Với cách làm bánh mì Việt Nam thì kỹ năng và kinh nghiệm quan trọng hơn bản thân công thức. Cho nên bạn có thể không làm được chiếc bánh mì ưng ý nhưng với lần thử thứ 2, 3 thậm chí đến lần thứ 10 có thể bánh mì do bạn làm sẽ ngon và đẹp hơn. Dưới đây là một phương thức đơn giản và dễ thực hiện.

Chuẩn bị trước khi làm Bánh Mì Việt Nam

Nguyên liệu làm dùng cho Cách làm bánh mì Việt Nam dành cho 6 người:

Bột mì: 600 gram
Men nở: 1 muỗng cà phê
Muối: 1 muỗng cà phê
Nước ấm: 400 ml
Đường: 20 gram
Giấm: 20 ml
Dầu ăn: 20 ml

Dụng cụ thực hiện dành cho cách làm bánh mì Việt Nam: Lò nướng, mặt thớt, tô, găng tay chuyên dùng dành cho làm bánh, khăn ẩm.

Cách làm bánh mì Việt Nam

Bước 1: Trước khi nhào bột

Trước tiên bạn cần chuẩn bị 2 tô để đựng nguyên liệu

Tô đầu tiên bạn cho phần đường và men đã chuẩn bị vào; sau đó hòa tan cùng với nước ấm rồi trộn đều hỗn hợp lại. Trong tô thứ 2 các bạn cho phần muối, dầu ăn, bột mì và giấm đã chuẩn bị vào và cũng trộn cho đều.

khi đã chuẩn bị xong thì bạn cho hỗn hợp nước men vào tô bột và bắt đầu trộn đều; nếu như có máy trộn bột cầm tay để trộn thì bột đều và mịn hơn. Khi thấy khối bột trắng hơn và nở nhẹ so với lúc ban đầu thì bột đã trộn đạt yêu cầu.

Cách làm bánh mì Việt Nam đơn giản và những mẹo hay khi làm bánh
Những ổ bánh mì đầu tiên đã theo chân người Pháp đến nước ta vào năm 1859 với tên gọi là bánh mì Baguette (ảnh: Pixabay)

Bước 2: Nhào bột sao cho mịn

Trước khi tiến hành nhào bột thì bạn nên Rắc một lớp bột khô lên mặt thớt sạch để bột không bị dính trong quá trình làm. Cho phần bột đã trộn ra mặt thớt sau đó dùng tay nhồi, đập cho đến khi nào thấy bột trở nên mịn là được. Đến khi bộ đã thật mịn thì các bạn cho bột vào tô; dùng một chiếc khăn ẩm đậy kín mặt tô lại trong vòng khoảng 15 đến 20 phút.

Bước 3 Tạo hình dáng cho cách làm bánh mì Việt Nam

Sau khi chúng ta ủ bột xong thì bắt đầu lấy bột ra để chia thành từng phần nhỏ và để bắt đầu chuẩn bị tạo hình. Với lượng bột đã chuẩn bị, bạn sẽ làm được 16 ổ bánh mì Việt Nam; vì vậy bạn bắt đầu chia bột thành 16 phần bằng nhau. Bột sau khi đã chia đều bạn ve tròn lại và để nghỉ thêm trong vòng khoảng 10 phút. Sau thời gian này lấy bột ra cán mỏng thành hình bầu dục; đừng quên đè các mép bột lại cho thật kín.

Chú ý khi lăn bột trên mặt thớt thì đẩy lực mạnh hơn ở phần cạnh ngoài của lòng bàn tay để thu được một khối bột thon dài với hai đầu hơi nhọn. Như vậy về cơ bản bánh mì đã có hình dáng của một chiếc bánh mì. Sau khi tạo hình bánh xong, chúng ta tiếp tục ủ bột lần trong khoảng thời gian 1 tiếng đến 2 tiếng để bột nở hoàn toàn.

Bước 4: Tiến hành nướng

Sau khi ủ bánh lần 2 xong, bạn rạch một đường theo chiều dài bánh và làm cho đẫm mặt bánh bằng nước, có thể dùng bình xịt để xịt cho bánh nhưng phải chú ý làm cho bánh đẫm nhiều ở phần rãnh vừa tạo. Tiếp theo cho bánh vào lò nướng ở nhiệt độ khoảng 170 độ C trong khoảng 20 phút, khi thấy bánh vàng đẹp và đều thì có thể lấy bánh ra khỏi lò.

Mẹo để giúp cho bánh của bạn thêm hấp dẫn và ngon: Bạn nên chuẩn bị thêm 1 ít mè rang bơ để quét lên mặt bánh mì khi đã nướng xong. Mùi thơm của mè và bơ sẽ làm cho bánh mì có vị ngon.

Một số lưu ý

Loại bột dành cho cách làm bánh mì Việt Nam

Bạn nên dùng bột bánh mì; tức là bột có hàm lượng protein cao, trong khoảng từ 12 đến 13 %. Nhưng nếu không tìm được thì bạn vẫn có thể sử dụng bột mì đa dụng số 10 tức là loại bột có hàm lượng là protein 10 %. Tuy nhiên, thành phẩm sẽ cho bánh dai hơn và và không còn độ xốp cho bánh. Và bạn nhớ không sử dụng loại bột mì có hàm lượng protein dưới 10%, loại thường dùng làm bánh ngọt hay bánh bông lan.

Oxford English Dictionary đã từng thêm từ "Banh mi" vào từ điển và giải nghĩa rằng đây là món ăn nổi tiếng của người Việt Nam
Tokyo có quán bánh mì Việt Nam nổi tiếng tên là Xin Chào của du học sinh người Việt

Men nở

Trong cách làm bánh mì Việt Nam này mình sử dụng men khô. Tuy nhiên, bạn có thể dùng men tươi cũng được. Nhưng loại men khô sẽ tiện dụng hơn và không tốn thêm thời gian chờ men kích hoạt.

Nếu bạn không rõ loại men khô mình dùng có có kích hoạt được không thì các bạn có thể thử cách sau. Đó là bạn hòa men vào nước ấm và đợi trong khoảng 15 phút. Khi men sủi bọt thì men đã được kích hoạt đồng thời chứng tỏ men có thể hoạt động tốt.

Những lưu ý về đường

Đường giúp cung cấp thêm thức ăn cho men và tạo thêm độ ngọt cho bánh mì. Tuy men có thể hoạt động dựa vào nguồn đường có sẵn trong tinh bột nhưng khi ta cho chúng thêm chút thức ăn thì chúng sẽ hoạt động nhanh hơn, rút ngắn thời gian ủ bánh. Đường là yếu tố quan trọng trong cách làm bánh mì Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều đường sẽ làm cho bột của bạn nở quá nhanh trước khi có đủ các mùi vì của quá trình lên men. Đồng thời quá nhiều đường cũng sẽ làm bánh nhanh sậm màu.

Chú ý về muối

Muối giúp cân bằng vị của bánh mì ngoài ra còn có tác dụng bảo quản bánh. Nếu bạn để muối tiếp xúc trực tiếp với men thì men có thể sẽ chết.

Trên đây là cách làm bánh mì Việt Nam tương đối đơn giản. Ngoài ra còn nhiều cách làm bánh mì khác nữa; tùy vào mỗi loại công thức mà bánh mì được làm ra có hương vị khác nhau.