Dục tốc bất đạt hay Dục tốc tắc bất đạt (欲速則不達) là câu thành ngữ tiếng Trung có nghĩa là chỉ nếu muốn nhanh chóng đạt thành quả, mà lại nóng vội thì sẽ không đạt được thành công.

Cách đọc:

欲速則不達
Yù sù zé bù dá.
Dục tốc tắc bất đạt.

1.Tìm hiểu từng chữ trong thành ngữ Dục tốc tắc bất đạt 欲速則不達

a. – yù – dục

Cách viết:

chữ dục trong thành ngữ dục tốc bất đạt; thành ngữ tiếng Trung

Bộ thành phần:

谷 CỐC (khe nước chảy giữa hai núi)

欠 KHIẾM (khiếm khuyết, thiếu vắng)

Nghĩa:

  • Lòng tham muốn, nguyện vọng. Như: “dục vọng” 欲望 sự ham muốn, lòng muốn được thỏa mãn.
  • Muốn, mong cầu, kì vọng.
  • Sắp, muốn. Như: “thiên dục vũ” 天欲雨 trời sắp muốn mưa, “diêu diêu dục trụy” 搖搖欲墜 lung lay sắp đổ.

b. – sù – tốc

Cách viết:

chữ tốc trong dục tốc bất đạt; thành ngữ tiếng trung

Bộ thành phần:

辶 SƯỚC (chợt bước đi chợt dừng lại)

束 THÚC (bó buộc) = 木 MỘC (cây) + 口 KHẨU (miệng)

Nghĩa:

  • Nhanh, chóng. Như: “tốc thành” 速成 mau xong, “tốc tả” 速寫 viết nhanh.
  • Tốc độ. Như: “quang tốc” 光速 tốc độ của ánh sáng.

c. 則 – zé – tắc

Cách viết:

chữ tắc trong dục tốc tắc bất đạt; thành ngữ tiếng trung

Bộ thành phần:

貝 BỐI (vật quý)

刂 ĐAO (dao)

Nghĩa:

  • Khuôn phép. Như: “ngôn nhi vi thiên hạ tắc” 言而為天下則 nói ra mà làm phép tắc cho thiên hạ.
  • Gương mẫu. Như: “dĩ thân tác tắc” 以身作則 lấy mình làm gương.
  • Thì, liền ngay. Như: “học như nghịch thủy hành chu, bất tiến tắc thối” 學如逆水行舟, 不進則退 học như đi thuyền trên dòng nước ngược, không tiến là lùi ngay.
  • Lại, nhưng lại. Như: “dục tốc tắc bất đạt” 欲速則不達 muốn cho nhanh nhưng lại không đạt.

d. – bù – bất

Mời bạn xem ở đây.

e. – dá – đạt

Mời bạn xem ở đây.

Như vậy, dục tốc bất đạt được hiểu là muốn nhanh việc mà lại nóng vội thì sẽ không đạt, không thành công. Câu thành ngữ này khuyên chúng ta làm việc gì cũng không được hấp tấp, nôn nóng, chỉ nhanh muốn có thành quả. Càng như vậy thì kết quả đạt được càng không như ý muốn.

2. Giai thoại về câu thành ngữ Dục tốc bất đạt

Thời Xuân Thu từng có một vị quan viên tên Tử Hạ. Tử Hạ rất mơ hồ về công việc cũng như tương lai của mình, bèn tìm đến thầy mình là Khổng Tử.

Gặp được Khổng Tử, Tử Hạ liền hỏi: “Thưa thầy, làm sao để trị vì tốt một địa phương?”

Khổng Tử nghe xong, đáp: “Nếu con đã chọn con đường làm quan, thì con phải biết kiên nhẫn. Phải biết nhìn xa trông rộng, vững bước cầu tiến. Không được chỉ vì cái lợi trước mắt, nếu không cuối cùng chỉ có thể dục tốc bất đạt. Thậm chí mọi nỗ lực con bỏ ra trước đó đều đổ sông đổ biển”.

3. Vận dụng thành ngữ Dục tốc bất đạt

我的第一個觀點是‘沒有推力,就沒有變化’,但是我的第二個觀點則是“欲速則不達”.
Wǒ de dì yī gè guāndiǎn shì ‘méiyǒu tuīlì, jiù méiyǒu biànhuà’, dànshì wǒ de dì èr gè guāndiǎn zé shì “yù sù zé bù dá”.
Quan điểm thứ nhất của tôi là “không có lực đẩy thì không có thay đổi”, nhưng quan điểm thứ hai của tôi là “dục tốc bất đạt”.

4. Thành ngữ tương tự với Dục tốc bất đạt

 拔苗助長
Bá miáo zhù zhǎng
Bạt miêu trợ trường
(Đốt cháy giai đoạn)

急功近利
Jí gōng jìn lì
Cấp công cận lợi
(Chỉ vì cái lợi ích trước mắt).

物極必反
Wù jí bì fǎn
Vật cực tất phản.
(Tương tự như già néo đứt dây, tức nước vỡ bờ).

矯枉過正
Jiǎo wǎng guò zhèng.
Kiểu uổng quá chính.
(uốn cong thành thẳng, uốn nắn quá tay).

5. Suy ngẫm về Dục tốc bất đạt

Khổng Tử giảng: “Đừng muốn nhanh chóng, đừng ham lợi nhỏ, muốn nhanh chóng thì không thành công, ham lợi nhỏ thì việc lớn không thành”.

Từ xưa đến nay, người làm nên đại sự luôn giữ được sự bình tĩnh, không nóng vội trước bất kể việc gì. Sự việc càng hệ trọng, họ càng cẩn thận, suy nghĩ thấu đáo.

Trong xã hội với nhịp sống bận rộn như ngày nay, ai nấy đều tất bật vội vã. Có người vì nôn nóng, ham lợi trước mắt mà cuối cùng thành “dục tốc bất đạt”.

Chậm lại chính là chỗ dừng chân của những điều tốt đẹp. Bình tĩnh, an hòa để suy nghĩ tiến bước. Chậm rãi để có thành công. Khi chúng ta không nóng vội thì tâm trí mới điềm tĩnh, an yên. Một khi tích lũy đầy đủ, thành công sẽ tự đến.