Tục ngữ là sự đúc kết những kinh nghiệm, tri thức trong cuộc sống của người xưa. Trong tình yêu và hôn nhân, cũng có một số câu tục ngữ; nhưng hiện nay, có những câu đã “hết thời” mà không phải đàn ông nào cũng biết.

4 câu tục ngữ sau, đàn ông xin hãy ngẫm để đừng đổ lỗi cho phụ nữ nữa nhé!

Câu tục ngữ “Trâu đi tìm cọc chứ cọc không đi tìm trâu”

Trong tình yêu, thì “trâu” và “cọc” chính là hình ảnh tượng trưng cho cách ứng xử chủ động và bị động. Theo quan niệm của người xưa, thì “trâu” là đàn ông; còn “cọc” là phụ nữ. Nên trong chuyện tình cảm chỉ có đàn ông mới được lên tiếng, còn phụ nữ thì thường không thể hiện cảm xúc của mình với người khác giới.

Váy cưới hay áo cưới là chiếc váy cô dâu mặc trong lễ cưới. Màu sắc, kiểu dáng và tầm quan trọng của nghi lễ của chiếc váy có thể phụ thuộc vào tôn giáo và văn hóa của những người tham gia đám cưới. Trong các nền văn hóa phương Tây, váy cưới có màu trắng phổ biến nhất, thời trang được Nữ hoàng Victoria ưa chuộng khi kết hôn vào năm 1840.
Dù là nam hay nữ đều nên thể hiện tình cảm của mình cho đối phương (Ảnh: Pixabay)

Ngày nay, câu tục ngữ này còn phù hợp nữa không? Cuộc sống hiện đại ngày nay, dù là đàn ông hay phụ nữ, việc chủ động tìm người yêu là điều hết sức bình thường. Nhu cầu hạnh phúc là một nhu cầu chính đáng; và dù là nam hay nữ đều xứng đáng được thể hiện tình cảm của mình cho đối phương. Thế nên, câu tục ngữ trên không còn là độc quyền của đàn ông nữa.

“Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”

Người ta thường cho rằng thời xưa, người phụ nữ sống phụ thuộc vào đàn ông; nên họ phải chịu rất nhiều thiệt thòi… Nhưng từ một giác độ khác thì câu ngạn ngữ này còn bàn về đức hạnh của người phụ nữ. Chịu khổ có thể tích đức, cái đức này cực kỳ quý giá; cũng như nghiệp đây là hành trang của sinh mệnh… Và vì “phúc đức tại mẫu” nên điều này lại càng quan trọng, liên quan đến sự hưng vong của cả gia tộc.

Câu tục ngữ " trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng" từ xa xưa đã luôn là nỗi bất hạnh cho thân phận của người phụ nữ Việt nam.
Phụ nữ thông minh luôn biết làm chủ cuộc đời mình ( Ảnh: Pixabay)

Thời nay, phụ nữ thông minh và giỏi giang, họ độc lập về tài chính; họ không còn lệ thuộc vào đàn ông. Chính nhờ sự độc lập đó, nên họ luôn làm chủ được cuộc sống của mình và có tiếng nói trong gia đình. Nên ít người để ý, ít người biết đến thâm ý của người xưa…

“Đàn ông cái nhà, đàn bà cái bếp”

Thời xưa, phụ nữ là nội tướng, một tay chăm sóc cho gia đình từ việc bếp núc đến con cái ít tham gia việc xã hội.

“cái nhà” “cái bếp” chính là sự yêu thương và sẻ chia (Ảnh: pexels.com)

Ngày nay, phụ nữ ngoài việc chăm lo cho tổ ấm, họ cũng tham gia vào công việc ngoài xã hội; và khá thành công trên nhiều lĩnh vực; chứ không phải chỉ có đàn ông mới làm được. Thế nên, chuyện “cái nhà”, “cái bếp” ở hiện tại, chính là sự chia sẻ của cả hai để gia đình luôn bền vững và hạnh phúc.

Câu tục ngữ “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” – luôn khiến phụ nữ chịu tiếng oan

Việc dạy con cái tại sao lại gắn liền với mẹ và bà. Bởi vì họ là nội tướng, có mối liên kết đặc biệt gần gũi; nên có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành nhân cách của con trẻ.

Từ giác độ gia đình chính là một tổ ấm thì cả người đàn ông và phụ nữ; đều phải cố gắng vun vén và dạy dỗ con cái và hiệu quả đương nhiên càng tốt hơn.

Nuôi dạy con cái hoặc làm cha mẹ là quá trình thúc đẩy và hỗ trợ sự phát triển về thể chất, cảm xúc, xã hội và trí tuệ của trẻ từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành.
Những đứa trẻ chăm ngoãn, hạnh phúc khi được cha mẹ yêu thương dạy bảo ( Ảnh: Pexels.com)

Và đương nhiên mọi trách nhiệm không thể đổ hết lên đầu người phụ nữ. Người chồng, người cha có một vai trò không nhỏ trong việc cùng vợ nuôi dạy và giáo dục con cái.