Trong kỷ nguyên mà trí tuệ nhân tạo, đổi mới sáng tạo và tư duy phản biện trở thành nền tảng cho thành công, thì thật đáng suy ngẫm khi chúng ta vẫn để điểm số cầm trịch việc đánh giá năng lực và giá trị của học sinh.
- 3 thời điểm phụ nữ cảm thấy cô đơn nhất, chồng càng vô tâm càng dễ mất vợ
- Sống chậm – Nghệ thuật tìm lại chính mình
- Hoàng Cung Huế – Mê mẩn trước sắc hoa ngô đồng nở hồng trời ở nơi đây
Những câu hỏi “tại sao?” hay “điều gì sẽ xảy ra nếu…?” – từng là chất xúc tác cho trí tưởng tượng bay xa – đang dần bị lãng quên. Phải chăng chính việc biến điểm số thành mục tiêu tối thượng đã vô tình dập tắt niềm say mê học hỏi và bóp nghẹt mầm sáng tạo trong mỗi đứa trẻ?
Xem nhanh
Khi trí tuệ là bầu trời, sao lại đo bằng chiếc thước kẻ?
Chúng ta sống trong một thế giới; mà chỉ số IQ không còn là “yếu tố thống trị” duy nhất của thành công. Tư duy phản biện, khả năng thích nghi, trí tưởng tượng, cảm xúc xã hội – tất cả đều quan trọng. Thế nhưng, đa số trường học vẫn cố gắng “chuẩn hóa” con người qua các bài kiểm tra có đáp án duy nhất; chấm điểm bằng những con số lạnh lùng.
Điểm số, ban đầu được tạo ra để đo lường năng lực học tập; giờ đây lại trở thành bản án treo lơ lửng trên đầu học sinh. Nó không còn là công cụ học thuật; mà đã trở thành một hệ giá trị vô hình: ai có điểm cao là giỏi, ai điểm thấp là thất bại.
Trên thực tế, không ít học sinh sở hữu trí tưởng tượng bay bổng; tư duy trực quan mạnh mẽ hay năng lực giao tiếp vượt trội; lại thường không được nhìn nhận đúng mức trong môi trường học tập truyền thống; là “học kém” chỉ vì họ không phù hợp với kiểu tư duy logic tuyến tính mà các bài kiểm tra yêu cầu.
Không ít người học để vượt kỳ thi, chứ không phải để hiểu chính mình

Hệ quả là chúng ta đang hình thành một thế hệ học sinh như những “cỗ máy sao chép”; chỉ quen thuộc với việc ghi nhớ và lặp lại thông tin; mà không thật sự nắm bắt được ý nghĩa sâu xa hay cách vận dụng kiến thức vào thực tế.
Tệ hơn, điểm số còn trở thành “giá vé” để học sinh được yêu quý; được công nhận hay bị đánh giá thấp. Nhiều bậc cha mẹ vẫn phản ứng thái quá khi con nhận điểm thấp, coi đó như một vết nhơ ảnh hưởng đến danh dự gia đình; thay vì nhìn nhận đây là cơ hội để con hiểu rõ hơn về những điểm còn thiếu sót và học cách cải thiện từng bước.
Trong một hệ thống mà sai lầm đồng nghĩa với điểm số tụt dốc, còn ai dám mạo hiểm bước ra khỏi lối mòn? Ai còn đủ can đảm để thử một cách giải khác, đặt những câu hỏi không giống ai, hay tìm kiếm lối đi riêng trong việc tiếp cận kiến thức?
Sự sáng tạo – Đóa hoa bị quên lãng trong khu vườn thành tích
Sáng tạo không đến từ những bài tập có đáp án. Nó sinh ra từ mâu thuẫn, từ thất bại, từ những câu hỏi không lời giải ngay lập tức. Nhưng nền giáo dục hiện tại lại không chấp nhận điều đó. Nó đòi hỏi học sinh phải đúng ngay lần đầu tiên, phải làm theo quy trình có sẵn; phải đi đúng “hướng dẫn chấm điểm”.
Khi điểm số được thần thánh hóa, thì sự sáng tạo bị xem như sự nổi loạn. Một bài văn viết khác kiểu; một bức tranh “quá trừu tượng”, hay một bài giải toán không đi theo cách sách giáo khoa; đều dễ dàng bị bị cho là chưa phù hợp với tiêu chí hay trọng tâm yêu cầu.
Sự sáng tạo cần không gian để thở. Nhưng hiện tại, những “khung điểm số” lại như chiếc hộp nhỏ hẹp nhốt chặt mọi ý tưởng đang chớm nở.
Phụ huynh: Nên đồng minh hay đồng phạm với áp lực điểm số?
Cha mẹ nào chẳng muốn trao cho con những điều tốt nhất, vẽ đường thật thẳng để con bước tới tương lai. Nhưng đôi khi, trong nỗ lực quá mức để bảo vệ, họ lại vô tình trói buộc đôi cánh đang chớm nở.
Không ai cố ý làm điều sai. Chỉ là, khi quá nhiều ánh mắt đổ dồn vào bảng điểm, những thước đo tưởng như vô hại lại trở thành chiếc gọng kìm siết chặt sự phát triển tự nhiên. Và thế là… một thước đo tưởng chừng hữu ích lại âm thầm đẩy lùi điều quý giá nhất: khả năng được là chính mình.
Những đứa trẻ lớn lên trong nỗi sợ thất bại không thể nào sáng tạo. Bởi sáng tạo là chấp nhận sai, là đi đường vòng, là mạo hiểm. Nếu mỗi cú ngã đều bị mắng mỏ, thì đứa trẻ sẽ chọn cách… không bước nữa.
Điểm số có thể dùng để đánh giá; nhưng nó không thể là tiêu chuẩn duy nhất để đo lường giá trị của một con người. Mỗi phụ huynh cần tự hỏi; “Tôi chỉ mong con đạt điểm cao, hay tôi muốn con phát triển tâm hồn tự do, trí tuệ sáng tạo và sự linh hoạt để xây dựng tương lai của chính mình?”
Khi giáo dục được khơi nguồn lại, sự sáng tạo cũng được đánh thức
Một nền giáo dục thực sự tự do không thể chỉ tập trung vào điểm số. Đã đến lúc cần những thay đổi mang tính đột phá để mở rộng giới hạn của học hỏi và sáng tạo.
Một hệ thống đánh giá thực sự hiệu quả nên nhìn nhận quá trình học tập. Học sinh cần được nhận phản hồi chi tiết và nhận xét phát triển; thay vì chỉ đơn thuần là một con số đánh giá.
Hệ thống giáo dục hiện đại cần thay đổi để không chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức; mà còn phải chú trọng phát triển các kỹ năng thiết yếu. Các kỹ năng như giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, làm việc nhóm; cảm xúc xã hội và sáng tạo sẽ giúp học sinh thành công trong môi trường ngày càng thay đổi.
Trao quyền cho học sinh khám phá: Cho phép các em đặt câu hỏi; chọn dự án, tự thiết kế phương pháp học – đó là cách để khơi gợi và duy trì đam mê học tập.
Giáo viên không chỉ là người cho điểm: Mà phải trở thành người truyền cảm hứng; và đồng hành cùng học sinh trong suốt quá trình học tập. Vai trò của họ cần chuyển từ việc chấm bài sang việc hướng dẫn; hỗ trợ sự phát triển cá nhân và trí tuệ của học sinh.
Điểm số vốn dĩ không có lỗi – điều đáng suy nghĩ nằm ở cách chúng ta đặt nặng và vận dụng nó
Điểm số không sai. Vấn đề nằm ở cách chúng ta thần thánh hóa nó, trao cho nó quá nhiều quyền lực, và lạm dụng nó như một công cụ duy nhất để phân loại học sinh. Nếu chúng ta không thay đổi, những thế hệ sau sẽ lớn lên với trí óc bị đóng khung, tâm hồn bị giới hạn, và sự sáng tạo bị chôn vùi dưới những bài thi chuẩn hóa.
Giáo dục là hành trình khai phóng tiềm năng, là nơi những ý tưởng sáng tạo được ươm mầm, và là nền móng cho sự đổi mới.
Và điều đó sẽ không thể xảy ra, nếu chúng ta cứ tiếp tục để điểm số hạn chế sự sáng tạo