Thấy đàn báo hoa mai có ý chiếm hồ nước làm của riêng, con lợn rừng nổi khùng lao vào tấn công.

Đất đai khô cằn, thời tiết nóng bức, lại chỉ có một hồ nước nhỏ trong lành mà đàn báo hoa mai cũng có ý định “chiếm giữ làm của riêng”. Thấy sự bất mãn và cơn khát hành hạ, lợn rừng giận dữ lao tới dạy cho đàn báo hoa mai một bài học. Việc bị tấn công bất ngờ khiến đàn báo hoa mai cảnh giác và không còn ý định chiếm lấy như trước nữa.
Video ghi lại cảnh đàn báo hoa mai tá hỏa vì bị lợn rừng tấn công:

Nguồn video: VnExpress

Bình luận của độc giả về cảnh đàn báo hoa mai tá hỏa vì bị lợn rừng tấn công

Đoạn video lợn rừng tấn công đàn báo hoa mai được quay lại ở khu bảo tồn Tswalu Kalahari, Nam Phi.

Hành động của lợn rừng không chỉ buộc đàn báo hoa mai phải từ bỏ nguồn nước; mà còn khiến các loài khác yên tâm hơn khi đến đây uống nước. Có lẽ trong thế giới hoang dã này, ngoài lửng mật, chỉ có lợn rừng mới dám chống lại kẻ đi săn này.

Sau khi đăng tải, đoạn video nhận được nhiều bình luận của độc giả:

– Thực tế Lợn rừng là loài cực kỳ hiếu chiến và nguy hiểm! Nhiều người thấy cái tên Lợn tưởng nó hiền như Lợn nhà là sai lầm !
– Bọn lợn này có cơ bắp rất khoẻ, chúng có bộ da dày và đôi nanh sắc nhọn.
– Nếu đánh tay đôi mà không quá chênh lệch thể hình thì chúng cân tất hổ báo cáo chồn. Chúng chỉ bị khuất phục khi bị đánh lén bất ngờ thôi.

Khám phá: Lợn rừng nguy hiểm thế nào?

Lợn rừng có tên khoa học Sus scrofa, là loài sinh sản nhanh và sống theo bầy đàn. Chúng có bộ lông sọc nâu xám và nặng tới hàng chục đến hàng trăm kg. Bờm tóc sau gáy mọc dài đến tận cột sống là đặc điểm đặc trưng của loài. Kẻ thù tự nhiên của chúng là hổ, chó sói và thợ săn.

Lợn rừng thích sống gần các vùng trồng trọt để ăn ngô, sắn nên bị coi là kẻ thù của người nông dân. Chúng thường kiếm ăn vào lúc hoàng hôn và ban đêm, ban ngày chúng ẩn náu trong rừng sâu.

Video: Đàn báo hoa mai tá hỏa vì bị lợn rừng tấn công
Ảnh: Pixabay

Theo các chuyên gia động vật, lợn rừng thường nhút nhát nhưng có tai và mũi rất thính; nên chỉ cần nghe thấy một tiếng động nhỏ hoặc có mùi lạ sẽ lập tức cảnh báo cả đàn bỏ chạy. Không dễ để hổ muốn ăn thịt hay con người săn lợn rừng. Chúng còn có khả năng ghi nhớ rất rõ những nguy hiểm mà chúng đã gặp phải.

Trước nguy hiểm, lợn rừng thường chọn cách im lặng để đánh lạc hướng. Nếu không thì kêu thật to để dọa địch rồi chạy thật nhanh vào rừng sâu, hiếm khi tấn công. Chỉ khi gặp khó khăn hay đau đớn, chúng mới trở nên hung dữ, sẵn sàng chiến đấu điên cuồng. Đặc biệt khi bị thương bởi súng, chúng sẽ không ngần ngại tấn công bất kỳ vật thể nào.

Đặc biệt, lợn rừng có sức chịu đựng “ghê gớm”. Nếu bị trúng đạn, chúng vẫn có thể bò một quãng đường dài; thậm chí có thể tiếp tục tấn công kẻ thù.