Một con chim cánh cụt bị tách khỏi đàn không may đứng trên tảng băng bị vỡ, loay hoay tìm cách trở lại đã thu hút sự chú ý của nhiều người.

Video ghi lại khoảnh khắc chú chim bị tách khỏi đàn

Nguồn video: VietNamNet.

Những cảnh quay ấn tượng này được một thành viên Cảnh sát biển Mỹ có tên là Derik M. ghi lại khi đang làm nhiệm vụ tại Trạm McMurdo ở Nam Cực vào năm 2017. Anh tình cờ nhìn thấy một đàn chim cánh cụt đang đi dọc trên những tảng băng thì bất ngờ một mảnh lớn bị tách ra. Không may, một chú chim nhỏ đã không kịp chạy theo cùng đàn mà trôi theo tảng băng tan kia.

Dù chỉ dài 11 giây nhưng những khoảnh khắc ‘cận kề sinh tử’ của chú chim nhỏ không khỏi khiến người xem lo lắng. Vào giây phút, tảng băng như sắp cuốn theo dòng nước trôi ra xa thì bằng nỗ lực của mình, chú chim cuối cùng cũng nhảy sang được bờ bên kia, nơi cả đàn đang ở đó.

Góc bình luận: “Môi trường sống của loài chim cánh cụt đang bị đe dọa”

Mọi chuyện diễn ra thật sự quá sức ly kỳ và bất ngờ nhưng may mắn cũng có được một ‘cái kết đẹp’. Tuy nhiên, cũng có nhiều người tỏ ra quan ngại trước việc môi trường sống của loài chim cánh cụt đang bị đe dọa.

“Đứng trước lằn ranh sinh tử, bản năng sinh tồn của chú chim cánh cụt trỗi dậy mạnh mẽ khiến chú có thể thực hiện được cú nhảy ấn tượng như vậy”.

“Mọi người nên quan tâm tới vấn đề biến đổi khí hậu hơn là quá lo lắng cho chú chim cánh cụt này. Chắc các bạn quên rằng chim cánh cụt có kỹ năng bơi điêu luyện đến thế nào rồi”.

“Thật may mắn cho chú chim không phải xa cách với bầy đàn của mình”.

Khám phá những điều thú vị về loài chim cánh cụt

Chim cánh cụt là loài chim cánh cụt lớn thứ ba trên thế giới, có chiếc mỏ màu đỏ cam và mảng lông màu trắng đặc trưng ở mắt. Chúng sinh sống trên các quần đảo cận Nam Cực.

Quần thể chim cánh cụt lớn nhất thế giới tập trung ở quần đảo Falkland, đảo Nam Georgia và bán đảo Nam Cực.

Cách nói chuyện của chim cánh cụt

Trong cộng đồng xã hội chim cánh cụt, chúng giao tiếp và trao đổi thông tin với nhau qua ngôn ngữ cơ thể bằng cách sử dụng đầu và chân chèo của mình. Đặc biệt, đối với loài cánh cụt, các nhà nghiên cứu không khỏi ngạc nhiên và ngỡ ngàng trước tình cảm trong mối quan hệ mẹ con của chúng.

Tiếng kêu đồng loại giữa đại dương mênh mông chỉ đơn thuần là sự hợp thành bầy (ảnh chụp màn hình trên trang Khoahoc.tv).
Tiếng kêu đồng loại giữa đại dương mênh mông chỉ đơn thuần là sự hợp thành bầy (ảnh chụp màn hình trên trang Khoahoc.tv).

Khả năng bơi lội vô địch

Chim cánh cụt không thể bay, tuy nhiên chúng có thể bơi rất giỏi. Chúng có thể bơi khoảng 15 dặm một giờ, có thể lặn dưới nước với kỉ lục khoảng 20 phút. Thông thường loài chim cánh cụt nhỏ lặn không sâu, trung bình chỉ nhịn thở khoảng 1-2 phút để tìm kiếm con mồi. Tuy nhiên đối với loài lớn hơn, chúng có thể lặn tới độ sâu cần thiết trong khả năng của mình, trong đó phải kể đến loài chim cánh cụt hoàng đế với kỉ lục lặn tới 565m.