Bún giò heo là một trong những món ăn làm nên nét ẩm thực đặc trưng của xứ Huế. Cùng Mucwomen vào bếp thực hiện cách nấu bún giò heo Huế đậm đà này nhé.

Bún giò Huế là một trong những món ăn nổi tiếng ở cung đình Huế xưa. Tuy nhiên giờ đây nó đã trở thành một món ăn dân dã của người dân xứ Huế, được lưu truyền đến nhiều vùng miền khác nhau như Quảng Ngãi, Cần Thơ, Sài Gòn… Ở các vùng miền khác nhau, người ta cải tiến công thức chế biến khác nhau để phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đó. Cũng giống như bún bò Quảng Ngãi, bún bò Huế. Nó khác ở chỗ không có nước mắm, chả giò, sợi bún nhỏ, ăn kèm với bánh tráng nướng… Nhưng đối với món ăn này thì nên chọn công thức làm bún giò heo Huế là chuẩn vị hơn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món bún giò heo Huế

  • Xương đuôi bò: 500gram
  • Giò heo: 1 cái
  • Thịt bò nạm: 300 gram
  • Mía lau: 1/2 cây
  • Bún sợi to: 1kg
  • Hành tây, hành tím: 1 củ
  • Chanh: 3 quả
  • Ớt tươi: 3 quả
  • Sả: 1/2 bó
  • Mắm ruốc: 1 thìa
  • Bột điều màu: 1 thìa
  • Ớt bột: 1 thìa cà phê
  • Bắp chuối bào sẵn, hành lá, giá đỗ.
  • Gia vị thông dụng: Muối, nước mắm, mỡ, dầu ăn, tiêu, bột ngọt…
  • Chả lụa : 400gram
  • Thịt cua: 100gram
  • Giò sống: 150gram
  • Tiết luộc mua sẵn: 4 hoặc 5 miếng.
Cách nấu bún giò heo Huế chuẩn vị, đậm đà với 5 bước đơn giản, các phương pháp chế biến, bí kíp.
Đông y cho rằng, ăn móng giò heo có tác dụng bổ huyết, lợi sữa, có thể chữa các chứng bệnh như sản phụ khí huyết suy nhược…

Cách mua giò heo tươi

  • Nên chọn chân giò heo sau vì chân sau thường nhiều thịt và có giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều.
  • Bên cạnh đó, khi mua giò heo, thì nên chọn những con có thịt tươi hồng, không có mùi tanh.
  • Tránh chọn mua chân giò kém đàn hồi, móng bị long ra ngoài, không còn nguyên vẹn. Bởi đây là những giò heo không còn được ngon và tươi.
  • Để đảm bảo chất lượng giò heo, thì nên chọn giò heo tại các siêu thị hoặc cửa hàng thực phẩm uy tín.

Thực hiện cách nấu bún bò giò heo Huế đậm đà hương vị

Bước 1: Sơ chế chân giò và thịt bò nạm

  • Chân giò mua về cạo lông, bỏ móng, sau đó rửa sạch. Thịt bò mua về cũng đem rửa sạch với nước.
cách làm sạch lông chân giò lợn, heo rừng nhanh, khử mùi hôi, tai, bì, tại nhà, móng giò, dễ làm.
Để nhận biết giò heo có chín mềm chưa bằng cách dùng 1 chiếc đũa xiên vào giò heo. Nếu cảm thấy chiếc đũa dễ dàng đâm xuyên qua thì chứng tỏ giò heo đã chín mềm rồi (ảnh: Thanh Nhã).
  • Nấu một nồi nước đun sôi để nguội, cho 2 thìa muối hột vào hòa tan, cho chân giò, thịt bò đã rửa sạch vào ngâm tầm 1 – 2 tiếng cho thật sạch. Sau khi đủ thời gian, vớt ra rửa sạch lại với nước lạnh rồi chặt từng khúc vừa ăn.

Bước 2: Sơ chế mía, sả, gừng và hành tím

  • Rửa sạch mía, cắt khúc khoảng 6cm, sau đó chẻ thành tư. Tiếp tục, cho vào nồi nấu với 1,5 lít nước tầm 30 phút rồi vớt ra.
  • Sả rửa sạch, đập dập rồi cắt làm 2, sau đó dùng dây bó lại. Gừng và hành tím nướng cháy xém rồi bóc vỏ và đập dập.
  • Giá đỗ lặt bỏ gốc, hành lá và bắp chuối bào, đem tất cả rửa sạch rồi vớt ra để ráo.
mía lau để làm gì, tác dụng của, mua ở đâu, hình ảnh cây, rễ tranh, sâm, thường, là cây gì.

Bước 3: Cắt chả lụa và làm chả cua

  • Cắt chả lụa thành những lát mỏng cho bắt mắt.
  • Giò sống trộn cùng thịt cua, nêm nếm gia vị tiêu, muối, bột nêm vào sau đó vo tròn lại.

Bước 4: Thắng bột điều màu

  • Bắc một chảo nhỏ lên bếp, cho 2 thìa dầu ăn, 1 thìa bột điều vào đun nhỏ lửa khoảng 5 phút.
  • Thêm hành tím băm và ớt bột và phi cho đến khi ngả vàng. Bỏ xác ớt bột ra rồi để riêng.
hạt điều màu có tác dụng gì, dùng để làm, tốt không, giá bao nhiêu 1kg, trồng ở đâu, mua ở đâu.
Màu điều là sản phẩm của việc chế biến hạt điều đỏ (một số nơi gọi là hạt cà ri), có tác dụng tạo màu cho một số món ăn được đẹp mắt nhìn hấp dẫn hơn. Màu điều có thể chưng cất tại nhà khá đơn giản (ảnh chụp màn hình: bachhoaxanh.com).
  • Chuẩn bị một nồi riêng, nấu sôi 1/2 lít nước, 1 thìa mắm ruốc, bột điều màu vừa thắng rồi khuấy đều. Nước sôi hớt hết bọt nổi trên mặt nước, tắt lửa để nguội chờ phần nước trong lắng xuống, rồi chắt lấy phần nước trong.

Bước 5: Nấu nước dùng ăn bún chuẩn vị Huế

  • Bắc nồi nước hầm mía lên bếp, cho một bó sả, 1/2 thìa muối, gừng, hành, nước ruốc vào.
  • Cho xương đuôi bò, chân giò vào nồi nước mía hầm và ninh tầm 1 – 2 tiếng. Thỉnh thoảng mở vung hớt hết bọt để nước dùng được trong hơn.
  • Cho tiếp chả cua, nạm bò cuộn chặt bằng chỉ, thả vào nồi nước dùng nấu tầm 30 phút, sau đó vớt ra.
nấu nước dùng bún bò, giò heo miền trung, miền nam, bắc, cà chua, đơn giản, hầm sả, gân, tái.
Đông y cho rằng, ăn móng giò heo có tác dụng bổ huyết, lợi sữa, có thể chữa các chứng bệnh như sản phụ khí huyết suy nhược (ảnh chụp màn hình: pasgo.vn).
  • Khi thấy nồi nước dùng chỉ còn 1/3 thì nêm nếm lại nước dùng cho vừa ăn rồi tắt lửa là hoàn thành nồi nước dùng.
  • Lưu ý: Nên nhớ khi hầm xương muốn cho thêm nước thì tuyệt đối không được cho thêm nước lạnh, vì nước lạnh không ra được chất ngọt nữa mà phải thêm nước nóng vào.
  • Cho bún vào nước dùng, sau đó xếp chân giò, thịt bò nạm cắt mỏng, chả cua, chả lụa và huyết luộc vào tô. Thêm lên vài lát chanh và dĩa rau sống là có thể thưởng thức được rồi.

Thành phẩm món bún giò heo

  • Tô bún giò heo chuẩn vị Huế sau khi hoàn thành sẽ có nước dùng trong, không bị đục. Trên mặt tô bún có màu đỏ cam của màu hạt điều, màu vàng cam của chả cua, nâu của thịt, màu xanh của hành, màu đỏ của ớt lát,… tạo nên tô bún rất hấp dẫn và bắt mắt.
  • Khi ăn sẽ cảm nhận vị ngon, ngọt từ nước dùng có vị hơi cay của ớt, không có mùi vị lạ nào khác, quyện cùng mùi thơm của những loại rau sống.
  • Đây là món bún có thể thưởng thức vào bất cứ mùa nào, nhưng vào mùa đông thì sẽ ngon hơn, bởi vị cay của nó sẽ làm ấm người hơn. Có thể làm bữa sáng, bữa trưa hoặc bữa tối để thưởng thức.
Cách nấu bún giò heo Huế chuẩn vị, đậm đà với 5 bước đơn giản, hàng ngày, hay nhất, công thức.
100gram móng giò với thịt, da, xương, gân có thể chứa đến 220 calo (ảnh chụp màn hình: huongnghiepaau.com).

Một số mẹo nấu nước dùng trong, đậm đà

  • Đầu tiên để có một nồi nước dùng trong thì phải làm sạch xương, chân giò bằng cách chần sơ qua nước sôi tầm 3 phút.
  • Bên cạnh đó; khi nấu nước dùng, không nên ninh xương quá lâu vì như vậy nước dùng sẽ bị đục và có vị hơi chua. Thế nên thời gian thích hợp để nấu nước hầm xương là tầm 60-90 phút.
  • Để nước dùng trong và thơm hơn; thì có thể cho vào nồi một ít hành tím sống hoặc đã nướng. Lưu ý, khi nấu nước dùng, nên hạn chế nêm nếm gia vị vì việc nêm gia vị có thể khiến nước dùng không được trong.
  • Nếu muốn nước dùng trở nên thơm và ngọt hơn, thì có thể dùng các loại rau củ như củ cải, cà rốt, su su, …

Trên đây là cách nấu bún giò heo huế thơm ngon, chuẩn vị tại nhà. Cùng tham khảo và áp dụng chế biến cho cả nhà thưởng thức nhé!