Lá đinh lăng là một vị thuốc dân gian có từ lâu đời và được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Cùng thực hiện cách nấu nước lá đinh lăng cho cả nhà thưởng thức nhé!

Giới thiệu về cây đinh lăng

Đinh lăng hay còn gọi là cây gỏi cá, nam dương sâm; là một loài cây nhỏ thuộc chi Đinh lăng của Họ Cuồng cuồng. Cây ngoài được trồng làm cảnh ra thì còn là một loại thảo dược trong y học cổ truyền và trong nhân gian người ta đều lan truyền nhiều công dụng tuyệt vời của lá đinh lăng.

Cây Đinh lăng được Hải Thượng Lãn Ông – một nhà đại danh y của dân tộc ta ví như “nhân sâm” quý giá. Sở dĩ gọi như vậy có lẽ vì Đinh lăng được xếp vào top dược liệu quí có tác dụng bồi bổ sinh lực và trí lực cho cơ thể người. Lá Đinh lăng thường được người ta sắc thuốc cho phụ nữ uống bồi bổ sau sinh; giúp cơ thể khoẻ mạnh, có nhiều sữa. Rễ Đinh lăng rửa sạch, tán nhỏ để ngâm rượu giúp bồi bổ cơ thể, điều hòa khí huyết và tăng sinh lực.

Còn trong dân gian, đinh lăng được mệnh danh là “thần dược của người nghèo”. Bởi vì cây rất phổ biến, dễ trồng, dễ tìm và rất dễ sử dụng; hầu như tất cả các bộ phận của cây như: lá, thân, cành, rễ củ; đều là thảo dược có tác dụng tốt đối với sức khỏe.

Giới thiệu về cây đinh lăng, Huyết áp thấp có uống được không, cao, tăng cân, giảm,với sản phụ, trà
Đinh lăng có công dụng như một loại thuốc bổ, tăng lực, lợi tiểu, bổ thận, lợi sữa, điều kinh, làm co rút tử cung.

Lợi ích sức khỏe khi uống nước lá đinh lăng

Uống lá đinh lăng sẽ tác dụng gì có lẽ còn là thắc mắc chung của nhiều người. Theo dân gian, lá đinh lăng là vị thuốc quý, nó có tính mát, vị nhạt hơi đắng, ít độc, nhiều công dụng và chữa được rất nhiều bệnh. Đặc biệt với trẻ nhỏ hay bị mất ngủ, hay mơ sảng phụ nữ sau sinh bị đau vú hoặc tắc sữa, những người thường xuyên bị đau mỏi chân tay, lười ăn, chậm tiêu hóa, …

Trong rễ và lá của đinh lăng có chứa hợp chất saponin – đặc tính kháng khuẩn, chống sưng viêm và hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư ở người.

9 công dụng chữa bệnh vượt trội nhất của lá đinh lăng

  • Bồi bổ sức khỏe và trị nhiều bệnh thường gặp cho phụ nữ trước và sau sinh.
  • Trị được bệnh suy nhược cơ thể, tiêu hóa kém và bị kiết lỵ.
  • Giúp lợi sữa, chữa được triệu chứng bị tắc sữa cho bà bầu sau sinh.
  • Giúp lợi tiểu, giải độc và mát gan, thanh lọc cơ thể, hạ sốt.
  • Chữa bệnh ho ra máu hoặc ho dai dẳng lâu ngày.
  • Chữa bệnh mất ngủ và khó ngủ.
  • Giảm các triệu chứng như: đau mỏi lưng, tê nhức tay chân, ..
  • Tắm lá đinh lăng sẽ chữa được bệnh dị ứng mẩn ngứa và nổi mề đay cho trẻ.
  • Gối đinh lăng giúp điều trị chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ, giúp bé ngủ ngon hơn và hết mơ sảng.

Cách nấu nước lá đinh lăng đúng cách

Nấu nước lá đinh lăng tươi

Nguyên liệu chuẩn bị: 200 g lá tươi

Công thức nấu nước lá đinh lăng tươi

  • Đem ngâm sơ qua lá đinh lăng với nước muối, sau đó rửa sạch lại.
  • Đun 1 nồi nước, khi sôi lên thì bỏ lá vào, đậy vung lại.
Nấu nước lá đinh lăng tươi, gội đầu bằng, thân cây có tác dụng gì, khô, tươi, trẻ em, nóng hay mát
Lá đinh lăng có chứa các chất axit amin, vitamin B, methionin… có tác dụng hỗ trợ quá trình dưỡng trắng da.
  • Đun tiếp trong thời gian khoảng 20 – 30 phút. Sau đó,ắt bếp, gắp hết lá ra ngoài.
  • Đổ nước ra cốc để bớt nóng rồi uống.
Cách nấu nước lá đinh lăng đúng cách giúp trị nhiều bệnh, ăn sống, chữa mất ngủ, dễ, phổ biến, học
Nước lá đinh lăng giúp ổn định khí huyết, bổ dưỡng dành cho chị em phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt hoặc đau tử cung.

Nấu nước lá đinh lăng khô

Chuẩn bị nguyên liệu: 100 g lá đinh lăng khô.

Cách nấu:

  • Cho lá vào đun sôi với 1 lít nước; nấu khoảng 20 phút cho lá tiết hết chất ra nước.
  • Sau đó, lọc bỏ xác lá lấy nước để uống hàng ngày. Cũng có thể lấy lá khô đem cắt nhỏ rồi hãm nước sôi làm trà uống mỗi ngày vẫn được.

Người ta thường ít lấy lá đinh lăng khô để ngâm rượu; tuy nhiên có thể đem pha trà hoặc đun nước uống. Còn đối với thân và củ (rễ) thì đem ngâm rượu sẽ tốt hơn; có nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng lực, dẻo dai.

Nấu nước lá đinh lăng khô, nhà trồng, giá, rể củ, cây cảnh, thần dược, dược liệu quý, dân gian, tim
Cách nấu nước lá đinh lăng rất đơn giản cũng như nấu các loại thảo dược khác.

Công thức nấu lá đinh lăng làm đẹp da

Bên cạnh đó, các axit amin, methionin và vitamin B trong lá cây có tác dụng làm trắng và sáng da. Vậy nên chị em phụ nữ thích chăm sóc da mặt cũng có thể dùng lá đinh lăng theo cách sau:

Dùng 1 nắm lá bỏ vào nồi nước đun sôi; đem xông mặt trong khoảng 15 – 20 phút. Cách này giúp làm sạch sâu các lỗ chân lông và dưỡng trắng da mặt tự nhiên khá hiệu quả.

Công thức nấu lá đinh lăng trị mụn hiệu quả

Còn nếu muốn trị mụn, có thể đắp mặt nạ lá đinh lăng theo cách sau:

Giã nhuyễn 1 nắm lá tươi đã rửa sạch với một ít muối hột sạch. Sau đó đem đắp lên các vùng da mụn là mặt nạ. Chờ cho hỗn hợp khô thì ra rửa mặt lại bằng nước sạch. Cần lưu ý không đắp lên vết thương hở nếu có nhé.

Cách nấu lá đinh lăng uống để giảm cân

Theo y học cổ truyền và y học hiện đại nghiên cứu, uống nước lá đinh lăng có thể giảm béo mà không cần phải vật vã với các biện pháp nan giải khác như nhịn ăn, uống thuốc giảm béo hoặc thực phẩm chức năng.

Tham khảo công thức pha nước lá đinh lăng uống giảm cân như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Lá đinh lăng: 50 gram
  • Lá sen khô: 50 gram
  • Nước lọc: 1,5 lít

Nấu nước lá đinh lăng uống để giảm cân

  • Đầu tiên, rửa sạch các loại lá, cho vào nồi nước đun sôi đến khi nước ngã sang màu đậm thì tắt bếp.
  • Vớt lá ra ngoài, đổ nước đinh lăng đã đun sôi vào 1 cái ấm giữ nhiệt để giữ nóng và thưởng thức dần dần trong ngày.

Nếu không có sẵn ở nhà thì có thể tìm mua tại các địa chỉ bán thảo dược Đông y uy tín. Trà đinh lăng chắc hẳn là một gợi ý tuyệt vời để duy trì vóc dáng và kiểm soát cân nặng.

Các loại lá uống giảm cân, ngâm rượu, chữa hóc xương, trị mụn, đẹp da, mặt nạ, sen
Bạn có thể yên tâm sử dụng lá cây đinh lăng giảm béo mà không cần phải đau đầu với các biện pháp giảm cân thông thường.

Uống nước lá đinh lăng mỗi ngày có tốt không?

Lá đinh lăng có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe và không có tác dụng phụ; nên hòa toàn có thể đun để lấy uống nước hàng ngày. Tuy nhiên, có thể xem như thay cho trà chứ không thay thế hẳn cho nước lọc được.

Lưu ý, không nên uống quá nhiều với liều lượng cao, đặc biệt là lá đinh lăng tươi có chứa nhiều sapnopin dễ gây ra tác dụng phụ như: hoa mắt, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, ,.. Do đó, nên uống nước lá đinh lăng với tần suất vừa phải và kết hợp uống nước lọc mỗi ngày là được.

Uống nước lá đinh lăng tươi hay khô sẽ tốt hơn?

Có thể sử dụng lá đinh lăng tươi nấu nước uống hoặc dùng lá khô để pha trà đinh lăng. Dù ở dạng tươi hay khô đều sẽ cho công dụng tốt đối với sức khỏe.

Tuy nhiên, lá tươi khi mới hái còn nhiều nhựa, hàm lượng sapnopin trong lá tươi rất cao. Do vậy không nên uống quá nhiều có thể gây ra tác dụng phụ cho hệ tiêu hóa. Khi lá phơi khô, chất sapnopin sẽ giảm đi nên không đem tác dụng phụ đó

Ngoài ra, khi phơi lá khô để pha trà uống sẽ cảm nhận được mùi thơm với hương vị nhẹ nhàng. Vì vậy, uống lá đinh lăng khô là phù hợp với ai không thích mùi hăng và nồng của lá tươi.

Uống nước lá đinh lăng tươi hay khô sẽ tốt hơn, tác dụng phụ, tiêu chảy, phơi, tỉa cây, mùi thơm
Lá đinh lăng khô làm gối cho bé

Cách bảo quản nước lá đinh lăng tốt nhất

Nếu muốn bảo quản lâu, nên nấu nước lá khô vì lá tươi có chứa nhiều men sinh làm biến đổi mùi vị thức uống rất nhanh nên khó để lâu.

Khi nấu nước uống không hết hoặc nấu 1 lần dùng cho nhiều lần thì có thể để nước lá nguội rồi đóng chai.

Lưu ý: Không nên cho vào ngăn mát tủ lạnh, ở môi trường ngoài thời tiết nóng dễ làm hỏng nước nhanh.

Khi bảo quản trong tủ lạnh nên để tối đa 3 ngày, đừng để quá lâu sẽ mất ngon và mất chất nhé.

Lưu ý quan trọng khi uống nước lá đinh lăng

  • Chỉ nên uống với liều lượng vừa phải trong ngày; tránh sử dụng nhiều quá mức cần thiết.
  • Chất saponin trong lá tươi dễ gây rối loạn tiêu hóa ở người bị mắc hội chứng ruột kích thích. Do đó, nên chọn lá khô là lựa chọn an toàn và đảm bảo hiệu quả hơn.
  • Với trẻ em, không nên cho trẻ uống nước lá đinh lăng; chỉ cho trẻ tắm hoặc lót dưới gối nằm.
  • Không nên sử dụng tùy tiện nước lá để sắc cho phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu. Với phụ nữ sau sinh thì là rất khuyến khích.

Gợi ý cách sử dụng toàn bộ cây đinh lăng đúng cách

Cách sử dụng lá đinh lăng

Lá cây đinh lăng thường được thu hoạch bằng cách tỉa dần dần trong năm. Khi lá già và ngã mầu sậm lại thì sẽ tỉa đi để sử dụng dần. Phơi lá khô có thể bảo quản dùng làm gối, làm trà, sắc uống uống để chữa bệnh. Lá cây là phần rẻ nhất và ít được ưa chuộng hơn so với rễ cây.

Cách sử dụng cành cây đinh lăng

Cành cây thường được người ta thu mua để nhân giống trồng cây mới. Họ chặt thành từng đoạn để làm giống. Khi cơn sốt săn cây đinh lăng chưa hạ nhiệt thì người ta vẫn rủ nhau trồng, vừa để nhà dùng vừa bán. Vậy nên, thân cành cây này chỉ để làm giống chứ ít khi đem băm sấy nấu nước.

Cách sử dụng thân cây

Thân cây đinh lăng chính là phần to nhất của cây; có vỏ màu xanh sậm đến xám ghi. Thân cây này thường có kích cỡ to từ 3-7cm. Người ta thường thu mua cho vào máy cắt thành miếng lát. Mỗi lát thường dày 0,5cm; sau đó đem đi sấy khô.

Miếng thân cây đã sấy khô sẽ được bán cho các hiệu thuốc đông y; để phục vụ các bài thuốc có sử dụng vị của đinh lăng. Đây chưa phải là phần tốt nhất nhưng giá trị kinh tế của nó chỉ xếp sau phần rễ và củ đinh lăng.

Cách sử dụng rễ củ đinh lăng

Đây là phần bổ dưỡng nhất của cây đinh lăng, bởi vì rễ cây này là nơi tập trung Saponin nhiều nhất. Màu rễ vàng trắng và khi phơi khô rất ngót do phần lõi gỗ trong rễ hơi nhỏ. Rễ đinh lăng thường được bán giá cao. Người ta sử dụng rễ để ngâm rượu hoặc sắc thuốc để bồi bổ cho cơ thể, chữa bệnh về xương khớp.

Cách nấu nước lá đinh lăng đúng cách giúp trị nhiều bệnh, công thức, cây thuốc dân gian, bổ ích
Loài cây này còn được so sánh với tác dụng giống như nhân sâm.

Trên đây là công dụng và cách nấu nước lá đinh lăng đúng cách, tốt cho sức khỏe. Tham khảo để nấu cho cho cả nhà thưởng thức mỗi ngày nhé!

Xem thêm: