Khi trẻ còn nhỏ chưa bị ảnh hưởng bởi những thói quen, quan niệm hậu thiên. Đây chính là thời điểm tốt nhất để dạy con trẻ trở thành người con hiếu thảo.

Nếu chúng ta có thể tận dụng thời gian con còn nhỏ để dạy trẻ cách đi đứng, cách nói chuyện, cư xử có đạo đức; thì những thói quen tốt tự nhiên sẽ hình thành. Dần dần, qua một thời gian dài, con cái sẽ có cách đối nhân xử thế đúng đắn; là nền tảng để lập gia đình và có cuộc sống thành công, hạnh phúc. Vì vậy, việc cha mẹ quan tâm đến việc dạy dỗ con cái ngay từ nhỏ; là điều mà người xưa cũng vô cùng coi trọng.

Về những quy tắc làm người con hiếu thảo, trong sách “Đệ tử quy” có ghi chép rất chi tiết. Có một số nội dung quan trọng, cho dù đối với cha mẹ hay trẻ em, đều cực kỳ hữu ích.

‘Nguyên tắc vàng’ giúp cha mẹ nuôi dưỡng nên một đứa con hiếu thảo

1. Trừ bỏ những thói quen xấu của bản thân mình

Là cha mẹ, đối với những việc hoặc hành vi mà cha mẹ yêu thích; đứa trẻ sẽ cố gắng hết sức để thực hiện. Đối với những điều hoặc hành vi mà cha mẹ không thích; con cái cần phải cố gắng bỏ đi, thay đổi và sửa lỗi của bản thân mình.

Đặc biệt với những thói quen xấu của bản thân, thì càng phải loại bỏ chúng; càng phải bảo vệ thể chất và tinh thần của chính mình.

'Nguyên tắc vàng' giúp cha mẹ nuôi dưỡng nên một đứa con hiếu thảo
Trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt, biết đối nhân xử thế, biết lễ tiết phép tắc, biết phân biệt phải trái để cha mẹ yên lòng là cách báo hiếu tốt nhất.

Có nhiều người cho rằng, hiếu thảo với cha mẹ là nuôi dưỡng cha mẹ; lo cho cha mẹ có một cuộc sống đầy đủ khi về già. Nhưng trên thực tế, điều đó vẫn chưa đủ, chỉ khi con cái trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt, biết đối nhân xử thế, biết lễ tiết phép tắc, biết phân biệt phải trái thì cha mẹ mới yên lòng. Đó cũng là cách thiết thực nhất để báo hiếu cha mẹ.

2. Luôn giữ thái độ ôn hòa trong mọi tình huống

Khi cha mẹ yêu thương con cái thì con cái phải hiếu thảo với cha mẹ là lẽ đương nhiên. Nhưng khi cha mẹ đối xử quá thô bạo với con cái; dù không thích nhưng con cái vẫn hiếu thảo thì đó mới là điều khó khăn. Đặc biệt, khi đứa trẻ có thể hiểu được tâm tư của cha mẹ và tự soi lại mình; thay đổi bản thân để tốt hơn đó mới là điều đáng quý nhất.

 Một người con hiếu thảo luôn cung kính đối đãi, tận tình chăm sóc cha mẹ
Luôn giữ thái độ ôn hòa trong mọi tình huống và tự soi lại mình, thay đổi bản thân để tốt hơn, đó mới là điều đáng quý nhất.

Phận làm con, nếu cha mẹ không chấp nhận lời khuyên thì phải kiên nhẫn chờ đợi. Vào thời điểm thích hợp khi trạng thái cảm xúc của cha mẹ thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, mới nên khuyên nhủ lại.

3. Một người con hiếu thảo luôn cung kính đối đãi, tận tình chăm sóc cha mẹ

Khi cha mẹ ốm đau, bổn phận của con cái là phải hết lòng chăm sóc. Nếu bệnh nặng hơn, con cháu phải túc trực ngày đêm, không thể tùy tiện bỏ đi. Nếu cha mẹ không may qua đời, con cái phải lo ma chay sao cho hợp lễ, không thể cẩu thả nhưng cũng không nên phô trương, lãng phí.

Hơn nữa, con cái cũng phải giữ đạo hiếu, để tang ba năm. Trong thời gian đó, chúng ta phải thường xuyên hồi tưởng; và biết ơn công ơn dưỡng dục của cha mẹ đã dành cho mình. Hơn nữa, trong cuộc sống hàng ngày cũng phải điều chỉnh; không thể ham vui hưởng thụ, tham gia tiệc tùng.

3 'nguyên tắc vàng' giúp cha mẹ nuôi dưỡng nên một đứa con hiếu thảo
Cung kính đối đãi, tận tình chăm sóc cha mẹ chu đáo là cách thể hiện lòng hiếu thuận của con cái (ảnh chụp màn hình internet).

Ngày nay, nhiều người, đặc biệt là giới trẻ cho rằng lễ nghi rườm rà, lạc hậu; nhưng thực chất đó là những lễ nghi cơ bản; mà người con cần có đối với cha mẹ của mình đã được lưu truyền từ ngàn đời nay. Nó vừa thể hiện lòng hiếu thảo của con cái; vừa là tâm nguyện mong cha mẹ yên lòng.

Ngày nay, một người con hiếu thảo sẽ biết yêu thương cha mẹ. Tình yêu thương này được thể hiện qua sự quan tâm, chăm sóc, tôn trọng và sống có trách nhiệm.