Thấy chồng, chị mừng lắm nhưng anh không dám lại gần, chỉ đứng từ xa nhìn vợ. Nghe vợ hỏi khi nào anh về, anh Sơn lí nhí trả lời “hết dịch anh về” rồi lại vội nhảy lên xe đi làm thiện nguyện.

Nhận được tin nhắn của chồng báo có chuyến xe chạy qua nhà, vợ anh Huỳnh Sơn (ngụ phường Linh Trung, TP. Thủ Đức) nấu vội tô bún cá rồi mang ra đầu chốt trước hẻm cho chồng.

Anh Huỳnh Sơn trên chiếc xe bán tải của mình để trao quà cho bà con ở nơi phong tỏa, cách ly (ảnh chụp màn hình VietNamNet).

Gác lại công việc để tham gia đội thiện nguyện ‘Phản ứng nhanh Sài Gòn’

Thấy chồng, chị mừng lắm nhưng anh không dám lại gần, chỉ đứng từ xa nhìn vợ. Nghe vợ hỏi khi nào anh về; anh Sơn lí nhí trả lời “ hết dịch anh về” rồi lại vội nhảy lên xe.

Thương vợ con ở nhà lo lắng nhưng anh vẫn không thể về được. “Sài Gòn đang dịch bệnh, bà con đang cần, mình phải đi giúp họ”, anh Sơn tâm sự.

Theo báo VietNamNet, anh Huỳnh Sơn vốn là chủ gara sửa chữa ô tô và có 100 phòng trọ ở quận 9. Khi dịch Covid-19 lan rộng, anh đóng cửa gara của mình; xung phong vào đội thiện nguyện có tên là Phản ứng nhanh Sài Gòn.

Ảnh chụp màn hình internet.

 Hàng ngày anh lái xe chở hàng hóa, nhu yếu phẩm, thực phẩm; cho các y bác sĩ và người dân trong khu cách ly.

Đêm đang ngủ, nghe tin khu vực mình ở bị phong tỏa; sợ không ra ngoài được anh vơ vội mấy bộ quần áo để vào ba lô và lao ra khỏi nhà.

Trốn vợ ra ngoài lúc nửa đêm để đi làm thiện nguyện

Phát hiện chồng ra ngoài lúc nửa đêm, chị giận anh nói “anh đi luôn đi, hết dịch đừng có về”. Từ bữa đó tới giờ anh chưa về thăm vợ con; vì sợ lỡ mình mắc bệnh sẽ làm nguy hiểm người thân. Dù cùng ở trong thành phố nhưng gần một tháng nay; anh chưa được gặp cha mẹ và con trai mình.

Ảnh chụp màn hình VietNamNet.

“Mình đã làm chuyện bao đồng rồi thì không thể để việc làm đó ảnh hưởng tới gia đình”, anh Sơn nói.

Hàng ngày, sáng nào cũng vậy, sau khi lót dạ tô mì gói hoặc cái bánh mì, anh Sơn lái xe của mình tới điểm nhận hàng rồi đi khắp các ngóc ngách ở Thành phố để gửi tặng bà con.

Những ngày đầu vợ giận, anh chỉ biết nhắn tin hỏi han động viên. Vì vẫn còn giận vợ cũng không thèm trả lời tin nhắn. Mấy hôm sau nhận được tin nhắn nhắc nhở anh giữ sức khỏe và an toàn cho bản thân của vợ; anh mới thấy yên tâm, tinh thần phấn chấn hẳn lên.

Đồng cảm với người dân trong khu các ly

Đi tới các điểm cách ly, phong tỏa, anh Sơn hiểu được những khó khăn của những người dân nơi đây. Anh kể: Có lần tới phường Tân Thuận, quận 7 để đưa thực phẩm cho công nhân; vừa nhìn thấy anh, nhiều người bật khóc nức nở. Hơn một tuần rồi họ chỉ ăn mì gói qua bữa; nhìn thấy người đến cứu tế họ vui mừng xúc động.

Ảnh chụp màn hình internet.

Không chỉ tham gia vào đội thiện nguyện đưa thực phẩm tới các khu cách ly; anh Sơn còn giúp những người thuê nhà trọ của mình. Anh quyết định miễn phí toàn bộ 100 phòng trọ cho bà con trong tháng 7 này. Ngoài ra anh cũng tặng thực phẩm và rau củ giúp họ vượt qua đại dịch; mặc dù bản thân anh vẫn phải trả lãi cho ngân hàng 20 triệu đồng một tháng.

Khi được hỏi lý do vì sao anh lăn xả đi làm thiện nguyện; anh Sơn nói: Đó là xuất phát từ cái tâm của mình; mọi người khỏe rồi thì mình mới có cơ hội làm ăn sinh sống.

Anh vui vẻ kể về nhóm thiện nguyện của mình: đêm nào mấy anh em cũng tranh nhau đơn để mang quà tới cho bà con. 

“Mấy thằng khùng, chả được đồng nào cũng giành, bữa nào không có đơn là buồn lắm, kiểu gì cũng ráng kiếm cái để chạy giúp bà con. Ai cũng nói tụi tui là bao đồng, ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, anh Sơn nói.