Nhập viện vì nghĩ hôm nay ăn gì? Người phụ nữ 62 tuổi rơi vào trạng thái sốc vì lo lắng quá nhiều.

Theo KKNews, một phụ nữ 62 tuổi họ Vương đã phải nhập viện vì phải suy nghĩ “hôm nay ăn gì?”

Cụ về hưu, về ở với con cháu. Nghĩ rằng mình đang an hưởng tuổi già bên gia đình; bà Vương lại lo lắng quá nhiều – nhất là chuyện hôm nay đi chợ mua gì, nấu gì cho cả nhà.

Bà Vương còn đặc biệt lo lắng cho sức khỏe của con trai và cháu nội; lo lắng cho người thân ra ngoài gặp chuyện không an toàn… Ngày qua ngày, nỗi sợ hãi đủ điều khiến bà rơi vào khủng hoảng. Biểu hiện rõ ràng là thở gấp, tim đập thình thịch, mặt tái xanh và vã mồ hôi đầm đìa.

Cảm thấy mẹ già khó ăn, khó ngủ, sinh hoạt không bình thường; các con đã đưa bà Vương đến Khoa Tâm lý Lâm sàng của Bệnh viện Nhân dân số 2 tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Khi trao đổi với bác sĩ; bà đặc biệt bức xúc khi nói về việc phải tính toán nấu món gì cho con. Chỉ nhắc đến thôi cũng khiến bà toát mồ hôi hột.

Kết quả xét nghiệm ECG (điện tâm đồ) của bà Vương là bình thường. Thang điểm đánh giá sự lo âu lại cho thấy các triệu chứng lo lắng nghiêm trọng. Vì vậy, bác sĩ đã yêu cầu con cháu đưa bà Vương vào bệnh viện điều trị.

May mắn thay, sau một thời gian, các triệu chứng trên dần biến mất; sức khỏe của bà Vương được cải thiện rõ rệt.

Để tâm quá nhiều chuyện vụn vặt sẽ khiến đầu óc căng thẳng

Theo bác sĩ Minh, lo âu mãn tính là tình trạng rối loạn lo âu với các biểu hiện như chóng mặt, tức ngực, khó thở, tim đập nhanh, khô miệng, căng cơ,… Người bệnh thường rơi vào tình trạng đau đớn, khó chịu vì các triệu chứng kéo dài dai dẳng. Rối loạn lo âu có thể do các yếu tố sinh học và ngoại cảnh từ cuộc sống. Ngoài ra, một số lượng nhỏ các cơn lo âu xuất phát từ di truyền.

Mẹ của bà Vương thực sự có tiền sử trầm cảm. Trong cuộc sống hàng ngày, bà Vương cũng là người cầu toàn và chỉn chu, thích chăm sóc người khác. Cho nên bà Vương nhập viện vì nghĩ hôm nay ăn gì cũng có thể là do những nguyên nhân này.

Ngoài ra, những người thiếu tự tin, nhạy cảm, hay hoài nghi cũng dễ bị rối loạn lo âu. Hoặc những đứa trẻ được cha mẹ bao bọc quá mức cũng dễ mắc chứng lo âu khi lớn lên.

Rối loạn lo âu được chẩn đoán càng sớm thì càng có thể điều trị sớm. Đầu tiên phải cho người bệnh hiểu rằng họ cần phải đối mặt với thực tế cuộc sống; bớt chú ý đến những chuyện nhỏ nhặt để đầu óc luôn minh mẫn, thản đãng.

Người phụ nữ nhập viện vì nghĩ "hôm nay ăn gì?"
Người hạnh phúc không phải là người được sống trong hoàn cảnh thuận lợi mà là một người có thái độ sống tốt trước bất kỳ hoàn cảnh nào (ảnh chụp màn hình internet)

Những thay đổi lối sống nào có thể giúp vượt qua sự lo lắng quá mức?

Mặc dù việc lo lắng quá mức và lo lắng cao độ có thể khiến cơ thể mất thăng bằng; nhưng cũng có nhiều lựa chọn để thiết lập lại sự cân bằng; và hài hòa của tâm trí, cơ thể và tinh thần.

Hãy trao đổi với Bác sĩ

Trước tiên, nên nói chuyện với bác sĩ. Đi khám sức khỏe để đảm bảo rằng mình không có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khiến bản thân cảm thấy lo lắng. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc như thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm; để giúp kiểm soát lo lắng và lo lắng quá mức.

Tập thể dục, thể thao hàng ngày

Trước đó, hãy hỏi bác sĩ về môn tập thể dục mà mình muốn thực hiện hàng ngày. Các phản ứng hóa học trong quá trình tập thể dục vừa phải có thể rất tốt cho cơ thể; giúp tăng cường các chức năng của hệ miễn dịch. Thông thường các bài tập thể dục nhịp điệu và rèn luyện sức bền cũng là một cách hiệu quả để rèn luyện cơ thể đối phó và kiểm soát căng thẳng.

Ăn các bữa ăn cân bằng và lành mạnh

Căng thẳng và lo lắng làm cho một số người chán ăn; những người khác ăn quá nhiều hoặc ăn những thực phẩm không lành mạnh. Luôn nhớ rằng, chúng ta cần giữ gìn sức khỏe khi sự lo lắng khiến mình đến gần tủ lạnh.

Uống đồ uống có chứa caffein điều độ. Vì Caffeine kích thích hệ thống thần kinh sản xuất adrenaline; khiến người dùng cảm thấy bồn chồn và cáu kỉnh.

Nhận thức được những lo lắng của bản thân

Chỉ dành 15 phút mỗi ngày cho phép bản thân tập trung vào các vấn đề và nỗi sợ hãi của mình. Và sau đó vứt bỏ chúng khi hết thời gian. Một số người thậm chí còn đeo dây chun quanh cổ tay. Và họ “bật” dây chun nếu họ thấy mình đang ở “chế độ lo lắng”. Hãy làm bất cứ điều gì có thể để nhắc nhở bản thân hãy ngừng lo lắng.

Học cách thư giãn

Các kỹ thuật trong các phương pháp thư giãn có thể giúp “kích hoạt” phản ứng thư giãn – một trạng thái sinh lý gây ra bởi cảm giác ấm áp, yên bình và tỉnh táo về tinh thần. Điều này ngược lại với phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy”.

Các phương pháp thư giãn thực sự có tiềm năng giúp chúng ta giảm bớt lo lắng và phiền muộn. Nó cũng có thể cải thiện khả năng kiểm soát căng thẳng của chính bản thân mình. Khi được thư giãn, lưu lượng máu đến não sẽ tăng lên và sóng não chuyển từ cảnh báo beta sang nhịp alpha thư giãn. Thường xuyên thực hành các kỹ thuật thư giãn có thể giúp chúng ta chống lại tác động suy nhược của căng thẳng. Các phương pháp phổ biến bao gồm Hít thở sâu bằng bụng; Thiền, tập Khí công, nghe nhạc nhẹ nhàng, tham gia các hoạt động Yoga và Thái Cực Quyền…

Những thay đổi lối sống nào có thể giúp vượt qua sự lo lắng quá mức?
Đời người nếu không nhìn về phía trước cũng không nhìn về phía sau, chỉ sống với hiện tại, sẽ chẳng có phiền não nào hết, có lúc chúng ta cảm thấy sống quá mệt mỏi chỉ là bởi vì suy nghĩ nhiều.

Thiền định

Nên Thiền định hàng ngày – thay vì lo lắng – có thể giúp chúng ta vượt ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực; và cho phép bản thân trở nên “không bị cản trở” khỏi những lo lắng khiến cơ thể luôn ở trạng thái tỉnh táo cao. Khi thiền, chú ý để đầu óc không suy nghĩ đến những gì đang xảy ra trong thời điểm hiện tại, quá khứ hay tương lai. Tốt nhất là không suy nghĩ đến chuyện gì cả. Thiền định giúp làm giảm các hormone như cortisol và adrenaline, được giải phóng trong quá trình “chiến đấu hay chạy trốn” hoặc phản ứng căng thẳng.

Nguy cơ rối loạn tâm thần có tăng lên trong đại dịch COVID-19?
Sự trưởng thành của người ta không phải ở tuổi tác, mà là hiểu rõ lẽ được – mất, biết được buông bỏ, học cách viên dung, hóa giải mâu thuẫn. Hiểu được từ bỏ sẽ đạt đến vẻ đẹp của sự trưởng thành.

Có một mạng lưới các mối quan hệ xã hội lớn

Cảm giác cô đơn hoặc cô lập xã hội trong thời gian dài khiến việc quản lý căng thẳng hiệu quả trở nên khó khăn. Đối với những người kết hôn hạnh phúc hoặc có mạng lưới bạn bè rộng rãi, họ không chỉ có tuổi thọ cao hơn mà còn ít gặp các vấn đề về sức khỏe hơn.

Hãy chia sẻ với chuyên gia tâm lý trị liệu

Tư vấn tâm lý có thể giúp chúng ta phát triển các phương pháp thích hợp để giải quyết các vấn đề gây lo lắng quá mức. Can thiệp tâm lý có thể cung cấp các phương pháp điều trị khác mà bản thân có thể sử dụng trong hoặc ngoài các chương trình điều trị khác. Chuyên gia trị liệu sẽ giúp xác định loại suy nghĩ và niềm tin nào đang gây ra lo lắng; sau đó tìm cách để giảm bớt chúng. Chuyên gia tâm lý trị liệu có thể giúp bằng cách gợi ý những cách giúp tạo ra những thay đổi. Nhưng bản thân mình phải là người thực hiện thay đổi. Liệu pháp chỉ thành công nếu bạn làm tốt nó.

Người phụ nữ nhập viện vì nghĩ "hôm nay ăn gì?"
Sức khỏe không phải là tất cả nhưng không có sức khỏe sẽ chẳng có thứ gì!

Nguy cơ rối loạn tâm thần có tăng lên trong đại dịch COVID-19?

Các chuyên gia khuyên không nên quá lo lắng; việc cần làm lúc này là tuân thủ các quy tắc phòng chống dịch để bảo vệ chính mình và cho cộng đồng. Rèn luyện sức khỏe, tập thể dục, ăn uống lành mạnh; chọn lọc thông tin, tăng cường các hoạt động có ích… để có một tâm lý tốt, tăng sức đề kháng với bệnh tật.