Rượu nếp than là loại rượu thơm ngon lại có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Cùng Mucwomen thực hiện cách nấu rượu nếp cẩm này nhé.
Rượu nếp cẩm – nếp than nổi tiếng thơm và có hương vị độc đáo. Quá trình ử rượu cũng dễ dàng, không quá cầu kì, không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, ngay cả những người mới bắt đầu cũng có thể thực hiện được.
Xem nhanh
Nguyên liệu chuẩn bị nấu rượu nếp cẩm – nếp than đơn giản tại nhà
- Gạo nếp cẩm 1 kg
- Men gạo 50 gr
- Rượu trắng 2 lít.

Cách mua nếp cẩm ngon để nấu rượu
- Hạt nếp cẩm ngon sẽ có màu tím sẫm đẹp mắt. Ngoài ra, bụng có thể có màu vàng nhạt, hình dạng hạt hơi dẹt nhưng vẫn đầy đặn chứ không quá lép.
- Sử dụng tay bấm nhẹ thấy độ chắc, cứng cáp, không dễ gãy nát, quan sát trên bề mặt không bị đổ lông hoặc mùn.
- Cũng nên hạn chế mua nếp cẩm khi ngửi thấy mùi thơm thoang thoảng đặc trưng của nếp nhưng không nghe thấy mùi tanh lạ tỏa ra.

Thực hiện cách nấu rượu nếp cẩm – nếp than
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu nấu rượu nếp cẩm – nếp than
Gạo nếp cẩm sau khi mua về đem vo sạch, sau đó cho vào thau rồi ngâm qua đêm.

Bước 2: Nấu gạo nếp cẩm
- Chắt phần nước gạo đã ngâm, chỉ giữ lại phần gạo rồi vo sạch.
- Cho gạo vào nồi cơm điện, đổ nước ngập xăm xắp mặt gạo. Bắt đầu nấu gạo nếp cẩm giống như nấu cơm hàng ngày.
- Khi cơm chín thì cho hết cơm ra ngoài, sau đó trải đều để cơm nhanh nguội.

Bước 3: Ủ men nấu rượu nếp cẩm
- Cho men gạo vào cối giã nhuyễn rồi lược qua rây vài lần cho thật mịn.
- Rắc men gạo lên mâm nếp cẩm rồi dùng tay trộn đều.
- Chuẩn bị một cái rổ rồi lót lá chuối lên. Cho tiếp cơm rượu lên lá chuối, sau đó gói kín lá chuối lại.

Bước 4: Ủ rượu nếp cẩm
- Đặt rổ cơm vào thùng xốp, phủ một tấm chăn dày lên trên. Đậy nắp thùng và ủ cơm nơi ấm tầm 2-3 ngày để rượu tiết ra.
- Cho hết phần rượu nếp vào hũ thủy tinh sạch, sau đó cho 2 lít rượu trắng vào, đậy nắp và ủ trong vòng 1 tháng.
- Sau 1 tháng rượu nếp có thể dùng được, chỉ cần lọc rượu qua vợt cho vào ly để uống.

Thành phẩm rượu nếp cẩm – nếp than thơm ngọt
Rượu nếp cẩm – nếp than sau khi hoàn thành có vị ngọt dịu, màu đẹp và mùi rất thơm. Sẽ thật tuyệt nếu dùng rượu nếp để biếu tặng người thân nhân dịp Tết Đoan Ngọ.

Một số tác dụng của rượu nếp cẩm – nếp than đối với sức khỏe
- Rượu nếp giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, đột quỵ, cao huyết áp.
- Phòng chống bệnh tiểu đường.
- Giúp bồi bổ cơ thể, kích thích cho hệ tiêu hóa.
- Rượu nếp cẩm có nhiều vitamin nhóm B có công dụng trong làm đẹp.
- Rượu chứa nhiều sắt giúp phòng ngừa bệnh thiếu sắt tốt.
- Chăm sóc sức khỏe phụ nữ sau khi sinh.
Một số mẹo hay thực hiện rượu nếp cẩm
- Khi chọn men rượu nên chọn men mới làm, còn mùi thơm và không bị mốc.
- Trời càng nóng thì cơm rượu càng lên men nhanh, nhưng ủ cơm rượu ở nhiệt độ 20 độ – 25 độ thì rượu thành phẩm sẽ ngon hơn.
- Khi chọn gạo nếp cẩm thì nên chọn loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, không giã.
Video hướng dẫn cách nấu Rượu Nếp Than – Rượu Nếp Cẩm đặc sản Miền Sông Nước Việt Nam (Nguồn: SỨC KHỎE TÂM SINH).
Cách xử lý cơm rượu nếp cẩm bị đắng, chua
Nguyên nhân rượu nếp cẩm bị chua là do 3 nguyên nhân chính sau:
- Tỷ lệ men và nếp không phù hợp làm cơm không lên men được. Rất có thể là cho quá ít men khiến cơm bị chua hoặc quá nhiều men khiến cơm bị đắng.
- Thời gian và nhiệt độ không đủ để lên men nên hương vị rượu nếp cẩm không đạt yêu cầu.
- Thay vì sử dụng hũ nhựa, thì nên chọn ủ trong hũ sành hoặc thủy tinh để cơm rượu nếp được thơm ngon hơn.
- Trường hợp cơm rượu bị chua, đắng thì không nên dùng nữa. Nếu cố tình ăn sẽ làm tăng tỷ lệ ngộ độc, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng người dùng.
Trên đây là cách nấu rượu nếp cẩm đơn giản mà ai cũng có thể làm được. Cùng tham khảo và thực hiện để mâm lễ Tết Đoan Ngọ được đủ đầy nhé.
Xem thêm: