Site icon MUC Women

Cây đinh lăng: cây thuốc quý của người Việt

Cây đinh lăng được Hải Thượng Lãn Ông – nhà đại danh y của dân tộc Việt Nam gọi là “cây sâm của người nghèo”. Bởi nó có những tính chất như nhân sâm, nhưng lại là loại cây dễ trồng, dễ tìm.

Cây đinh lăng - “cây sâm của người nghèo” (ảnh: Internet)

Cây đinh lăng được Hải Thượng Lãn Ông – nhà đại danh y của dân tộc Việt Nam gọi là “cây sâm của người nghèo”. Bởi nó có những tính chất như nhân sâm, nhưng lại là loại cây dễ trồng, dễ tìm. Đây là cây thuốc quý có tác dụng chữa rất nhiều bệnh; nó còn được sử dụng trong làm đẹp và ẩm thực. Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa phong thủy rất đặc biệt, nên được nhiều gia đình trồng làm cây cảnh.

Thành phần dinh dưỡng của cây đinh lăng

Đinh lăng là loài cây quen thuộc với nhiều gia đình Việt Nam. Ở nước ta, đinh lăng có từ lâu và được trồng để làm cảnh, làm thuốc và gia vị. Trong cuộc sống thường ngày, lá cây được sử dụng như rau sống hoặc có thể ăn kèm trong món gỏi cá.

Cây nhỏ, cao từ 1-2 mét. Lá kép lông chim 2-3 lần, mọc so le, lá chét có răng cưa nhọn. Hoa đinh lăng màu lục nhạt hoặc trắng xám, quả dẹt, màu trắng bạc. (ảnh: Internet)

Đinh lăng có tên khoa học là Polyscias ịrmicosa (L.) Harms (Panax fruticosum L), thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Cây còn được gọi với những tên khác, như: nam dương sâm, cây gỏi cá. Trong dân gian có nhiều loại đinh lăng, tuy nhiên loại phổ biến và dùng làm thuốc là đinh lăng lá nhỏ (hay còn gọi là cây gỏi cá).

Toàn bộ cây đinh lăng bao gồm rễ, thân, lá đều có thể sử dụng làm thuốc. Vỏ, rễ và lá đinh lăng chứa hơn 8 loại saponin (giống như nhân sâm), alcoloid, các vitamin B1, B2, B6, vitamin C; 20 acid amin, glycocid, alcaloid, phytosterol, tanin, acid hữu cơ; tinh dầu, nhiều nguyên tố vi lượng và 21,10% đường. Trong lá còn có saponin triterpen (1,65%), một genin đã xác định được là acid oleanolic.

Công dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe

Theo y học cổ truyền:

Mọi bộ phận của cây đinh lăng đều có tác dụng trị bệnh. (ảnh: Internet)

Theo Tây y: thành phần cây có tác dụng tăng thể lực, chống stress, kích thích các hoạt động của não bộ, giải tỏa lo âu, mệt mỏi, chống oxy hóa, bảo vệ gan, kích thích miễn dịch.

Bài thuốc từ cây đinh lăng

Giúp bồi bổ sức khỏe cho sản phụ

Sau sinh, cơ thể sản phụ thường yếu đi, nên cần được bồi bổ để phục hồi sức khỏe. Có thể uống nước lá đinh lăng; hoặc dùng lá đinh lăng nấu canh lấy nước uống để cơ thể tăng cường hấp thụ dưỡng chất.

Sản phụ sau sinh cơ thể còn yếu nên rất cần bồi bổ để tăng sức đề kháng. (ảnh: Pixabay)

Lấy 150 – 200g lá đinh lăng tươi, rửa sạch, hãm với 200ml nước sôi, đậy kín nắp, sau 5 – 7 phút rồi chắt ra ly uống nước đầu tiên. Tiếp tục cho thêm 200ml nước vào, đun sôi, để lấy nước thứ 2. Uống đều đặn mỗi ngày giúp sản phụ tăng cường hệ miễn dịch, nhanh hồi phục sức khỏe; chống lại các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài.

Chữa đau tử cung, rối loạn kinh nguyệt

Nước lá đinh lăng giúp tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu các cơn đau vùng bụng và cổ tử cung ở phụ nữ sau sinh.

Lấy cành và lá đinh lăng vừa đủ dùng; rửa sạch, sao vàng, bảo quản nơi khô ráo. Mỗi ngày, sắc lá và cành đinh lăng với nước uống thay chè; kiên trì sử dụng trong thời gian dài sẽ thấy hiệu quả.

Lá đinh lăng chữa mất ngủ, giúp an thần, giảm đau đầu

Dùng lá đinh lăng khô 24g, lá vông 20g, tam điệp 20g, liên nhục 15g, tâm sen 12g. Rửa sạch các nguyên liệu và sắc chung với 700ml nước đến khi còn 300ml. Chắt lấy nước thuốc, chia làm 2 phần sử dụng trong ngày.

Trong lá đinh lăng có chứa saponin và rất nhiều thành phần quan trọng khác. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh dược tính của lá có thể hoạt hóa nhẹ và đồng bộ vỏ não. Điều này tác động rất tốt lên hệ thần kinh. (ảnh: Pixabay)

Uống liên tục 10 ngày, sau đó nghỉ 3 ngày. Thực hiện điều đặn chu kỳ, bạn sẽ thấy bệnh cải thiện. Ngoài ra bạn có thể dùng gối lá đinh lăng, hay các món ăn bổ sung lá non đinh lăng cũng rất tốt cho người bị mất ngủ.

Chữa mệt mỏi, biếng hoạt động

Rễ đinh lăng phơi khô, thái mỏng 0,50g, thêm 100ml nước, đun sôi trong 15 phút; chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

Thông tia sữa, căng vú sữa

Dùng rễ đinh lăng 30 – 40g, thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống nóng và uống liền 2 – 3 ngày, vú hết nhức, sữa chảy bình thường.

Chữa vết thương

Giã nát lá đinh lăng đắp lên chỗ vết thương rồi băng lại.

Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương

Lấy 40g lá tươi giã nhuyễn, đắp vết thương hay chỗ sưng đau.

Phòng co giật ở trẻ nhỏ

Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.

Chữa đau lưng mỏi gối

Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể thêm rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.

Chữa liệt dương

Dùng rễ đinh lăng, kỷ tử, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin có tác dụng gần như nhân sâm, nhiều sinh tố B1. (ảnh: Internet)

Chữa viêm gan

Rễ đinh lăng 12g; biển đậu, rễ cỏ tranh, mỗi vị 12g; nghệ 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa thiếu máu

Chuẩn bị mỗi vị sau 100g rễ đinh lăng, hoàng tinh, hà thủ ô, thục địa và 20g tam thất. Đem hỗn hợp trên tán bột. Mỗi ngày sắc uống 100g bột hỗn hợp trên.

Chữa dị ứng, ban sởi, ho, kiết lỵ

Lá đinh lăng khô 10g sắc chung với 200ml nước, uống trong ngày.

Ho suyễn lâu năm

Dùng rễ đinh lăng, đậu săng, tang bạch bì, nghệ vàng, tần dày lá; tất cả đều 8g, xương bồ 6g, gừng khô 4g; cho 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.

Tác dụng làm đẹp của cây đinh lăng

Trị mụn bằng lá cây đinh lăng

Dùng lá đinh lăng tươi rửa sạch sẽ để ráo nước, giã cho nhuyễn, cho vài hạt muối, dùng bã đắp lên chỗ mụn, để khoảng 10 – 15 phút cho đến hơi khô thì rửa sạch bằng nước. Mỗi ngày 1 lần vào buổi tối, kiên trì 2 tuần bạn sẽ thấy làn da cải thiện đáng kể.

Làm trắng da bằng nước tắm lá cây đinh lăng

Dùng lá đinh lăng ít được nhắc đến trong làm đẹp; nhưng đây lại là một bí quyết làm trắng da khá an toàn. Cách làm rất đơn giản, dùng lá đun sôi lấy nước tắm.

Ngoài trị nhiều bệnh, lá đinh lăng còn có công dụng làm trắng da, trị mụn rất an toàn và hiệu quả (ảnh: Pexels)

Cho nước lá vào bồn rồi ngâm mình từ 15 – 20 phút; khi đó các dược chất sẽ ngấm sâu vào da giúp tiêu diệt các sắc tố gây ra thâm nám, tái tạo collagen và làm trắng da.

Lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng