 10g cho vào nồi với nước vừa đủ. Nấu sôi rồi để lửa nhỏ 2 tiếng. Cho gia vị ăn nóng. Món ăn này bổ phế trị ho, tiêu đờm cầm máu. Thích hợp người bị âm hư phế táo, nổi mụn, nổi hạch.

Món ăn bài thuốc chữa ho cho trẻ từ quả lê

Đặc biệt, quả lê được biết đến là vị thuốc chữa ho hiệu quả cho trẻ em. Khi trẻ bị ho, có thể cho trẻ ăn các món ăn bài thuốc từ quả lê giúp trẻ hết ho; phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp khi thay đổi thời tiết.

Quả lê chưng đường phèn trị ho cho trẻ

Dùng một quả lê và một chút đường phèn. Rửa sạch lê và cắt ngang ¼ quả lê ở phần cuống để riêng; dùng dao khoét hết phần lõi lê ở ¾ còn lại; và cho đường phèn vào phần lõi với một lượng vừa đủ. Dùng ¼ quả lê đã cắt trước đó làm nắp đậy kín quả lê. Sau đó, cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 20 phút cho lê chín mềm là ăn được.

Đường phèn là loại đường saccarôzơ ở dạng kết tinh, thường có dạng rắn như phèn nên được gọi là đường phèn.
Lê chưng đường phèn không chỉ tốt cho trẻ bị ho; mà còn tốt cho người lớn khi bị viêm cuống phổi mạn tính. (ảnh chụp màn hình: dongyichthoduong.com)

Mỗi ngày, cho trẻ ăn cả nước và cái 1 quả lê chưng đường phèn. Có thể ăn vào buổi sáng hoặc tối tùy thời gian rảnh nấu cho bé.

Quả lê hấp gừng, đường phèn trị ho và ngừa bệnh hô hấp khi thay đổi thời tiết cho trẻ

Nguyên liệu: 1 quả lê, 1 miếng gừng tươi nhỏ, 1 ít đường phèn. Cách làm: lê gọt sạch vỏ và cắt thành những miếng vừa ăn; gừng cạo sạch vỏ, thái sợi. Cho lê thái miếng, gừng thái sợi và một chút đường phèn (tùy khẩu mà cho nhiều đường hay ít) vào một cái bát.

Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống.
Lê hấp gừng đường phèn có vị ngọt thanh, hòa vị hơi cay, thơm thơm của gừng. Món ăn này trị ho và phòng bệnh hô hấp cho trẻ rất tốt khi thay đổi thời tiết. (ảnh chụp màn hình: dongyichthoduong.com)

Đem bát lê gừng đường phèn, hấp cách thủy trong khoảng 20 phút để cho đường phèn tan hết, lê chín mềm là được. Món ăn bài thuốc lê hấp gừng đường phèn có vị ngọt thanh, hòa vị hơi cay, thơm thơm của gừng.

Cho trẻ ăn cả nước và cái món lê hấp gừng đường phèn liên tục 3 – 5 ngày, sẽ đem lại hiệu quả trị ho tốt nhất; món ăn này còn giúp phòng ngừa bệnh đường hô hấp cho trẻ khi thay đổi thời tiết

Những thực phẩm không nên ăn với quả lê

  • Quả lê kỵ rau dền: Khi ăn rau dền và lê trong cùng 1 bữa ăn, khoảng cách thời gian ăn 2 món này gần nhau, bạn sẽ dễ bị nôn, rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, người bình thường, đặc biệt là người mắc các bệnh về tiêu hóa không nên nấu chung hay ăn 2 thực phẩm này cùng lúc hay khoảng cách thời gian ngắn.
  • Lê kỵ thịt ngỗng: Thịt ngỗng chứa nhiều chất béo và protein, ăn quá nhiều sẽ khiến thận làm việc quá sức; trong khi đó, lê là trái cây tính hàn. Khi ăn chung hai thực phẩm này với nhau sẽ kích thích thận làm việc quá tải ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
  • Lê kỵ củ cải trắng: chất Ceton đồng có trong quả lê có thể phản ứng cùng axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải; khi ăn chung hai thứ sẽ làm sưng tuyến giáp trạng và gây bướu cổ.
  • Quả lê kỵ nước nóng: Quả lê không nên dùng chung với nước nóng. Vì lê tính sinh lạnh, nếu ăn lê uống nước nóng, một nóng một lạnh kích thích đường tiêu hóa gây tả.

Lưu ý khi ăn quả lê

Mắc cọoc  là cây thuộc họ với cây lê. Mắc cọoc là cây thường mọc hoang dại trong rừng hoặc đồi núi vùng Lạng Sơn, Cao Bằng hay ở Campuchia, vùng nhiệt đới châu Á . Nhìn bề ngoài từ gốc, thân, lá và hoa đều rất giống với lê duy chỉ có lá nhỏ hơn và dày hơn lá cây lê. Hoa nở vào mùa xuân, có màu trắng như hoa lê, thường kết thành chùm từ 3 đến 5 bông.
Quả lê Việt Nam hay còn gọi là lê rừng hay quả Mắc cọp. (ảnh: Pixabay)
  • Nên ăn lê sau khi đã no; bởi vì trong nhựa lê có thể kết hợp với axit dạ dày lúc dạ dày trống rỗng, tạo thành những cục nhỏ khó hòa tan. Sẽ khiến dạ dày bạn khó tiêu thụ thức ăn, tắc ruột hoặc gây ra hiện tượng táo bón.
  • Không nên ăn quá nhiều lê sẽ khiến bị rối loạn tiêu hóa do dư thừa fructose trong cơ thể. Rối loạn tiêu hóa có thể kéo theo hàng loạt các bệnh về dạ dày.
  • Quả lê có tính hàn nên người bị bệnh đau bụng lạnh, đi lỏng không nên dùng; không ăn lê dập nát để tránh mắc bệnh đường ruột.