Lan Ý thường được trồng trang trí trong gia đình, văn phòng, bệnh viện. Không chỉ mang ý nghĩa phong thủy, loại cây này còn hấp thụ khí độc rất tốt.

1. Đặc điểm cây Lan Ý

Lan Ý thường mọc thành bụi, cao khoảng 40 – 100cm. Cuống lá dáng nhỏ, mảnh nhưng vươn cao; mọc từ gốc lên. Lá của loài cây này có màu xanh đậm, bóng mượt; có nổi gân, hình bầu dục, thuôn dài, nhọn ở đầu.

Cây Lan Ý còn có nhiều tên gọi khác như Huệ Hòa Bình, Bạch Môn, Vỹ Hoa Trắng.

2. Trồng cây Lan Ý trong nhà giúp hấp thụ khí độc

Lan Ý không chỉ là loài cây mang đến vẻ đẹp thanh nhã; mà còn có khả năng lọc không khí rất tốt.

Theo khuyến cáo của NASA – Mỹ, cây Lan Ý có thể hấp thụ bớt các khí độc hại như: formaldehyde, benzen, trichloroethylene, xylene và toluene; đây được xem là các chất tác nhân gây nhiều bệnh ung thư cho con người.

Trồng cây Lan Ý trong nhà giúp hấp thụ khí độc
Lan Ý cũng có thể hấp thụ bức xạ điện từ phát ra từ đồ điện tử như máy tính, điện thoại, laptop…(ảnh: sendalongphung.com).

Cũng nhờ các công dụng trên nên chúng ta thường thấy cây Lan Ý được trồng nhiều tại các văn phòng và bệnh viện.

3. Cây Lan Ý có độc hay không?

Trong lá và củ của cây Lan Ý có chứa canxi oxalat dạng tinh thể; loại chất này là thành phần giúp cây Lan Ý thực hiện tốt chức năng lọc sạch không khí. Nhưng nếu chất này đi vào trong cơ thể người sẽ gây kích ứng da, đau bụng, buồn nôn và khi liều lượng đủ nhiều có thể dẫn đến tử vong.

Tuy nhiên cũng không nên quá lo lắng vì để có được liều lượng gây chết người thì cần phải chiết xuất chất này với nồng độ cao. Còn bình thường nếu chẳng may ăn phải lá hay củ của cây thì sẽ dẫn đến ngộ độc chứ gần như không thể gây chết người.

Do đó, tuy có chứa độc tố nhưng Lan Ý là loài cây vẫn nên trồng trong nhà vì những lợi ích tốt mà nó mang lại.

Nếu trồng Lan Ý ở trong nhà, cần chú ý để cây tránh xa tầm với của trẻ, thường xuyên nhắc nhở các bé không được hái và nhai lá của loại cây này để hạn chế việc độc tố của cây ảnh hưởng đến sức khỏe.

4. Ý nghĩa của cây Lan Ý trong phong thủy

Lan Ý là loài cây biểu tượng cho sự bình yên trong phong thủy; đem lại nguồn năng lượng tích cực, giúp người sở hữu có được tinh thần vui vẻ và gặp nhiều may mắn.

ghĩa của cây Lan Ý trong phong thủy
Cây Lan Ý còn được gọi là Huệ Hòa Bình; mang ý nghĩa làm hòa hợp, gắn kết các mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp (ảnh:vtc.vn).

Bên cạnh đó, hình ảnh cây vươn thẳng, sức sống kiên cường biểu trưng cho ý chí phấn đấu; vượt qua những thử thách, khó khăn. Vậy nên, ngoài những điều trên loại cây này còn mang ý nghĩa đem lại sự thăng tiến và tiền tài cho người sở hữu.

5. Cây Lan Ý hợp với người mệnh gì?

Cây Lan Ý hợp với người mệnh Thủy và mệnh Kim. Mo hoa của cây Lan Ý có màu trắng là màu bản mệnh của hành Kim, do đó sẽ tốt cho người mệnh Thủy (Kim sinh Thủy). Cây Lan Ý trồng trong nước thì lại càng tốt hơn.

Ngoài ra, loại cây này cũng khá thích hợp với người mệnh Mộc. Vốn dĩ, Mộc chính là cây cối; hơn nữa, cây Lan Ý có lá màu xanh đậm, đây cũng chính là màu đại diện cho mệnh Mộc trong phong thủy.

6. Cách trồng và chăm sóc cây Lan Ý

Lan Ý là loại cây cảnh thuộc họ Araceae (Ráy). Cây có sức sống bền bỉ, tương đối dễ trồng và chăm sóc.

6.1. Đất trồng

Cây Lan Ý thích hợp trồng trên đất màu mỡ, giàu dinh dưỡng, có khả năng thoát nước tốt. Hỗn hợp đất trồng nên bao gồm: đất cát (hoặc đất thịt nhẹ) + xơ dừa + than bùn và phân hữu cơ. 

6.2. Tưới nước

Loại này không ưa nước, do đó không cần tưới nước thường xuyên; mỗi lần tưới chỉ cần một lượng vừa đủ. Nên tưới nước 1 lần/tuần cho cây; khi trời lạnh hoặc mưa nhiều có thể điều chỉnh thành 10 ngày/lần.

6.3. Ánh sáng

Trong điều kiện bóng râm, môi trường thiếu sáng hoặc ánh sáng huỳnh quang cây Lan Ý đều có thể sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt, hoa nở đẹp hơn thì nên cho cây phơi dưới nắng nhẹ trước 10h sáng từ 2-3 lần/tuần.

6.4. Trồng Lan Ý thủy sinh

Cây Lan Ý - hấp thụ khí độc và mang đến thăng tiến, bình an
Khi trồng thủy sinh nên sử dụng bình thủy tinh trong suốt để có thể quan sát được bộ rễ của cây (ảnh: noithat190.pro).

Bước 1: Tách cây Lan Ý khỏi chậu đất trồng(lưu ý thao tác nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương rễ); sau đó ngâm bầu rễ vào nước sạch trong khoảng 2 – 3 ngày.

Bước 2: Khi rễ đã trắng; dùng nhíp hoặc dao/kéo để cắt tỉa rễ hư hay quá dài và loại bỏ hết bụi bẩn, đất trong các củ rễ. 

Bước 3: Pha dung dịch dinh dưỡng với nước sạch (không phèn, không mặn, không chứa clo hay axit); nhẹ nhàng cho cây vào bình trồng sao cho nước ngập vừa đủ bầu rễ.  Cần chú ý thay nước định kỳ 1 lần/tuần và bổ sung dung dịch dinh dưỡng cho cây 2 lần/tuần. 

Lan Ý dễ chăm sóc lại có thể hấp thụ khí độc. Hãy thử cân nhắc và trồng thêm loại cây này trong nhà để không khí được trong lành hơn nhé.