Một người chồng tốt sẽ không có suy nghĩ “giúp” vợ làm việc nhà, vì anh ta hiểu với gia đình cần có trách nhiệm.

Con trai, đám cưới của con sẽ được tổ chức vào ngày mai. Bố phải nhắc con một điều rằng, sau khi cưới, con sẽ có một tổ ấm mới của riêng mình. Bố và mẹ sẽ không phải lo lắng cho con nhiều nữa. Trái lại, con cần thành một người đàn ông có trách nhiệm chăm sóc cho ngôi nhà nhỏ và hạnh phúc của chính mình.

Để khiến con không bỡ ngỡ và phải “đi đường vòng” cho việc trở thành người chồng tốt; bố sẽ nói với con những điều cần lưu ý. Nó đến từ quan điểm của bố, một người chồng luôn vì gia đình, vì vợ con nhìn nhận ra. Con nên biết rằng mình kết hôn với một người để về làm vợ, để yêu thương; chứ không phải người giữ trẻ.

Con nên biết rằng tại sao người ta lại kết hôn với nhau. Trên thực tế, chuyện nam nữ đến với nhau, kết làm vợ chồng là một điều quá bình thường trong cuộc sống. Một cô gái nào đó xuất hiện, quyết định dành cả cuộc đời cho con thì con phải trân trọng.

Con trai, sau khi kết hôn, con hãy cố gắng duy trì một mô hình “gia đình không cô đơn”

Người con kết hôn không phải là người giữ trẻ; không phải một người nấu ăn, cũng không phải người giúp việc. Cô ấy sẽ là vợ, đồng hành cùng con qua những buồn tủi, khó khăn và cả đắng cay của cuộc đời này.

Sau khi kết hôn, con hãy cố gắng duy trì một mô hình “gia đình không cô đơn”. Trong đó, tôn chỉ của nó cần đề cao chuyện “việc nhà không cô đơn”.

Sau khi kết hôn, con hãy cố gắng duy trì một mô hình "gia đình không cô đơn"
Con trai, thành thật mà nói, sau khi bố và mẹ lấy nhau. Bố luôn tự hào rằng mình rất tốt với mẹ; vì bố giúp mẹ đủ việc nhà, như: nấu nước, nấu cơm, phơi đồ,…

Cho đến một ngày, bố đến nhà một vị sếp vào dịp cuối tuần. Bố và ông ấy định chơi cờ nhưng sếp bảo bố chờ một chút; ông ấy rửa nốt bát đĩa trong bếp đã. Thấy ông ấy chức cao vọng trọng mà khéo léo rửa hết mấy bộ chén bát, làm sạch sàn nhà bếp; bố tò mò hỏi ông ấy có thường xuyên làm giúp vợ việc nhà không.

Tức thì ông ấy đáp lại: “Tôi không giúp việc nhà vì tôi là một phần của gia đình này. Thực tế vợ tôi không cần sự trợ giúp, đây là công việc của mọi người thôi. Vợ tôi cần một người bạn đề cùng điều hành gia đình này”.

Con có hiểu không, chẳng có công việc nào trong nhà là của riêng đàn ông hay phụ nữ hết cả. Đừng bao giờ nghĩ rằng mình làm việc này là giúp vợ, hỗ trợ vợ. Bất cứ công việc nào trong tổ ấm của con, con làm chỉ vì nó là việc con phải làm.

Một người chồng tốt sẽ hiểu 1 điều: Làm việc nhà là trách nhiệm và nghĩa vụ chứ không phải “giúp vợ”

Sau khi kết hôn nhiều người đàn ông luôn cao cao tự đại cho rằng mình là anh hùng của gia đình; rồi coi vợ chẳng ra cái gì cả. Bố từng đọc trên mạng một câu chuyện về thời gian làm việc nhà của một người phụ nữ nội trợ:

Giặt là: Mỗi ngày 1 lần, lượng quần áo của gia đình có trẻ nhỏ thì rất nhiều;  và họ mất nhiều thời gian cho việc này. Dọn nhà: Ngày nào cũng dọn. Nấu ăn: Ít nhất là hai bữa sáng và tối. Chăm sóc con: Gần như toàn bộ thời gian. Gia sư: Dạy kèm cho con khi học bài nữa. Liên quan đến giá cả thị trường lao động; một người làm hết tất cả những công việc ấy cho gia đình có lẽ xứng đáng được trả mức lương rất lớn.

Một người chồng tốt sẽ hiểu 1 điều: Làm việc nhà là trách nhiệm và nghĩa vụ chứ không phải "giúp vợ”
Làm việc nhà là trách nhiệm và nghĩa vụ chứ không phải “giúp vợ” nhé con trai, (ảnh stokphoto).

Trên thực tế, mỗi người phụ nữ đều là một nhân viên xuất sắc của gia đình. Họ làm việc quần quật quanh năm. Con trai, điều này cho thấy đôi khi đàn ông nghĩ rằng phụ nữ làm việc nhà quá thoải mái, quá đơn giản. Thực tế cô ấy phải làm nhiều hơn những gì con nghĩ.

Con phải hiểu rõ giá trị của vợ mình. Nếu đặt cùng mức thời gian và năng lượng làm việc thì có thể cô ấy sẽ chẳng kiếm tiền ít hơn con đâu. Chỉ vì tình yêu gia đình và tinh thần trách nhiệm mà cô ấy chịu hi sinh mà thôi.

Con trai, tiền đề của một cuộc hôn nhân hạnh phúc chính là chuyện hai vợ chồng cùng thấu hiểu cho nhau. Thế nên, con hãy biết giúp đỡ vợ và đừng bao giờ ích kỷ trong cuộc sống thường ngày.