Bánh đa cua mang đậm hương vị đất cảng với vị cay cay, nóng hổi, lạ miệng. Cùng Mucwomen thực hiện cách nấu bánh đa cua chuẩn vị Hải Phòng này nhé.

Ai đã ghé qua Hải Phòng ăn một tô bánh đa cua chắc hẳn sẽ khó quên được hương vị thơm ngon hấp dẫn với màu gạch cua đồng hòa quyện với màu nâu của bánh, màu xanh của chá lá lốt, hành lá, thêm màu đỏ của ớt và hành phi vàng ngon, bắt mắt.

Nguyên liệu chuẩn bị cho món bánh đa cua Hải Phòng

  • 500gram cua đồng
  • 500gram sườn non
  • 300gram chả cá chiên
  • 20gram hành tím băm
  • 5gram hành tím nguyên củ nướng
  • 1 ít lá lốt
  • 15gram mắm tôm
  • 2 trái cà chua
  • 200gram thịt nạc vai băm
  • 20gram gạch cua
  • 300gram mỡ gáy
  • 5g hành tím cắt lát
  • 50gram nấm mèo băm
  • 5gram tôm khô
  • 15gram nước cốt me
  • Bánh đa cua
  • Rau ăn cùng: Xà lách, tía tô, cần nước, rau muống, ngò rí, rau nhút (rau cần nước, rau muống, rau nhút, cần luộc sơ qua trước khi ăn).
  • Gia vị thông dụng: Đường, muối, hạt nêm, nước mắm, tiêu xay, dầu ăn, bột canh, bột ngọt.
bánh đa cua làm từ gì, nguyên liệu, hải phòng, đỏ được, bằng, sợi, như thế nào, bột gì, tại nhà.
Bánh đa cua, còn gọi là canh bánh đa, là một trong những món nước đặc trưng của ẩm thực miền Bắc, nhất là ở Hải Phòng (ảnh: Thanh Nhã).

Thực hiện cách nấu bánh đa cua Hải Phòng thơm ngon

Bước 1: Sơ chế cua đồng

  • Cho cua đồng vào nồi, đậy vung, xóc đều. Vớt cua ra rồi rửa sạch nhiều lần cùng nước, bỏ phần yếm, chỉ giữ lại phần thân và tách gạch ra một chén riêng.
  • Cho phần thân cua vào máy xay và xay nhuyễn, trường hợp không có máy thì có thể cho vào cối để xay nhuyễn.
  • Cho phần thịt cua đã xay vào tô, thêm nước vào, khuấy đều rồi sử dụng rây (hay túi vải) lọc bỏ nước, bỏ bã.

Bước 2: Nấu nước dùng cua

  • Cho phần nước cua đã lọc ở trên vào nồi, bắc lên bếp. Để có được món bánh đa cua ngon, thì đừng quên nêm thêm vào 5gram hạt nêm.
cua gạch làm món gì ngon, thịt càng, biển, chế biến, sốt mỡ hành, cho bé, thế nào, đồng, sẵn.
Cua đồng có tác dụng trị còi xương cho trẻ em và ngăn ngừa loãng xương cho người lớn tuổi (ảnh chụp màn hình: dienmayxanh.com).
  • Sử dụng thìa khuấy đều theo chiều kim đồng hồ. Đến khi nước sôi, thì riêu cua sẽ kết tủa nổi lên trên mặt nồi thì vớt ra cho vào tô.

Bước 3: Nấu nước lèo xương sườn heo

  • Sườn heo rửa sạch cùng nước muối rồi chần sơ qua nước sôi tầm 3 phút để khử mùi hôi và loại bỏ chất bẩn, vớt sườn heo ra rồi rửa sạch lại với nước.
  • Cho sườn, hành tím đã nướng vào nồi, thêm 3 lít nước, bắc lên bếp ninh chín. Khi sườn mềm thì vớt ra. Lưu ý, với công đoạn này trong cách nấu bánh đa cua, thì cần thường xuyên hớt bọt nổi trên bề mặt để nước dùng có màu sắc bắt mắt hơn.

Bước 4: Làm tóp mỡ

  • Thịt mỡ rửa sạch với nước muối pha loãng rồi thái thành từng hạt lựu nhỏ.
chiên tóp mỡ không bị bắn, thắng, vàng, đã giòn, có da, nước mắm, da heo, thịt ba chỉ, bằng nồi.
;Vì chiên tóp mỡ có bì nên mọi người hãy đảo tay liên tục; nếu ngưng thì nó sẽ văng nổ (ảnh chụp màn hình: 24h.com.vn).
  • Chần tóp mỡ vừa cắt với nước sôi trong một vài phút, sau đó cho vào chảo, bắc lên bếp chiên đến khi vàng và giòn.

Bước 5: Làm phần chả lá lốt

  • Cho thịt nạc xay vào một chén lớn, thêm vào 20gram hành tím băm, 5gram đường, 5gram tiêu xay, 5gram nước mắm, 5gram hạt nêm và nấm mèo đã cắt thành sợi rồi trộn đều tay.
  • Lá lốt đem rửa với nước muối pha loãng, để lên rổ cho ráo nước hoặc có thể sử dụng khăn để lau sạch.
làm chả lá lốt bằng nồi chiên không dầu, lò nướng, để được bao lâu, rán đậu, mỡ, lò vi sóng.
 Theo nghiên cứu y học hiện đại; lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt.
  • Trải lá lốt ra mặt phẳng như trải trên đĩa, thớt, sau đó cho nhân thịt vào giữa rồi cuộn lại khéo léo.
  • Đặt chảo lên bếp, cho 5gram dầu ăn, đun cho chảo dầu sôi, sau đó cho chả lá lốt vào chiên vàng đều các mặt.

Bước 6: Nấu nước lèo bánh đa cua

  • Đặt một chiếc chảo khác lên bếp, tiếp tục cho 5gram dầu ăn vào nấu sôi. Khi dầu nóng, thì cho 5gram hành tím băm nhỏ vào phi lên cho thơm rồi cho gạch cua, cà chua cắt thành những múi cau, 5gram hạt nêm và đảo đều tay.
làm nước dùng ngon, ngọt, tỷ lệ pha, để tủ lạnh, bún thịt, đơn giản tại nhà, 1 kg xương heo.
Vị mặn và tính hàn có trong cua đồng có tác dụng giải nhiệt cơ thể nên được nhiều người sử dụng để nấu các món ăn giúp thanh nhiệt trong những ngày hè nóng bức (ảnh chụp màn hình: eva.vn).
  • Cho phần nước lèo cua và nước sinh sườn vào một chiếc nồi lớn, đặt lên bếp nấu tiếp. Cho thêm 20gram đường cát, 25gram bột canh, 15gram bột ngọt, 5gram tôm khô, 15gram mắm tôm, 15gram nước me và cà chua vào xào chung với nhau.

Trình bày và thành phẩm món ăn

  • Cho sợi bánh đa cua ngâm vào tô nước lạnh tầm 5 phút, rửa sạch rồi để ráo. Tiếp tục, chần qua nước sôi khoảng 20-30 giây rồi cho vào tô.
  • Tiếp theo, cho sườn, riêu cua, chả lá lốt, tóp mỡ lên trên cùng, chan nước lèo vào là có thể thưởng thức cùng những loại rau sống đã mua.
Cách nấu bánh đa cua hấp dẫn, chuẩn vị Hải Phòng, hàng ngày, đầy đủ dinh dưỡng, cuối tuần, dân dã.
1 bát bánh đa cua cung cấp cho cơ thể chỉ từ 227 đến 350 kcal (ảnh chụp màn hình: daotaobeptruong.vn).

Yêu cầu thành phẩm

  • Tô bánh đa cua nóng hổi với mùi thơm đặc trưng, ​​màu sắc bắt mắt thu hút người dùng.
  • Sợi bánh đa chín tới, mềm và dai. Nước lèo có vị ngọt thanh tự nhiên.
  • Chả cá lá lốt thơm, dai ngon, thịt sườn phải chín mềm, gạch cua béo ngậy.

Một vài lưu ý khi nấu món bánh đa cua

  • Nên mua cua vào thời điểm đầu hoặc cuối tháng.
  • Cua đồng đúng chuẩn thường có màu trắng đục ở mai.
  • Chọn mua những con cua có đầy đủ chân, càng, càng di chuyển nhanh.
  • Sử dụng tay ấn vào yếm cua, nếu có bọt khí thì cua tươi ngon và ngược lại.
  • Còn mua sườn thì nên mua loại có cả nạc và mỡ.
  • Mua sườn có xương dẹt, nhỏ, ít xương và nhiều thịt.
  • Sườn có màu hồng nhạt, khi ấn vào có độ đàn hồi cao là loại thịt sườn còn tươi.
  • Để làm món bánh đa cua theo chuẩn Hải Phòng, thì nên sử dụng loại bánh đa đỏ.

Trên đây là cách nấu bánh đa cua Hải Phòng với công thức đơn giản. Nếu không có dịp ghé Hải Phòng thì có thể chế biến ngay tại nhà và thưởng thức nhé.